Hệ thần kinh sinh dưỡng

Lý thuyết về Hệ thần kinh sinh dưỡng môn sinh lớp 8, phân chia hệ thần kinh, cung phản xạ sinh dưỡng, cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng, so sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm, chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng.
(421) 1404 31/07/2022

I. PHÂN CHIA HỆ THẦN KINH

Hệ thần kinh được chia thành:

+ Hệ thần kinh vận động: điều khiển các hoạt động của các cơ vân (cơ xương).

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển hoạt động của các nội quan.

- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm.

II. CUNG PHẢN XẠ SINH DƯỠNG

cung phản xạ sinh dưỡng

- So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.

+ Giống nhau: trung khu của cung phản xạ đều nằm trong chất xám

+ Khác nhau:

Cung phản xạ sinh dưỡng

Cung phản xạ vận động

Nằm ở sừng bên của tủy sống

Nằm ở sừng sau của tủy sống

Trung khu phản xạ nằm trong chất xám của tủy sống và trụ não

Trung khu phản xạ chỉ nằm trong chất xám của tủy sống

Điều khiển hoạt động của nội quan

Điều khiển hoạt động của các cơ

- Cung phản xạ sinh dưỡng do bộ phận thần kinh giao cảm và phó giao cảm phụ trách điều khiển hoạt động của các nội quan (tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết …)

III. CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG

- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:

+ Phần trung ương: nằm trong chất xám của trụ não và tủy sống

+ Phần ngoại biên: các dây thần kinh và hạch thần kinh

- Tuy nhiên, giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm có sự khác nhau:

so sánh giao cảm và đối giao cảm

So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm

so sánh giao cảm và đối giao cảm 2

IV. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG

+ Chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm đối lập nhau.

+ Nhờ tác dụng đối lập của hai phân hệ mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim và các tuyến).

(421) 1404 31/07/2022