Đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 - Trường THCS Đồng Hiệp
-
Hocon247
-
32 câu hỏi
-
60 phút
-
200 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Đặc điểm không đúng với thành phần khoáng của lớp đất là:
Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng.
Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là:
Đất phù sa do sông ngòi bồi đắp rất màu mỡ, có độ phì nhiêu cao -> thích hợp nhất cho canh tác cây lúa. Phân bố chủ yếu ở các đồng bằng rộng lớn trên thế giới nơi hạ lưu các con sông lớn như Ai Cập, Đông Trung Quốc,…
Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất:
Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất ngập mặn. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu vì
Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu chủ yếu là vì trên các vùng núi cao nhiệt độ thường rất thấp nên quá trình phong hóa diễn ra rất chậm.
Trên Trái Đất, nước mặn chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?
Trên Trái Đất, chủ yếu là nước mặn (chiếm 97% trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất).
Nguyên nhân sinh ra thủy triều là:
Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng với Mặt Trời.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do:
Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
Nguồn gốc hình thành hồ Tây ở Hà Nội là
Hồ Tây là hồ Móng ngựa. Hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy.
Nguyên nhân hình thành hồ nước mặn là do:
Hồ nước mặn thường có ở những nơi có khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn. Điển hình là các hồ trong hoang mạc.
Các hồ móng ngựa được hình thành do:
Hồ móng ngựa là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sông, qua thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại.
Sông ngòi nước ta giàu phù sa, nguyên nhân là do:
Sông ngòi nước ta giàu phù sa chủ yếu là do nước ta có lượng mưa hằng năm rất lớn (khoảng 1.500 – 2.000mm), tập trung theo mùa kết hợp với địa hình đồi núi có độ dốc lớn và lớp phủ thực vật bị phá hủy nhiều.
Lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm là đặc điểm của đới:
Đới nóng có đặc điểm là lượng nhiệt hấp thu tương đối lớn, lượng mua trung bình năm là từ đạt từ 1.000mm đến trên 2.000mm. Gió thổi thường xuyên ở đới nóng là gió Mậu dịch (Tín phong).
Yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất là:
Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố như dòng biển, vị trí gần hay xa biển, bề mặt đệm,… nhưng quan trọng nhất là vĩ độ.
Đặc điểm không đúng với khí hậu đới nóng là:
Đặc điểm đới nóng là quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng và gió thổi thường xuyên là gió Tín phong.
Việt Nam nằm trong đới khí hậu:
Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu và nằm ở đới khí hậu nhiệt đới.
Để đo độ ẩm không khí người ta dùng dụng cụ:
Dụng cụ để đo độ ẩm không khí là ấm kế.
Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì:
Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc hơi lên cao thì hơi nước trong không khí sẽ đọng thành hạt nước. Hiện tượng đó được gọi là sự ngưng tụ.
Lượng mưa trên thế giới phân bố:
Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều từ Xích đạo về hai cực. Mưa tập trung lớn nhất ở vùng xích đạo và giảm dần về hai cực.
Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 200C là:
Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 200C là: 17g/cm3
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có:
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.
Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp:
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có 4 đai áp cao (hai đai áp cao chí tuyến và hai đai áp cao cực) và 3 đai áp thấp (một đai áp thấp xích đạo và hai đai áp thấp ôn đới) xen kẽ nhau.
Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao:
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có 4 đai áp cao (hai đai áp cao chí tuyến và hai đai áp cao cực) và 3 đai áp thấp (một đai áp thấp xích đạo và hai đai áp thấp ôn đới) xen kẽ nhau.
Không khí luôn luôn chuyển động từ:
Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp, sinh ra gió.
Gió Tín Phong còn được gọi là gió:
Gió Tín Phong hay còn gọi là gió Mậu Dịch. Luôn thổi theo hướng Đông Bắc ở bán cầu Bắc và Đông Nam ở bán cầu Nam. Tính chất của gió nói chung là khô.
Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:
Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió: Tây Nam (thổi theo hướng tây nam bị dãy Trường Sơn chắn) hay còn gọi là gió phơn.
Thời tiết là hiện tượng khí tượng:
Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
Khí hậu là hiện tượng khí tượng:
Khí hậu ở một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi đó, trong một thời gian dài, từ năm này qua năm khác và đã trở thành quy luật.
Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:
Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m. Đo ít nhất 3 lần trong một ngày (5h, 13h và 21h).
Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là:
Mặt Trời là nguồn chính cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất.
Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:
Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ.
Vì sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
- Mùa hạ, khi nước biển nóng lên nước sẽ bốc hơi, càng bốc hơi nhiệt độ càng giảm, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Ngược lại mặt đất hấp thụ nhiệt và nóng lên rất nhanh. Kết quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền.
- Ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì: nước biển tỏa nhiệt chậm hơn mặt đất và hơn nữa hơi nước trên mặt biển giữ lại một lượng nhiệt nhất định làm cho vùng biển ấm hơn.
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là do:
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì: Thứ nhất để trong bóng râm thì nhiệt kế mới không bị phơi ra ánh sáng mặt trời. Khi đó, thuỷ ngân trong nhiệt kế không bị dãn nở mạnh do đó không làm sai lệch kết quả đo. Thứ hai là phải để cách mặt đất 2m để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.