Đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 - Trường THCS Trương Công Định

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 - Trường THCS Trương Công Định

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

  • 226 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 321965

Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm:

Xem đáp án

Năm 938, trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Chọn: A

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 321966

Chính sách cai trị được coi là thâm hiểm nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc là:

Xem đáp án

Khi xâm chiếm nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc cũng nhận thấy rằng: để cai trị dễ dàng hơn, cần phải thực hiện chính sách đồng hóa. Các triều đại phong kiến phương Bắc muốn biến nước ta thành một quận, huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, văn hóa truyền thống của nước ta vẫn được bảo tồn.

Chọn: B

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 321967

Từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ thứ IX ở nước ta có cuộc khởi nghĩa nào nổ ra ở Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội)?

Xem đáp án

Năm 776, Phùng Hưng là em trai của Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Khởi nghĩa Phùng Hưng là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở nước ta trong giai đoạn từ thế kỉ VII đến thế kỉ IX.

Chọn: B

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 321968

Nước Vạn Xuân được thành lập vào thời gian nào?

Xem đáp án

Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân.

Chọn: A

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 321969

Nhà Hán đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Nhà Hán đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán nhằm đồng hóa dân tộc ta, biến nước ta thực sự trở thành một quận, huyện của Trung Quốc.

Chọn: D

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 321970

Triệu Quang Phục chọn nơi đâu làm căn cứ kháng chiến?

Xem đáp án

Triệu Quang Phục đã chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến, về sau nhân dân ta thường gọi ông là Dạ Trạch Vương.

Chọn: A

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 321971

Nguồn sống chính của cư dân Cham-pa là

Xem đáp án

Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham-pa là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ.

Chọn: B

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 321972

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan chống ách đô hộ của nhà Đường bị đàn áp vào thời gian nào?

Xem đáp án

Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận, quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân.

Chọn: C

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 321973

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào thời gian nào?

Xem đáp án

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).

Chọn: A

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 321974

Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là gì?

Xem đáp án

Sau khi hoàn thành xâm chiếm nước ta, phong kiến phương Bắc vẫn luôn thực hiện chính sách đồng hóa xuyên suốt qua các triều đại bởi họ hiểu rằng: chiếm được đất chưa hẳn đã thống trị và khuất phục được người Việt mà cần hoàn toàn để cho người Việt theo văn hóa của người Hán.

- Đồng hóa về mặt huyết thống: người Hán kết hôn với người Việt, lập gia đình, sinh con có sự hòa lẫn giữa hai dòng máu.

- Đồng hóa về văn hóa: đưa những phong tục tập quán, tín ngưỡng, chữ viết của người Hán vào trong nhân dân Việt, làm mờ nhạt văn hóa Việt, thay thế bằng văn hóa của người Hán.

=> Mục đích cuối cùng của chính sách này là nhằm biến nước ta thực sự trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Đây được coi là chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta.

Chọn: C

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 321975

Trong thời kỳ Bắc thuộc, đứng đầu Châu và Quận là ai?

Xem đáp án

Trong thời kì Bắc thuộc, đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái Thú coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán.

Chọn: A

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 321976

Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà hán đối với nhân dân ta là

Xem đáp án

Khi xâm chiếm nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc cũng nhận thấy rằng: để cai trị dễ dàng hơn, cần phải thực hiện chính sách đồng hóa. Các triều đại phong kiến phương Bắc muốn biến nước ta thành một quận, huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, văn hóa truyền thống của nước ta vẫn được bảo tồn.

Chọn: D

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 321977

Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt”. Bà là:

Xem đáp án

Khi ra trận, bà Triệu (Triệu Thị Trinh) thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi trông rất oai phong lẫm liệt.

Chọn: C

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 321978

“Vua đen” là biệt hiệu nhân dân đặt cho

Xem đáp án

Mai Thúc Loan được nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen).

Chọn: A

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 321979

Dưới thời nhà Hán, đứng đầu châu và quận là những viên quan cai trị

Xem đáp án

Nhà Hán trong quá trình thống trị Âu Lạc đã xây dựng bộ máy cai trị như sau: Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uy coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán.

Chọn: A

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 321980

Vị vua đầu tiên của nước ta là ai và đặt tên nước là gì?

Xem đáp án

Vị vua đầu tiên của nước ta là vua Hùng, đặt tên nước là Văn Lang.

Chọn: C

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 321981

Sự kiện lịch sử nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành độc lập cho Tổ quốc?

Xem đáp án

Chiến thắng Bạch Đằng (938) của Ngô Quyền đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành độc lập cho tổ quốc, chấm dứt thời kì một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

Chọn: D

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 321982

Từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, Âu Lạc có sự thay đổi lớn là

Xem đáp án

- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.

=> Như vậy, từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, Âu Lạc có sự thay đổi lớn là: bị sáp nhập vào đất của Trung Quốc và trở thành các quận.

Chọn: A

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 321983

Dưới thời Âu Lạc, cai quản các quận, huyện là

Xem đáp án

Dưới thời Âu Lạc, các Lạc tướng vẫn cai quản các quận, huyện.

Chọn: B

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 321984

Cách sắp đặt quan lại cai trị của nhà Hán đối với đất nước ta là để nhằm mục đích

Xem đáp án

Sau khi chiếm Âu Lạc, nhà Hán sắp đặt quan lại cai trị như sau: Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái Thú coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự. Những viên quân này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn cai trị dân như cũ. Cách sắp đặt này của người Hán nhằm mục đích thâu tóm quyền lực vào tay người Hán và mua chuộc một số quan lại người Việt.

Chọn: A

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 321985

Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

Xem đáp án

Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bao gồm:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.

+ Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phu dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

- Nguyên nhân trực tiếp: Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.

Chọn: D

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 321986

Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã

Xem đáp án

Sau khi đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao.

Chọn: C

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 321987

Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc trong việc bóc lột nhân dân ta là

Xem đáp án

Các triều đại phong kiến phương Bắc khi xâm chiếm nước ta đều thực hiện chính sách vơ vét, bóc lột tàn bạo. Trong đó, chính sách thâm độc nhất là độc quyền về muối và sắt, đánh thuế nặng hai mặt hàng này nhằm:

- Hỗ trợ đắc lực cho chính sách ngu dân.

- Kìm hãm sự phát triển sản xuất.

- Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân.

Chọn: B

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 321988

Nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang nước ta nhằm mục đích

Xem đáp án

Nhà Hán tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc nhân dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục của người Hán. Những chính sách này để nhằm tiếp tục thực hiện chính sách đồng hóa nhân dân ta.

Chọn: B

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 321989

Mục đích mà chính quyền đô hộ mở một số trường dạy chữ Hán ở nước ta là

Xem đáp án

Chính quyền đô hộ Hán mở một số trường dạy chữ Hán ở nước ta nhằm mục đích đào tạo quan lại trung thành với người Hán, cai trị và bóc lột nhân dân ta dễ dàng hơn.

Chọn: C

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 321990

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm

Xem đáp án

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm 248.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 321991

Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống lại ách đô hộ của

Xem đáp án

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ chống lại ách thống trị của nhà Ngô.

Chọn: C

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 321992

Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta là

Xem đáp án

Đầu thế kỉ VI, nhà Lương xâm lược và đô hộ Giao Châu.

Chọn: B

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 321993

Lý Bí phất cờ khởi nghĩa vào năm

Xem đáp án

Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

Chọn: B

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 321994

Nhân dân khắp nơi đều hưởng ứng, hào kiệt kéo về cùng Lý Bí khởi nghĩa là vì

Xem đáp án

Nhân dân vào hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì những lí do sau:

- Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương làm cho đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.

- Lý Bí là người tài giòi, có uy tín trong nhân dân. Từng được cử giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu (Nam Nghệ An - Hà Tĩnh). Một thời gian sau vì căm ghét bọn đô hộ, ông đã từ quan về quê, ngầm liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy.

- Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo, bắt nhân dân ta nộp hàng trăm thứ thuế.

=> Nhân dân khắp nơi đều hưởng ứng, hào kiệt kéo về cùng Lý Bí khởi nghĩa là vì họ căm thù chính quyền đô hộ và muốn giành lại độc lập cho dân tộc.

Chọn: C

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 321995

Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào năm

Xem đáp án

Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế.

Chọn: A

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 321996

Lý Bí đặt tên nước ta là

Xem đáp án

Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.

Chọn: C

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 321997

Thế kỉ VII, dưới ách thống trị của nhà Đường, Giao Châu bị đổi thành

Xem đáp án

Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc. Nước ta chịu ách thống trị của nhà Đường. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

Chọn: B

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 321998

Công trình nghệ thuật đặc sắc của Cham-pa là

Xem đáp án

Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức tượng nổi.

Chọn: C

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 321999

Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành được thắng lợi vào

Xem đáp án

Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành được thắng lợi vào năm 931. Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Chọn: C

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 322000

Ngô Quyền quyết định chọn cửa sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa đánh giặc vì ở đây

Xem đáp án

Sở dĩ Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược vì

- Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta. Do đó nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này

- Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng:

+ Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục.

+ Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm.

Chọn: A

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 322001

Thắng lợi của trận Bạch Đằng có ý nghĩa trọng đại nhất là

Xem đáp án

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc - độc lập, tự chủ, lâu dài.

Chọn: A

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 322002

Từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, đó là

Xem đáp án

Từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, đó là: Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.

Chọn: A

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 322003

Trong thời kì Bắc thuộc, đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình quý tộc,… Họ là:

Xem đáp án

Trong thời kì Bắc thuộc, nông dân công xã và nông dân lệ thuộc là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho gia đình quý tộc.

Chọn: C

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 322004

Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở

Xem đáp án

- Sự thành lập: năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập.

- Sự mở rộng: các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa và Cau ở phía Nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ. Phía Bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía Nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).

=> Quá trình thành lập mà mở rộng nước Champa đều diễn ra trên cơ sở các hoạt động quân sự.

Chọn: B

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề