Đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 - Trường THCS Xuân Trung
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
60 phút
-
214 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc nào đô hộ vùng Giao Châu?
Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ vùng Giao Châu (trung du và đồng bằng Bắc Bộ)
Đáp án cần chọn là: B
Bộ phận nào được chọn giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Lương?
Nhà Lương chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao các chức vụ quan trọng.
Đáp án cần chọn là: A
Sau khi đánh chiếm thành Tống Bình, Khúc Thừa Dụ tự xưng là
Năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm thành Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ
Đáp án cần chọn là: C
Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là gì?
Từ năm 179 TCN đến thế kỉ X, nước ta liên tiếp chịu sự thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Đáp án cần chọn là: A
Sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán đã
Sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Bản, đặt ra huyện Tượng Lâm.
Đáp án cần chọn là: A
Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của nhà Lương đối với vùng Giao Châu là gì?
Nhà Lương thi hành chính sách cai trị, bóc lột hà khắc với vùng Giao Châu. Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý: người nào trồng cây dâu cao một thước (khoảng 40cm) đều phải nộp thuế; bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế…
Đáp án cần chọn là: A
Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì?
Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng của sông Tô Lịch, xây dựng một triều đình mới của người Việt
Đáp án cần chọn là: A
Cư dân bản địa sinh sống ở huyện Tượng Lâm được gọi là
Huyện Tượng Lâm là huyện xa nhất (nay thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bản sinh sống của bộ lạc Dừa.
Đáp án cần chọn là: C
Năm 192 – 193 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì trong lịch sử Việt Nam?
Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
Đáp án cần chọn là: D
Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào?
- Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
Chú ý:
- Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.
- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cứ quan lại cai trị đến cấp huyện (Trực trị).
Đáp án cần chọn là: A
Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối
Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay và quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.
Đáp án cần chọn là: D
Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì?
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức tiết độ sứ. Nhận được tin, con rể của Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân ra Bắc để tiêu diệt Kiều Công Tiễn.
Đáp án cần chọn là: A
Trước khi nổi dậy khởi nghĩa, Phùng Hưng đã giữ chức vụ gì ở An Nam đô hộ phủ?
Năm Phùng Hưng 18 tuổi, cha mẹ qua đời. Ông đã nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm
Đáp án cần chọn là: D
Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là
Sau khi chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ, Mai Thúc Loan đã xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen)
Đáp án cần chọn là: B
Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách cai trị của nhà Đường đối với An Nam đô hộ phủ?
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, thực hiện chính sách tàn bạo:
+ Châu, huyện: do người Trung Quốc cai trị
+ Hương, xã do người Việt cai quản
+ Tăng thêm quân đồn trú, mở mang giao thông đường sá, xây thành lũy.
=> dễ cai trị
+ Đặt thuế vô lí.
+ Bắt nhân dân ta cống các sản vật quí
=> Đáp án C: chính sách “đồng hóa” luôn được các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện nhằm mục tiêu cuối cùng là biến nước ta thực sự trở thành một quận, huyện của Trung Quốc. Chính vì thề, triều Đường vẫn tiếp tục thực hiện chính sách “đồng hóa” chứ không loại bỏ nó.
Đáp án cần chọn là: C
Nhà Nam Hán đã dựa vào duyên cớ gì để đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai?
Trước khí thế của quân Ngô Quyền, sự phản ứng của nhân dân, Kiều Công Tiễn hoảng sợ vội vàng cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cơ hội đó cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai
Đáp án cần chọn là: C
Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau:
“…………có thể lấy quân mới họp……mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho…. không dám sang lại lần nữa.”
“Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang lại lần nữa.” (Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử kí toàn thư)
Đáp án cần chọn là: A
Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai?
Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta
Đáp án cần chọn là: D
Ngô Quyền đã chọn thời điểm nào để tập trung toàn bộ lực lượng tổng phản công quân Nam Hán?
- Khi quân Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng cũng là lúc triều lên, Ngô Quyền cho một đội thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vờ thua chạy. Thấy vậy, Hoằng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc mà không hề hay biết.
- Đến khi nước triều rút, bãi cọc dần nhô lên. Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn vỡ tàn tành.
Đáp án cần chọn là: C
Kế hoạch đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có điểm gì độc đáo?
Điểm đặc biệt trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở hai bên bờ sông. Khi thủy triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô lên, quân ta đổ ra đánh. Nhờ kế hoạch đúng đắn này nên chủ tướng giặc bị tiêu diệt, quân ta giành thắng lợi.
Đáp án cần chọn là: C
An Nam đô hộ phủ là tên gọi của nước ta dưới ách thống trị của triều đại phong kiến nào?
Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, chia nước ta thành 12 châu.
Đáp án cần chọn là: C
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa gì quan trọng nhất?
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc- độc lập, tự chủ, lâu dài
Đáp án cần chọn là: D
Ai là người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi?
- Năm 930, nhà Nam Hán đem quân sang đánh nước ta. Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Quảng Châu.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ đã tập hợp lực lượng đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình và đã tiêu diệt được lực lượng địch ở đây, cũng như quân tiếp viện. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất kết thúc thắng lợi
Đáp án cần chọn là: C
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào đã đưa tới sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân?
Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, chia nước ta thành 12 châu.
Đáp án cần chọn là: C
Vì sao nhà Đường lại cho sửa sang đường giao thông từ Trung Quốc đến Tống Bình và các quận huyện?
Nhà Đường đã thực hiện sửa sang lại các đường giao thông thủy, bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện. Mục đích của chính sách này là:
- Thuận tiện cho công cuộc vơ vét và bóc lột tài nguyên thiên nhiên của đất nước và nhân dân ta.
- Đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách thống trị của nhà Đường.
Đáp án cần chọn là: C
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào đã đưa tới sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân?
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 544 đã đưa tới sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân.
Đáp án cần chọn là: C
Ai là người được mệnh danh là Dạ Trạch Vương?
Sau khi được Lý Nam Đế trao lại mọi quyền hành, Triệu Quang Phục đã lui về vùng đầm Dạ Trạch và tiếp tục tổ chức nhân dân kháng chiến. Do đó ông được nhân dân gọi là Dạ Trạch Vương
Đáp án cần chọn là: C
Khi không chống đỡ nổi cuộc đàn áp của nhà Lương vào năm 545, Lý Nam Đế đã có chủ trương gì?
Năm 545, nhà Lương cử quân xuống đàn áp nhà nước Vạn Xuân. Lý Nam Đế chống cự không nổi phải lui vỡ thành cửa sông Tô Lịch. Sau khi thành vỡ, ông phải rút về Gia Ninh, hồ Điển Triện, động Khuất Lão. Tại đây ông đã trao lại quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục
Đáp án cần chọn là: C
Sự kiện nào đánh dấu nhà Hậu Lý Nam Đế được thành lập?
Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử (con trai của Lý Nam Đế đã rút lui về Thanh Hóa sau thất bại ở hồ Điển Triệt) từ phía Nam kéo quân về cướp ngôi, lên làm vua. Sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế
Đáp án cần chọn là: C
Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược năm 938?
Sở dĩ Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược vì
- Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta. Do đó nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này
- Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng:
+ Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục
+ Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm
Đáp án cần chọn là: C
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 không để lại bài học kinh nghiệm gì cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở giai đoạn sau?
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã để lại một số bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh ở thời kì sau như:
- Bài học về việc kiên quyết tiêu diệt nội phản: Kiều Công Tiễn
- Bài học về khai thác điểm yếu- điểm mạnh của ta và địch:
+ Về phía địch: có sức mạnh ở chiến thuyền lớn, quân đông; nhưng tướng Hoằng Tháo còn trẻ, chủ quan, khinh địch, quân Nam Hán yếu về thủy chiến, nội ứng là Kiều Công Tiễn đã bị giết
+ Về phía ta: nhân dân đoàn kết, đồng lòng, có sự chuẩn bị chu đáo
- Bài học về việc khai thác yếu tố địa hình địa vật: lợi dụng sự lên xuống của con nước thủy triều và rừng rậm ở hai bên bờ sông Bạch Đằng.
Đáp án cần chọn là: D
Nội dung nào phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công?
Từ cuối thế kỉ IX, ở Trung Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào). Nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy
Đáp án cần chọn là: B
Ý nào sau đây không phản ánh đúng biến chuyển của nền kinh tế nước ta thời Bắc thuộc?
Những chuyển biến kinh tế nước ta dưới thời kì Bắc thuộc bao gồm:
- Nông nghiệp: biết trồng 1 năm 2 vụ lúa, làm thủy lợi, công cụ sắt phát triển => năng suất lúa tăng hơn trước
- Thủ công nghiệp: bên cạnh các nghề truyền thống như làm gốm, dệt vải còn xuất hiện một số nghề mới như làm giấy, thủy tinh
- Thương nghiệp: Hoạt động trao đổi buôn bán được mở rộng hơn trước
Đáp án cần chọn là: D
Hoạt động kinh tế chính của cư dân Champa là
Hoạt động kinh tế chính của cư dân Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông suối lên ruộng...
Đáp án cần chọn là: C
Nguyên nhân chính nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa
Đáp án cần chọn là: B
Vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta?
- Tiết độ sứ là chức quan cai quản một đơn vị hành chính lớn gồm nhiều châu, quận.
- Việc vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ đã cho phép người Việt được tự mình cai quản vùng đất An Nam. Đây là thắng lợi bước đầu, đem lại quyền tự chủ cho người Việt (mặc dù danh nghĩa vẫn lệ thuộc vào nhà Đường), đặt cơ sở cho cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn ở giai đoạn sau
Đáp án cần chọn là: C
Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
Những chính cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc bao gồm:
- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
=> Những chính sách này thực hiện đều nhằm mục đích nô dịch và đồng hóa nhân dân ta về mặt văn hóa. Một đất nước sẽ bị mất chủ quyền hoàn toàn và chấp nhận sự nô dịch của phong kiến phưong Bắc khi đã mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Đáp án cần chọn là: C
Các cuộc đấu tranh của nhân ta thời kì Bắc thuộc không mang ý nghĩa nào sau đây?
Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc có ý nghĩa quan trọng. Bao gồm:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc
- Làm lung lay nền thống trị của chính quyền phương Bắc ở nước ta
- Một số cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi trong khoảng thời gian ngắn đã tạo ra những khoảng thời gian độc lập quý báu để những giá trị văn hóa Việt được khôi phục, đặt cơ sở cho thắng lợi hoàn toàn vào năm 938
Đáp án cần chọn là: D
Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn (sanskrit) của người Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: B
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí bao gồm:
- Nhân dân căm ghét chế độ đô hộ nên đã hưởng ứng nhiệt tình cuộc khởi nghĩa.
- Nghĩa quân có tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập dân tộc.
- Có sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí.
Đáp án cần chọn là: B