Đề thi THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Bộ GD&ĐT - Mã đề 315

Đề thi THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Bộ GD&ĐT - Mã đề 315

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 36 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 221823

Trong Chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết (1921), Nhà nước

Xem đáp án

Trong Chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết (1921), Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng. 

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 221824

Trong phong trào dân chủ 1936-1939, nhân dân Việt Nam sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây?

Xem đáp án

Hội nghị tháng 7-1936 đã xác định phương pháp đấu tranh giai đoạn 1936 - 1939 là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 221825

Chiến thắng Ấp Bắc (1-1963) chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh nào sau đây của Mĩ?

Xem đáp án

Chiến thắng Ấp Bắc có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng miền Nam:

- Đây là thắng lợi quân sự mở đầu trong chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của nhân dân miền Nam.

- Thất bại của Hoa Kỳ và quân lực Việt Nam Cộng hòa trong trận này không chỉ là một thất bại thuần tuý về chiến thuật mà còn mang ý nghĩa chiến lược, đã làm rung chuyển giới báo chí Hoa Kỳ, nó chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- Góp phần đẩy nhanh quá trình sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 221826

Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á giành được độc lập vào năm 1945?

Xem đáp án

Vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành đọc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cụ thể là ba quốc gia sau:

- Inđônêxia: ngày 17-8-1945, tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.

- Việt Nam: thàng 8-1945 tiến hành khởi nghĩa => 2-9-1945, nước VNDCCH ra đời.

- Lào: thàng 8-1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy, đên ngày 12-10, Lào tuyên bố độc lập.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 221827

Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, giai cấp nào tổ chức cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam?

 

Xem đáp án

Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925, tư sản Việt Nam đã tổ chức tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam.

 

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 221828

Năm 1970, Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn tiến công xâm lược Campuchia nhằm thực hiện âm mưu nào sau đây?

Xem đáp án

Năm 1970, Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích để tiến công xâm lược Campuchia và tăng cường chiến tranh ở Lào nhằm thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 221829

Ở Việt Nam, cuối năm 1928, các thành viên của tổ chức nào sau đây thực hiện chủ trương “vô sản hóa”?

 

Xem đáp án

Cuối năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, các cán bộ của hội đã đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 221830

Ngày 6-3-1946, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí bản Hiệp định Sơ bộ với đại diện chính phủ nước nào sau đây?

Xem đáp án

Ngày 6-3-1946, thực hiện chủ trương “hòa để tiến”, đại diện chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký với đại diện chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 221831

Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu nào sau đây?

Xem đáp án

Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu“Đánh đuổi phát xít Nhật”.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 221832

Một trong những thành tựu Việt Nam đạt được trong 5 năm đầu (1986-1990) của công cuộc đổi mới là

Xem đáp án

Một trong những thành tựu Việt Nam đạt được trong 5 năm đầu (1986-1990) của công cuộc đổi mới là hàng tiêu dùng dồi dào hơn trước.     

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 221833

Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

Xem đáp án

Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)

 

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 221834

Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của nước nào bằng hai lần tổng sản lượng nông nghiệp của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản?

Xem đáp án

Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần sản lượng nông nghiệp của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản công lại

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 221835

Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976)?

Xem đáp án

Một trong những ý nghĩa quan trọng của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 - 1976) là tạo những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 221836

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960), Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương nào sau đây?

Xem đáp án

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960), Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở cả hai miền Bắc - Nam. Cụ thể là:

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 221837

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm

Xem đáp án

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 221838

Chính quyền công nông lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong phong trào nào sau đây?

Xem đáp án

Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng do chính quyền này đã thể hiện rõ bản chất cách mạng, là chính quyền của dân, do dân và vì dân thông qua những chính sách Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong quá trình tồn tại của mình.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 221839

Trong quá trình thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều

Xem đáp án

Trong quá trình thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều có mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 221840

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945). Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây?

Xem đáp án

Theo quyết định của Hội nghị Ianta, Mĩ, Anh, Pháp đóng ở miền tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu.

=> Liên Xô không đóng quân tại khu vực Tây Đức.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 221841

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở châu Phi gắn liền với vai trò lãnh đạo của Nenxơn-Manđêla?

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở châu Phi gắn liền với vai trò lãnh đạo của Nenxơn-Manđêla?

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 221842

Năm 1858, thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm

Xem đáp án

Năm 1858, thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 221843

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải

Xem đáp án

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải tuyên bố Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 221844

Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950?

Xem đáp án

Tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

=> Loại trừ đáp án: A (Sau chiến thắng Biên giới 1950 ta mới giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ).

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 221845

Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan (1947) nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án

Mĩ đề ra kế hoạch Mácsan hay có tên gọi khác là kế hoạch “Phục hưng châu Âu” ngoài mặt là giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh nhưng mục đích quan trọng nhất là lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của làn sóng chủ nghĩa xã hội.  

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 221846

Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam Truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 221847

Một trong những biểu hiện của vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước ở Việt Nam (1954-1975) là

Xem đáp án

Một trong những biểu hiện của vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước ở Việt Nam (1954-1975) là làm nghĩa vụ hậu phương của chiến tranh cách mạng.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 221848

Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là

Xem đáp án

Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là Pháp đầu tư vốn với quy mô lớn, tốc độ nhanh.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 221849

Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam

Xem đáp án

Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam diễn ra trên quy mô lớn, có tính thống nhất cao.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 221850

Việc kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây?

Xem đáp án

- Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) được kí kết đã làm cho tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt.

- Định ước Henxinki (1975) đã tạo nên một cơ chế để giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.

=> Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có ý nghĩa góp phần làm cho tình hình chính trị châu Âu chuyển biến tích cực.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 221851

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?

Xem đáp án

- Đáp án B:là mục tiêu của cách mạng tháng Mười, lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. Đây không phải là mục tiêu của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Đáp án D: Cách mạng tháng Mười thắng lợi sai đó Liên bang Xô viết được thành lập, xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất. Cách mạng tháng Mười không có tác động làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh. Đây cũng không phải ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám.

- Đáp án C: là nhiệm vụ của cách mạng tháng Tám, xét sâu xa thực tế ta đánh Nhật vì trước cách mạng tháng Tám Nhật đã đảo chính lât đổ Pháp và trở thành kẻ thù duy nhất của cách mạng Việt Nam.

- Đáp án A: Cách mạng tháng Mười Nga và Cách mạng tháng Tám đều cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 221852

Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương

Xem đáp án

Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương: tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 221853

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) có điểm chung nào sau đây?

Xem đáp án

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) có điểm chung là: Sử dụng lối đánh du kích.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 221854

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Xem đáp án

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai: đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 221855

Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000?

Xem đáp án

Giải chi tiết:

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 221856

Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đều là nơi

Xem đáp án

Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đều là nơi: có thể bị đối phương bao vây và tiến công.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 221857

Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) ở Việt Nam là

Xem đáp án

Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) ở Việt Nam là: có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 221858

Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?

Xem đáp án

Nhận xét đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta là: Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 221859

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam trong năm 1945?

Xem đáp án

Giải chi tiết:

Hội nghị tháng 5-1941 đã xác định hình thái của cách mạng nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám đã phản ánh đúng tiến trình đó, dựa vào diễn biến của cách mạng tháng Tám có thể thấy, ta giành chính quyền từng bộ phậ (từng tỉnh, nhiều tình) sau đó tiến lên giành chính quyền trên toàn quốc. Đầu tiên là ở Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam sau đó là Hà Nội, Huế, Sài Gòn rồi đến các tỉnh, thành phố còn lại. Đến cuối cùng là Hà Tiên và Đông Nai Thượng đã giành chính quyền vào ngày 28-8-1945, đánh dấu ta giành chính quyền trên cả nước.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 221860

Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928-1929?

Xem đáp án

Nhận xét đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928-1929 là: Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 221861

Hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

Xem đáp án

Giải chi tiết:

Xuất phát từ hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:

- Phan Bội Châu: Cầu viện Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc => Chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận rõ bản chất của kẻ thù. 

- Phan Châu Trinh: Chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chống Pháp bằng cách hô hào Duy tân cải cách, xu hướng bắt tay với Pháp.

=> Như vậy, xuất phát từ những hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX đã đề ra bài học cần phân tích thực tiễn đất nước để đề ra phương thức đấu tranh sao cho phù hợp.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 221862

Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) chứng tỏ kết quả đấu tranh ngoại giao

Xem đáp án

Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) chứng tỏ kết quả đấu tranh ngoại giao: có tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »