Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Thái Bình

Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Thái Bình

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 60 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 244444

Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm đến

Xem đáp án

Đáp án C

Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 244446

Pháp luật là quy tắc xử sự được áp dụng cho

Xem đáp án

Đáp án B

Pháp luật được Nhà nước ban hành hay thừa nhận không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 244448

Thị trường gồm các nhân tố cơ bản nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xây dựng giá cả và sản lượng hàng hóa dịch vụ

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 244449

Ở Việt Nam mọi công dân khi đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc:

Xem đáp án

Đáp án D

Luật Nghĩa vụ Quân sự 2015 quy định tại Điều 4. Nghĩa vụ quân sự

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 244451

Nghĩa vụ mà công dân phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là

Xem đáp án

Đáp án B

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu, thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế của nhà nước, được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 244452

Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

Xem đáp án

Đáp án B

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 244454

Cá nhân nào tàng trữ, sử dụng vận chuyển pháo và các chất gây nổ trái phép thì

Xem đáp án

Đáp án A

Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xùy hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sírc khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31 % đến 60%;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121 %;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 244456

Theo quy định của pháp luật, người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi:

Xem đáp án

Đáp án C

Vì theo Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015 thì: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 244458

Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước là khẳng định về:

Xem đáp án

Đáp án D

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 244460

Việc pháp luật chỉ rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền, trình tự và thủ tục pháp lý là biểu hiện:

Xem đáp án

Đáp án B

Vai trò pháp luật: là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội và cũng chỉ rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền, trình tự và thủ tục pháp lý.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 244462

Cảnh sát giao thông xử lý đúng luật việc A lái xe máy đi ngược đường một chiều và gây tai nạn là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

Xem đáp án

Đáp án C

Pháp luật là những quy tắc chuẩn mực về ứng xử của giai cấp thống trị, cho nên pháp luật mang tính bắt buộc chung. Điều đó thể hiện ở chỗ: việc thực hiện pháp luật không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người.

Khi pháp luật được Nhà nước đặt ra thì dù muốn hay không muốn tất cả mọi người trong trường hợp đó đều phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh và triệt để, không phân biệt giữa người này hay người khác.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 244464

Hàng hóa có hai thuộc tính là:

Xem đáp án

Đáp án D

Vì hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 244467

Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là:

Xem đáp án

Đáp án B

Sức lao động được hiểu là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 244469

Điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức là:

Xem đáp án

Đáp án D

Điểm giống giữa pháp luật và đạo đức là đều điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị xã hội. Còn quy tắc pháp luật bắt buộc, đạo đức thì theo lương tâm mỗi người.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 244472

Những hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự được gọi là vi phạm:

Xem đáp án

Đáp án B

Bộ luật HS 2015 quy định tại Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 244474

Khẳng định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây”?

Xem đáp án

Đáp án D

Hiến pháp 2013 quy định tại Điều 16 Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 244476

Tình trạng sức khỏe - tâm lý là căn cứ để xác định:

Xem đáp án

Đáp án C

Năng lực trách nhiệm pháp lý là Khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật.

Đối với tổ chức, năng lực trách nhiệm pháp lý xuất hiện từ khi có quyết định thành lập tổ chức và chấm dứt khi tổ chức đó giải thể.

Đối với cá nhân, năng lực trách nhiệm pháp lý được pháp luật nhà nước ta quy định như sau: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính; người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý, phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý thực hiện vi phạm hành chính.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 244478

Các cá nhân, tổ chức   không làm những điều pháp luật cấm là:

Xem đáp án

Đáp án C

Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 244479

Chị H thường xuyên   đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lý do. Trong trường hợp này chị H vi phạm:

Xem đáp án

Đáp án A

Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 244481

Hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác là loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Điều 104 Bộ Luật hình sự 2009 quy định về Tội cố ý gây thương tích:

1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61 % trớ lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 244483

Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?

Xem đáp án

Đáp án C

Có 4 loại trách nhiệm pháp lý: hình sự, dân sự, kỷ luật, hành chính.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 244485

Phát biểu nào dưới đây không đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

Mỗi hành vi trái pháp luật không có thể chỉ chịu 1 hoặc nhiều hình thức trách nhiệm pháp lý.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 244487

Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Sở dĩ giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định, mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định là bởi vì:

Giá trị của hàng hóa do thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa đó quyết định.

Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và có một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Như vậy, dựa vào thời gian lđ xã hội cần thiết thì ta sẽ đưa ra được mức giá trị hàng hóa hợp lí, không làm rối loạn thị trường.

Nếu như giá trị hàng hóa được thời gian lao động cá biệt quyết định, thì một loại hàng hóa sẽ có nhiều mệnh giá khác nhau.

VD: cũng làm một đôi dép nhưng người A làm trong 1 giờ, người B làm trong 2 giờ, người C làm trong 3 giờ, mức giá cả do mỗi người sản xuất A, B ,C đó sẽ đưa ra khác nhau theo thời gian mà họ làm ra đôi dép ấy...

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 244489

Việc bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ  trong  thực tế là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Trách nhiệm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân bao gồm trách nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của công dân.

Nhà nước ban hành luật và các quy định để công dân có căn cứ pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình còn công dân có trách nhiệm thực thi những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân, chỉ có như vậy mới bảo đảm thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.

Trong Hiến pháp năm 2013, việc bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận bằng nguyên tắc chung như sau:

- Về trách nhiệm của Nhà nước, tại Điều 14 và Điều 16 khẳng định:

+ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

+ Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

+ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

+ Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Về trách nhiệm của công dân, tại Điều 15 quy định:

+ Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

+ Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

+ Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

+ Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Đồng thời với quy định có tính nguyên tắc chung, việc bảo đảm các quyền này còn được ghi nhận cụ thể hơn tại các điều, khoản liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Chương II Hiến pháp năm 2013. Ví dụ:

- Để bảo hộ công dân ở nước ngoài, Hiến pháp quy định:

Công dân Việt Nam ở ngước ngoài được nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ (khoản 3 Điều 17); Nhà nước CHXHCN Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước (khoản 2 Điều 18)...

- Để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, Hiến pháp quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định (khoản 2, khoản 3 Điều 22).

- Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Hiến pháp quy định: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật (khoản 2, khoản 3 Điều 24).

Những quy định trong Hiến pháp nhằm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân là những quy định cơ bản, những quy định gốc để căn cứ vào đó cụ thể hóa ở những văn bản pháp luật có liên quan.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 244491

Phát triển kinh tế là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý tiến bộ và công bằng xã hội.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 244493

Nội dung “Pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện” phản ánh:

Xem đáp án

Đáp án D

Bản chất giai cấp của pháp luật:

• Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.

• Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

• Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó: pháp luật tư sản quy định cho nhân dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ nhưng về cơ bản vẫn thực hiện ý chí và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản; pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 244495

Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý?

Xem đáp án

Đáp án A

Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Khi áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính phải xác định được hành vi vi phạm và chủ thể vi phạm. Độ tuổi áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính áp dụng gồm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý và người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 244497

Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ:

Xem đáp án

Đáp án C

Vì Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình , thương mại, thuế, đất đai, giáo dục ,...cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình.

Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng,... quy định thẩm quyền , nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật. Nhờ thế, công dân sẽ bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 244499

Khi thuê nhà của bà A, chị N đã tự sửa chữa cải tạo mà không hỏi ý kiến của bà A. Hành vi này của chị N là hành vi vi phạm:

Xem đáp án

Đáp án B

Điều 498 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

1. Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây:

a) Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

b) Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê;

c) Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;

d) Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê;

đ) Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;

e) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

2. Bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây:

a) Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng;

b) Tăng giá thuê nhà bất hợp lý.

c) Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

3. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải báo cho bên kia biết trước một tháng, nếu không có thỏa thuận khác.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 244500

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là:

Xem đáp án

Đáp án D

Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội... Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. Nhà nước phải có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách bình đẳng, công dân cần thực hiện tốt các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật xác định là điều kiện để sử dụng quyền của mình.

Quyền bình đẳng trước pháp luật cũng là một trong những nguyên tắc pháp lý cơ bản ở nhiều nước. Hiến pháp Việt Nam quy định: Mọi công dân Việt Nam đều có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Hiến pháp xác định quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 244501

Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở?

Xem đáp án

Đáp án B

Pháp luật có 3 đặc trưng cơ bản: tính quyền lực bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 244503

Việc xét xử các vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì là thể hiện công dân bình đẳng về:

Xem đáp án

Đáp án A

• Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

• CD dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm PL đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của PL (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật) - Khi CD vi phạm PL với t/chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 244505

Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi:

Xem đáp án

Đáp án D

Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 244507

Đặc trưng làm nên giá trị công bằng bình đẳng của pháp luật là?

Xem đáp án

Đáp án A

Đặc trưng làm nên giá trị công bằng bình đẳng của pháp luật là tính quy phạm phổ biến.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 244508

Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm đến

Xem đáp án

Đáp án B

Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 244510

Người vi phạm hình sự bị coi là:

Xem đáp án

Đáp án A

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về tội phạm như sau:

"Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp cua tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. ”

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 244512

Trên cơ sở Luật Giáo dục học sinh thực hiện quyền học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò pháp luật là phương tiện để công dân:

Xem đáp án

Đáp án A

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 244514

Anh B đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đâm vào anh  N hậu quả anh N bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 31%, xe máy của N bị hỏng nặng. Trường hợp này trách nhiệm pháp anh B phải chịu là:

Xem đáp án

Đáp án C

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

“ 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm ”

Theo NQ số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17.4.2003 thì: “4. về các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự như sau:

4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

a. Làm chết một người;

b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỉ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

Do bạn không nêu rõ về tỷ lệ thương tật nên chưa khẳng định được có đủ điều kiện cấu thành tội phạm chưa.

Khi không đủ cấu thành tội phạm thì thuộc trường hợp xử phạt hành chính.

Theo Quyết định số 18/2007 về quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, bạn phải thông báo cho cơ quan công an nơi xảy ra tai nạn. Điều 17. Xử lý hành chính vụ tai nạn giao thông và va chạm giao thông:

1. Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, kết luận nguyên nhân của vụ tai nạn và xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn, hình thức giải quyết. Cho các bên liên quan phát biểu ý kiến của họ. Mọi ý kiến đều được ghi vào biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông và có chữ ký của các bên liên quan đến tai nạn giao thông.

2. Lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định hoặc đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

về bồi thường thiệt hại, tại NQ 03/2006/NQ-HĐTP có hướng dẫn cụ thể thực hiện điều 609 Bộ luật Dân sự như sau: Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 609 BLDS năm 2005. Cụ thể hơn, tại NQ số 03/2006/NQ-HĐTP bao gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 244515

Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm đến:

Xem đáp án

Đáp án A

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 244516

Hình thức phạt tiền phạt cảnh cáo khi xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước được áp dụng với người có hành vi:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo nguyên tắc hành vi, Luật hành chính Việt Nam không đặt vấn đề trách nhiệm hành chính đối với những khuynh hướng tư tưởng của con người, không đặt vấn đề trách nhiệm hành chính đối với cả biểu hiện ra bên ngoài mà không phải hành vi.

Hành vi vi phạm được xác định thông qua bốn đặc điểm: Tính xâm hại nguyên tắc quản lý nhà nước; tính có lỗi; tính trái pháp luật hành chính; tính chịu xử phạt vi phạm hành chính.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »