Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
35 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Đảng Quốc đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?
Đáp án A
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
Trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, Đảng Quốc Đại đã thể hiện vai trò của mình thông qua việc:
- Đảng quốc đại đã đánh dấu một giai đoạn mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
- Là đòn giáng mạnh đến thực dân Anh, buộc nhân dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
- Thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân, đánh dấu bước phát triển mới của giai cấp tư sản
- Lần đầu tiên trong lich sử, công nhân Ấn Độ tham gia phong trào dân tộc.
Tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 - 1930) gồm đại diện của các tổ chức cộng sản nào?
Đáp án D
Phương pháp: Sgk 12 trang 87.
Cách giải:
Tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1-1930) có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh và đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng.
Sai lầm và chú ý:
Ngày 24-2-1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành
Đáp án B
Phương pháp: Sgk 12 trang 54.
Cách giải:
Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là
Đáp án D
Phương pháp: đánh giá, phân tích.
Cách giải:
Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
Đáp án A
Phương pháp: Sgk 11 trang 124, suy luận.
Cách giải:
Đối với thực dân Pháp, việc ký Hiệp ước Patơnôt ngày 6-6-1884 đã chấm dứt giai đoạn xâm lược ngót 30 năm. Nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn còn âm ỉ trong hoàn cảnh mới. Thực dân Pháp mới chỉ xác lập được quyền lực ở trung ương, còn phần lớn các địa phương ở xứ Bắc và Trung Kỳ chúng chưa thể nắm được. Vì thế, thực dân Pháp còn phải trải qua giai đoạn 12 năm mà chúng gọi là giai đoạn bình định, đàn áp các phong trào vũ trang cuối cùng.
=> Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt, có thể bùng nồ phong trào đấu tranh bất cứ lúc nào.
=> Khi chiếu Cần Vương được ban ra (13-7-1885), nhân dân đã ngay lập tức hưởng ứng => tạo thành phong trào đấu tranh vũ trang sôi nổi, liên tục kéo dài trong 10 năm mới chấm dứt.
Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta là
Đáp án D
Phương pháp: Sgk 12 trang 4
Cách giải:
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:
+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.
Trong đó, vấn đề cấp bách nhất được đặt lên hàng đầu là việc nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
Thể chế chính trị của nước Nga trước Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
Đáp án C
Phương pháp: Sgk 11 trang 48, suy luận.
Cách giải:
Sau Cách mạng 1905 - 1907, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến không chỉ làm cho đời sống nhân dân Nga ngày càng khó khăn mà còn kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước này.
=> Thể chế chính trị của Nga trước Cách mạng tháng Hai năm 1917 là chế độ quân chủ chuyên chế.
Điểm khác nhau căn bản giữa cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là mọi phát minh kĩ thuật đều
Đáp án B
Phương pháp: so sánh.
Cách giải:
- Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống.
- Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có đặc điểm lớn nhất là mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất.
Sự kiện nào dưới đây làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Đáp án A
Phương pháp: Sgk 11 trang 95.
Cách giải:
Tháng 12-1940, Hít-le thông qua kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” tấn công Liên Xô. Quân đội và nhân dân Liên Xô kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do Tướng Giu-cốp chỉ huy đã phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ra khỏi của ngõ thủ đô. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.
Trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta (12 - 1989), hai siêu cường Xô - Mĩ đã tuyên bố
Đáp án C
Phương pháp: Skg 12 trang 63
Cách giải:
Tháng 12 - 1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta (12 - 1989), hai siêu cường Xô - Mĩ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Nền kinh tế Việt Nam những năm 1936 - 1939 có đặc điểm gì?
Đáp án C
Phương pháp: Sgk 12 trang 99.
Cách giải:
Những năm 1936 - 1939 là giai đoạn phục hồi và phát triển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
Sai lầm và chú ý:
Khủng hoảng và suy thoái là đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1935 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, ngành sản xuất nào của Đức giảm 47% so với trước khủng hoảng?
Đáp án C
Phương pháp: Sgk 11 trang 66
Cách giải:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng.
Cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được mở đầu bằng
Đáp án D
Phương pháp: Sgk 11 trang 79.
Cách giải:
Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ ngày 4-5-1919 nhằm phản đối âm mưu xâu xé của các nước đế quốc đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc.
Tháng 5 - 1904, trong quá trình hoạt động cách mạng Phan Bội Châu đã thành lập
Đáp án C
Phương pháp: Sgk 11 trang 141.
Cách giải:
Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
Đáp án B
Phương pháp: đánh giá, phân tích.
Cách giải:
Khởi nghĩa Hương Khê được đánh giá là tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX do:
Thời gian hoạt động: lâu nhất (10 năm)
Địa bàn hoạt động rộng lớn: trên 4 tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh và Quảng Bình.
Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng và văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh.
Thành phần tham gia: nông dân và dân tộc thiểu số.
Tổ chức chặt chẽ: chuẩn bị lực lượng, khí giới,... kĩ càng, tự chế tạo được súng. Nghĩa quân chia thành 15 thứ quân phân bố khắp địa bàn hoạt động.
Tính chất chống thực dân Pháp và phong kiến bù nhìn ác liệt.
Sự tan rã của nghĩa quân đánh dấu sự kết thúc của phong trào cần Vương.
Đặc điểm kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1996
Đáp án D
Phương pháp: Sgk 12 trang 17.
Cách giải:
Từ năm 1996, kinh tế Liên Bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi: năm 1997, tốc độ tăng trưởng là 5%; năm 2000 lên đến 9%.
Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp
Đáp án D
Phương pháp: Sgk 11 trang 10.
Cách giải:
Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại), chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ, được thành lập đánh dấu một giai đoạn mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ
Đáp án B
Phương pháp: Sgk 12 trang 35.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là khu vực Bắc Phi, sau đó lan ra các khu vực khác.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có xu hướng liên kết khu vực là
Đáp án D
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ Latinh diễn ra mạnh mẽ và hầu hết đã giành được độc lập hoàn toàn. Bước vào thời kì xây dựng đất nước, trong hoàn cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc về kinh tế. Các nước dựa trên nhiều điểm chung đã thực hiện liên kết khu vực để giúp đỡ lẫn nhau.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là
Đáp án A
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
Những nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XX là:
- Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không thể tập hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp.
- Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
- Cách đánh chủ yếu dựa vào địa thế hiếm trở (như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy,..)
- Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực lượng bất lợi cho ta...
Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn, đánh dấu thời kì khủng hoảng của con đường cứu nước, khuynh hướng cứu nước phong kiến đã lỗi thời và không còn phù hợp
Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930- 1931?
Đáp án A
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Tính triệt để của phong trào 1930 - 1931 thể hiện ở những điểm sau:
+ Phong trào đấu tranh đã nhằm vào 2 kể thù cơ bản là thực dân và phong kiến tay sai. (khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng”).
+ Trước sức mạnh của phong trào đấu tranh, chính quyền của địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện xã thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh.
+ Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh.
+ Đây là phong trào đầu tiền có sự lãnh đạo của Đảng và có tính thống nhất cao trong cả nước.
Sai lầm và chú ý:
Xét tính triệt để hay không của một phong trào cần đặt trong sự quy chiếu đối với mục tiêu của cách mạng đã đề ra và kết quả đạt được.
Ngoài một nền quốc phòng hùng mạnh, sức mạnh của mỗi quốc gia trên thế giới sau Chiến tranh lạnh còn dựa chủ yếu vào những yếu tố nào dưới đây?
Đáp án A
Phương pháp: Sgk trang 73, 74.
Cách giải:
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc và một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Đâu là nguyên nhân quyết định hàng đầu dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án D
Phương pháp: đánh giá.
Cách giải:
Nguyên nhân hàng đầu đưa đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính là nguyên nhân phát triển chung nhất của các nước này, đó là: Dựa vào thành tựu Khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm
Nội dung nào không phải là đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX?
Đáp án D
Phương pháp: Sgk trang 76, loại trừ.
Cách giải:
Do đã có sẵn chế độ Thiên Hoàng, quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa
Do những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30. Từ năm 1937, cuộc đấu tranh trong nội bộ đã chấm dứt, giới cầm quyền Nhật Bản tập trung vào việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
Nội dung nào dưới đây thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về hình thức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
Đáp án B
Phương pháp:
Cách giải:
Các hình thức Nguyễn Ái Quốc sử dụng để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.
- Trước hết là những tác phẩm ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm, lối sống, ngôn ngữ của người Việt Nam. Những bài viết, bài giảng với nội dung giản dị, thiết thực của Người đã nhanh chóng ăn sâu, bám rễ vào các tuyên truyền viên để rồi những tuyên truyền viên ấy truyền thụ tích cực đến quảng đại quần chúng nhân dân.
- Trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc sử dụng nhiều phương tiện thông tin khác nhau. Trước hết phải kể đến phương tiện báo chí: Người cùng khổ, Sự thật, tạp chí Thông tin quốc tế, báo Thanh niên,…
- Truyền đơn, sách báo, diễn đàn. Trong thời gian học tại trường Phương Đông, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với một số sinh viên Trung Quốc viết cuốn Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc. Ở Mátxcơva, từ những tài liệu sưu tầm, tập hợp từ nhiều năm, Người đã biên soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp bằng tiếng Pháp. Tác phẩm được gửi về in tại Pháp vào năm 1925, tác phẩm này có tác dụng rất lớn đối với thanh niên, học sinh. Hầu hết các trường trung học đều có tủ sách riêng của học sinh và tủ nào cũng có quyển sách Bản án chế độ thực dân Pháp.
- Bằng diễn đàn các Đại hội của chúng ta và khi cần, bằng diễn đàn của nghị viện.
- Bằng các hội nghị, bằng mọi phương thức thích hợp với đối tượng, với trình độ giáo dục và văn minh của quần chúng bản xứ ở các thuộc địa.
Quyết định của Hội nghị Ianta (2 -1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới vì
Đáp án C
Phương pháp: Sgk trang 5,6, suy luận.
Cách giải:
Trật tự thế giới mới là trật tự hai cực Ianta với đặc trưng là chia thành hai phe TBCN và XHCN, đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến sự phân chia nay là quyết định của Hội nghị Ianta đặc biệt là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.
Hội nghị nào dưới đây của Đảng ta ngay từ đầu đã giải quyết đúng vấn đề dân tộc?
Đáp án B
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Vấn đề dân tộc được giải quyết đúng đắn và sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (tháng 1/1930)
- Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng này kế tiếp nhau, không có bức tường nào ngăn cách. Cương lĩnh chủ trương: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Qua đó, ta thấy rằng: ngay từ đầu, Đảng ta đã nhận thức rõ con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là kết hợp và giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là điều hoàn toàn đúng đắn vì nó phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của lịch sử nước ta. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được sự vận dụng sáng tạo và hợp lí lí luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cương lĩnh khẳng định, nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là chống đế quốc và chống phong kiến. Cương lĩnh đã giải quyết đúng hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợi phải giải quyết thành công hai mâu thuẫn đó, nghĩa là phải hoàn thành hai nhiệm vụ mà Cương lĩnh đã đề ra.
Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ trên, Cương lĩnh đã đề cao vấn đề dân tộc hơn vấn đề đấu tranh giai cấp và chống phong kiến là đúng đắn và sáng tạo. Vì: Xã hội Việt Nam lúc đó có hai mâu thuẫn như vừa nêu trên, nhưng mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là mâu thuẫn bao trùm, chi phối việc giải quyết các mâu thuẫn khác, vấn đề giải phóng dân tộc là vấn đề bức xúc nhất.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là
Đáp án D
Phương pháp: Sgk 11 trang 90.
Cách giải:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai là do sự phát triển không đồng đều giữa các nước:
- Tác động bởi quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.
- Việt tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai- Oasinhtơn không còn phù hợp nữa.
=> Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
Sai lầm và chú ý:
Phân biệt nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiêp dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai: Nguyên nhân trực tiếp đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới.
Hoạt động của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 hướng đến mục đích nào dưới
Đáp án A
Phương pháp: Sgk 12 trang 87, suy luận.
Cách giải:
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh. Đặc biệt là phong trào công nông theo khuynh hướng vô sản, => yêu cầu cấp thiết là phải có Đảng cộng sản để kịp thời lãnh đạo phong trào.
- Lúc này Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo nên trong nội bộ của Hội diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Hoàn cảnh đó dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tổ chức Tân Việt dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929.
2. Quá trình thành lập:
- Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc kì thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long- Hà Nội.
- Tháng 5/1929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên họp ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận, họ bỏ đại hội về nước.
- Ngày 17/ 6/1929: thành lập Đông Dương cộng sản đảng.
- Tháng 8/1929 số hội viên còn lại của Hội ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng.
- Tháng 9/1929 các hội viên tiên tiến của Tân Việt quyết định thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
3. Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
- Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
- Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
- Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
=> Sự ra đời của các tổ chức cộng sản năm 1929 đã thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sai lầm và chú ý:
- Đáp án B: Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc, tay sai => mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam.
- Đáp án C: Đưa phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác => vai trò của HVNCMTN.
- Đáp án D: Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam => sự thành lập HVNCMTN và những hoạt động cụ thể.
Sự khác biệt cơ bản của cao trào 1905 - 1908 ở Ấn Độ so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là
Đáp án B
Phương pháp: So sánh
Cách giải:
- Phong trào đấu tranh ở giai đoạn trước do Đảng Quốc đại lãnh đạo, sử dụng hình thức đấu tranh ôn hòa.
- Cao trào 1905 - 1908, do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ. Đây là nét khác biệt so với phong trào đấu tranh trước đó, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á trong những năm đầu thế kỉ XX.
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công cho thấy một cuộc khởi nghĩa thành công cần phải có
Đáp án D
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Một cuộc khởi nghĩa muốn thắng lợi cần hội tụ điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi:
- Điều kiện chủ quan:
+ Toàn dân có lòng yêu nước nồng nàn.
+ Có một tổ chức lãnh đạo thống nhất, hoạch định đường lối đúng đắn.
+ Có quá trình chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
+ Trong thời gian khởi nghĩa toàn dân đồng lòng, chủ trương lãnh đạo nhân dân linh hoạt, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
- Nguyên nhân khách quan: quan trọng nhất là kẻ thù đã bị suy yếu (ở cách mạng tháng Tám năm 1945, Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản là thời cơ “ngàn năm có một” để Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa đã chỉ rõ: “Giờ quvết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”
Nhân tố hàng đầu quyết định thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) là
Đáp án A
Phương pháp: đánh giá
Cách giải:
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) thành công bởi những nhân tố sau:
- Người tiến hành cải cách Minh Trị nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và là người có tư tưởng Duy tân tiến bộ.
- Được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp Samurai.
- Trước khi tiến hành cải cách, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản đã tương đối phát triển.
=> Nhân tố quyết định thành công của cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (1868) là do Thiên hoàng Minh trị có vị trí tối cao và nắm toàn bộ quyền hành.
Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của phong trào cần vương cuối thế kỉ XIX?
Đáp án D
Phương pháp: Sgk trang 126, 128, suy luận.
Cách giải:
Những đặc điểm của phong trào cần Vương bao gồm:
- Mục tiêu Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.
- Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số.
- Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi.
- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang, lối đánh cơ động, linh hoạt; vũ khí thô sơ. Chưa có các hình thức đấu tranh phong phú khác.
- Không có sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào và giữa phong trào cần Vương với phong trào khác
- Kết quả: phong trào kéo dài hơn 10 năm, gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng đã thất bại.
Nội dung nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?
Đáp án B
Phương pháp: đánh giá, liên hệ.
Cách giải:
“Toàn cầu hóa” là cơ hội mang tính lịch sử, cơ hội lớn cho sự phát triển của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển.
Xu thế của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập, tăng cường hợp tác, tham gia vào liên minh khu vực và thế giới. Vì thế, các nước đang phát triển có thể khai thác nguồn đầu tư khoa học - công nghệ từ các nước khác theo phương châm đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. Các nước cần tranh thủ thời cơ và những thuận lợi đó, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Sai lầm và chú ý:
Ghi nhớ những thời cơ và thách thức của xu thế toàn cầu hóa đối với các nước trên thế giới.
Những biến đổi trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) có ý nghĩa gì?
Đáp án A
Phương pháp: Sgk trang 140, suy luận.
Cách giải:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, bên cạnh hai giai cấp cũ là nông dân và địa chủ còn xuất hiện thêm giai cấp mới là: công nhân và hai tầng lớp mới là tư sản và tiểu tư sản. Sự xuất hiện của hai tầng lớp mới này là cơ sở xã hội quan trọng để tiếp thu luồng tư tưởng mới, đó là các Tân Thư, Tân báo của Trung Hoa cô động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu thức thời đó đã tiếp thu tư tưởng đó một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
=> Đây là điều kiện xã hội và điều kiện tâm lí quan trọng thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, trong đó, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những nhân vật tiêu biểu.
Để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay, các nước ASEAN cần
Đáp án D
Phương pháp:
Cách giải:
Để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay, nguyên tắc đồng thuận tuy không phải là hạn chế những chưa phát huy được tác dụng vì chỉ cần một thành viên không đồng ý thì quyết định đó không được thông qua. Chúng ta cần phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân trong khu vực, đồng lòng đấu tranh cho mục tiêu chung.
Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Đáp án A
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
Đối với nước Nga:
- Xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến.
- Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
- Giải phóng giai cấp lao động, đưa nhân dân lao động lên nắm quyền.
Đối với thế giới:
- Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức .
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
Chủ nghĩa xã hội được xác lập trên phạm vi thế giới khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu được hình thành. Cách mạng tháng Mười Nga mới đánh dấu sự thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
Sai lầm và chú ý:
- Sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu: chủ nghĩa xã hội được xác lập trên phạm vi thế giới.
- Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: chủ nghĩa xã hội được mở rộng từ châu Âu sang châu Á.
Nội dung nào dưới đây phản ánh đầy đủ vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 - 1945)?
Đáp án B
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Trong cuộc cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 - 1945), Liên Xô là nước đi đầu, là lực lượng tiên phong và giữ vai trò quan trọng:
Ngay từ khi chủ nghĩa phát xít ra đời đặt thế giới trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã đề nghị Anh, Pháp cùng hợp tác để ngăn chặn chủ nghĩa phát xít và chiến tranh nhưng không được Anh, Pháp chấp lại. Trái lại, hai nước này còn thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp bằng với kí với Đức hiêp định Muyních (1938). Theo hiệp định này, Anh và Pháp chấp nhận cho Đức chiếm đóng vùng đất Xuyđét của Tiệp Khắc, đổi lại Đức sẽ tấn công Liên Xô và không xâm phạm đến Anh, Pháp cũng như đồng minh của họ.
- Liên Xô giữ vai trò quan trọng chống phát xít:
+ Khi bị quân phát xít thực hiện kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng tấn công Liên Xô (6/1941) với lực lượng và trang bị mạnh hơn nhiều nhung đã vấp phải tinh thần chiến đấu anh dũng của Hồng quân Liên Xô, ngăn chặn bước tiến của quân phát xít, qua đó làm thất bại kế hoạch tấn công của chúng. Đây là lần đầu tiên quân Đức bị chặn lại trên đường tấn công của mình. Việc quân phát xít thất bại trong âm mưu chiến tranh chớp nhoáng đã góp phần làm chậm quá trình mở rộng chiến tranh xâm lược của phát xít Đức đối với các dân tộc khác.
+ Chiến thắng lớn tại Xtalingrát (1943), Hồng quân Liên Xô đã làm thay đổi cục diện chiến tranh thế giới, tạo nên bước ngoặt mới: từ sau chiến thắng này, quân đồng minh đã chuyển từ phòng thủ sang phản công quân phát xít trên tất cả các mặt trận: mặt trận Xô - Đức mặt trận Tây Âu, mặt trận Bắc Phi và mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương. Từ năm 1943, quân phát xít liên tiếp thất bại trên các chiến trường.
+ Trong quá trình truy quét quân đội phát xít Đức (1944 - 1945), Hồng quân Liên Xô đã nhiều lần giúp đỡ nhiều nước Đông Âu đứng lên tiêu diệt kẻ thù, lập ra hàng loạt các nhà nước Dân chủ Nhân dân ở Đông Âu như: Hungari, Bungari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư,...Các nước này sau đó đã xây dựng đất nước theo con đường xã hôi chủ nghĩa.
Sai lầm và chú ý:
Dựa vào quá trình đấu tranh chống của nhân dân Liên Xô, chủ trương và những thắng lợi cụ thể để có sự đánh giá đúng về vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 - 1945)
Các Hội Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh được bắt đầu xây dựng từ
Đáp án C
Phương pháp: Sgk trang 109, suy luận.
Cách giải:
Cao Bằng là nơi thí điểm xây đựng thí điểm các Hội Cứu Quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942 khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội cứu quốc, trong đó có ba châu hoàn toàn.
Trong khi Cao Bằng là vùng núi, là căn cứ địa cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc khi về nước năm 1941 đã lựa chọn.
=> Các hội Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh được bắt đầu xây dựng từ miền núi.
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước (1911) chủ yếu xuất phát từ
Đáp án A
Phương pháp:
Cách giải:
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì những nguyên nhân sau:
- Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới
+ Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp bị đàn áp đẫm máu. Con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại.
+ Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến hành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản..., nhưng cũng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối.
- Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết
+ Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn phải chịu nỗi nhục mất nước. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam.
+ Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết.
- Nguyễn Tất Thành sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”
+ Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.
+ Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.
=> Trong tình cảnh Việt Nam đang khủng hoảng về con đường cứu nước. Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời; con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản lại vừa thất bại với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
=> Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Tìm đường cứu nước là trăn trở to lớn nhất, tìm được con đường cứu nước sẽ mở ra con đường giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết.
=> Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.