Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Hàm Long Thanh Hóa

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Hàm Long Thanh Hóa

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 28 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 219743

Ý nghĩa lớn nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, đấu tranh vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận đấu tranh chung với một số phong trào tiêu biểu: phong trào Đông Dương Đại hội (8-1936), phong trào đón rước phái viên chính phủ Pháp, ....

Đảng tôi luyện và tích lũy kinh nghiệm đấu tranh hợp pháp, công khai,....Đồng thời thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc,...

Sai lầm và chú ý: phân biệt ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là: khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương. Từ phong trào, khối liên minh công - nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 219744

Nguyên nhân chủ yếu có ý nghĩa quyết định sự bùng nổ và phát triển của cao trào cách mạng 1930 - 1931?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân đân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo.

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 - 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 - 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

=> Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quyết định nhất đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 -1931.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 219745

Nội dung cơ bản trong bước một của kế hoạch quân sự Nava là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk trang 146.

Cách giải:

Bước thứ nhất của kế hoạch Nava là trong thu - đông năm 1953 và xuân năm 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực; xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 219746

Tháng 11-1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk trang 104.

Cách giải:

Tháng 11-1939, đảng chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận Phản đế Đông Dương) thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 219747

Sau năm 1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng kẻ thù chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk trang 121, suy luận.

Cách giải:

Sau năm 1945, Việt Nam phải đối mặt với ngoại xâm và nội phản thì Pháp là kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm nhất:

Pháp đã có dã tâm xâm lược Việt Nam từ trước đó, sau Cách mạng tháng tám 1945 Pháp vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.

Pháp có nhiều hành động chống phá cách mạng nước ta.

+ Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập”, thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.

+ Ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đem quân đánh úp trụ sở ủy ban Nhân dân Nam bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn => mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 219748

Điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10/1930 là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: so sánh.

Cách giải:

Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị có hai điểm khác nhau như sau:

Nội dung

Cương lĩnh chính trị

Luận cương chính trị

Nhiệm vụ chiến lược cách mạng

Chống đế quốc và chống phong kiến

Chống phong kiến và chống đế quốc

Lực lượng

Nông dân, công nhân, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ thì lợi dụng hoặc trung lập họ.

Công nhân và nông dân là nòng cốt

Điểm khác cơ bản của Cương lĩnh chính trị so với Luận cương chính trị là ở phương hướng chiến lược cách mạng.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 219749

Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế lao động khi nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk trang 92, suy luận.

Cách giải:

Trong tháng 5-1930, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh Nhân ngày Quốc tế lao động 1-5. Các cuộc đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đồi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 219750

Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích.

Cách giải:

Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản.

Sai lầm và chú ý: Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1925 - 1930.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 219751

Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk trang 79.

Cách giải:

Đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra nhiều sự biến đổi sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai. => Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nôi dung và hình thức phong phú.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 219752

Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk trang 53, suy luận.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ. Nhờ đó, nước Nhật sớm kí kết được Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô (8-9-1951) chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh. Cùng ngày, Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 219753

Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc chiến trạnh lạnh là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Hệ quả của chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

Sự đối đầu giữa hai phe gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài.

Xác lập cục diện hai cực hai phe...nội dung này đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối tác động thế giới nửa sau thế kỉ XX.

Chiến tranh lạnh dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang nhiều năm, nhiều quốc gia bị lôi kéo.

Gây ra tình trạng chia cắt cục bộ, chạy đua vũ trang, gây bất ổn ở nhiều khu vực.

Kinh tế Mĩ và Liên Xô suy giảm là nguyên nhân đưa tới hai nước tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh và là hậu quả của riêng hai cường quốc này.

=> Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 219754

Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk trang 39, suy luận.

Cách giải:

Từ sau năm 1959, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba. Tháng 8-1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh. Những từ các thập niên 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực này ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.

=> Bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Laitinh là từ năm 1959 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 219755

Thời gian thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk trang 21.

Cách giải:

Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 219756

Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk trang 36.

Cách giải:

Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 219757

Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng Khởi” là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi là:

Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960).

Trong đó, ý nghĩa đầu tiên là quan trọng nhất, từ thế giữ gìn lực lượng, trong thời gian Mĩ thực hiện chiến tranh đơn phương, bắt đầu từ phong trào Đồng Khởi ta đã chuyển sang thế tiến công, sau đó lần lượt phá tan các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 219758

Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk trang 63.

Cách giải:

Tháng 12-1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo của Liên Xô và Mĩ đã cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 219759

Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XX là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Trước năm 1945, các nước Đông Nam Á đều biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Từ tháng 8-1945, lần lượt các quốc gia Đông Nam Á đã giành được độc lập và thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản và sau đó là các nước đế quốc Âu - Mĩ.

Đây là biến đổi đầu tiên và quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á, làm tiền đề cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước và thực hiện liên kết khu vực.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 219760

Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Đáp án A: Tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ cũng là một trong những ý nghĩa của cách mạng Khoa học - kĩ thuật nhưng không phải chủ chốt vì từ cách mạng Khoa học - kĩ thuật lần 1 thì khối lượng hành hóa so với sản xuất cũng đã tăng. Đến thời kì này tuy khối lượng hàng hóa có nhiều nhưng không phải đã biểu hiện được tất cả sự thay đổi của sản xuất dưới tác động của nó.

Đáp án B: giao lưu quốc tế chưa phải là ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng Khoa học - kĩ thuật mà phải đến giai đoạn sau khi xu thế toàn cầu hóa xuất hiện thì giao lưu quốc tế mới được mở rộng đến tất cả các khu vực trên thế giới.

Đáp án C. Các nhân tố sản xuất ở đây bao gồm: người lao động, công cụ sản xuất, trao đổi hàng hóa. Cách mạng khoa học kĩ thuật càng phát triển thì càng yêu cầu người lao động phải nâng cao trình độ để có thể sử dụng máy móc để sản xuất. Công cụ sản xuất không phải chỉ có máy dệt bằng hơi nước nữa mà còn có nhiều loại máy móc chạy bằng điện, ánh sáng mặt trời,...

Đáp án D. là ý nghĩa lớn nhất của cách mạng Khoa học - công nghệ.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 219761

“Không Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nộ lệ”. Câu văn trên trích trong văn bản nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 131.

Cách giải:

“Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19-12-1946) có đoạn: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nộ lệ”.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 219762

Khó khăn lớn nhất của nước ta sau cách mạng tháng Tám là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: đánh giá, phân tích.

Cách giải:

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách:

Chính quyền mới thành lập còn non trẻ, chưa được củng cố lực lượng vũ trang còn yếu.

Kinh tế bị tàn phá nặng nề; nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp; các cơ sở công nghiệp còn chưa phục hồi sản xuất; hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt; đời sống nhân dân khó khăn.

Tài chính: ngân sách nhà nước gần như trống rỗng, Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá làm cho tài chính nước ta thêm rối loạn.

Giáo dục: 90% dân số Việt Nam không biết chữ.

Giặc ngoại xâm:

+ Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh, theo sau là bọn Việt Quốc, Việt Cách hòng cướp chính quyền của ta.

+ Vĩ tuyến 16 trở vào Nam: quân Anh tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại xâm lược.

=> Những khó khăn trong nước Đảng ta có thể giải quyết nhanh chóng nhưng nạn ngoại xâm là khó khăn lâu dài không thể thanh toán một sớm một chiều. Hơn nữa, khi đất nước càng khó khăn thì việc có giặc ngoại xâm đến là một vấn đề nghiêm trọng, thực lực của đất nước lúc này chưa đủ mạnh về nhiều mặt để đánh chính diện với kẻ thù. Vì thế, giặc ngoại xâm là khó khăn lớn nhất, đưa đất nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 219763

Khởi nghĩa nào diễn ra nhằm thực hiện cuộc bạo động cuối cùng để “không thành công cũng thành nhân”.

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk trang 86.

Cách giải:

Sau khi bị thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man, những nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định dốc hết lực lượng nhằm thực hiện cuộc bạo động cuối cùng để “không thành công cũng thành nhân”. Sau khi, ngày 9-2-1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái nên gọi là khởi nghĩa Yên Bái.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 219764

Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk bài 6-7-8.

Cách giải:

Ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX bao gồm: Mĩ, Tây Âu và Nhật

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 219765

Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: nhận xét, phân tích.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.

Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.

=> Cách mạng Cuba là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 219766

Ý nghĩa lớn nhất của quân dân ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới (1950) là:

Con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.

Pháp bị động, lúng túng nhiều mặt.

Ta mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến:

+ Quân đội trưởng thành.

+ Giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ.

Trong đó, ý nghĩa quan trọng nhất, có ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam giai đoạn sau là ta giành thế chủ động chiến lược trên chiến trường chiến Bắc Bộ.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 219767

Những nước tham gia thành lập Hội hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk trang 31.

Cách giải:

Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo Tiếng Anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philipin.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 219768

Tại sao thực dân Pháp lại đẩy mạnh khai thác thuộc địa Việt Nam ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk trang 76, suy luận.

Cách giải:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã để lại hậu quả nặng nề cho các cường quốc tư bản châu Âu. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại vật chất lên gần 200 tỉ phrăng.

Để bù đắp những thiệt hại đó, Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), đầu tư vào nông nghiệp và công nghiệp khai mỏ để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc. Đồng thời, tăng thuế để tăng ngân sách Đông Dương.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 219769

Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk trang 78, suy luận

Cách giải:

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Bị ba tầng áp bức bóc lột: Pháp, địa chủ phong kiến, tư sản.

Có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân: công nhân có nguồn gốc từ những người nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất, buộc phải lên thành phố để làm trong các xí nghiệp kiếm sống.

Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc: cũng do xuất phát từ giai cấp nông dân.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 219770

Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại đâu?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh là một chủ trương hết sức sáng suốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Nhận định về tình hình cách mạng nước ta lúc đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, đòi hỏi Đảng ta phải tập hợp, đoàn kết được mọi lực lượng trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc vào một mặt trận dân tộc thống nhất. Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh đã ra đời. Điều lệ của Mặt trận Việt Minh ghi rõ: liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước. Kết nạp từng đoàn thể không trừ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay của các dân tộc thiểu số sống trong nước Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn của mình, chỉ sau một thời gian ngắn, Mặt trận Việt Minh đã phát triển nhanh chóng, từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, thu hút đông đảo các giai tầng xã hội tham gia Mặt trận và đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 219771

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk trang 81, suy luận.

Cách giải:

Ngày 25-12-1920, Nguyễn Ái Quốc đứng về đa số đại biểu Đại hội bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã trở thành đảng viên cộng sản.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 219772

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Thực chất của Hội nghị Ianta là cuộc đấu tranh nhằm phân chia những thành quả thắng lợi giữa các lực lượng trong khối Đồng minh chống Phát xít. Các quyết định ở Ianta có quan hệ rất lớn đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới về sau. Chính vì thế, Hội nghị đã diễn ra trong không khí căng thẳng và quyết liệt, nhất là vấn đề thống nhất thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc và thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc trong tương lai, vấn đề Liên Xô tham chiến (có điều kiện kèm theo) ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là việc giải giáp quân đội Phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở Châu Âu và Châu Á.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 219773

Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơnevơ.

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk trang 154, loại trừ.

Cách giải:

Những nội dung của Hiệp định Giơnevơ bao gồm:

+ Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.

+ Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

+ Thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng:

* Ở Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Ben Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.

* Ở  Lào, tập kết ở Sầm Nưa và Phongsali

* Ở  Cam-pu-chia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.

-Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược.

-Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước vào tháng 07/1956 dưới sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế do Ấn Độ làm Chủ tịch.

Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 219774

Từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk trang 147, suy luận.

Cách giải:

Ngày 10-12-1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ được giải phóng). Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động tư Đồng Bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ -> nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.

- Đầu tháng 12-1953, liên quân Việt - Lào mở cuộc tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhet và Xênô. Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho Xêxô -> nơi tập trung quân thứ ba của Pháp.

- Cuối tháng 1 - 1954, liên quân Việt - Lào tấn công Thượng Lào, giải phóng Nậm Hu và toàn tinh Phongxalì. Nava gấp rút điều quân cho Luôngphabang và Mường Sài -> nơi tập trung quân thứ tứ của Pháp.

- Đầu tháng 2 - 1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kom Tum, uy hiếp Playku. Pháp tăng cường lực lượng cho Playku -> nơi tâp trung quân thứ 5 của Pháp.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 219775

Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng VI về kinh tế là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk trang 209.

Cách giải:

Một trong những nội dung của chính sách đổi mới về kinh tế tại Đại hội VI là: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 219776

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nước ta là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk trang 201, suy luận.

Cách giải:

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc - Nam là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho cả nước.

=> Thống nhất đất nước về mặt nhà nước là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau năm 1975.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 219777

“Bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là con đường bạo lực”. Câu nói trên được nêu ra trong hội nghị nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk trang 191.

Cách giải:

Ngày 29/3/1973, toán lính Mĩ cuối cùng đã rời khỏi nước ta. Tuy vậy, Mĩ vẫn còn duy trì được chính quyền tay sai (Ngụy quyền) ở miền Nam nên đã giữ lại hơn hai vạn cố vấn quân sự và tiếp tục viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Ngụy.

Được sự viện trợ và chỉ huy của cố vấn quân sự Mĩ, chính quyền ngụy ngang nhiên chống phá Hiệp định Paris, chúng đã huy động toàn bộ lực lượng để thực hiện chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, nhằm đẩy mạnh hoạt động “bình định lấn chiếm” vùng giải phóng.

Trong thời gian đầu, do ta quá nhấn mạnh đến hòa bình và hòa hợp nên mất cảnh giác; để địch lấn chiếm nhiều địa bàn quan trọng.

Trước tình hình trên, tháng 7 năm 1973, Hội nghị trang ương 21 đã xác định: “bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là con đường bạo lực. Do đó, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao nhằm tiến lên phản công để giành toàn thắng”.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 219778

Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk trang 175.

Cách giải:

Chiến thắng Vạn Tường được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 219779

Chiến thắng Ấp Bắc diễn ra vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk trang 170.

Cách giải:

Trong mặt trận quân sự chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, quân dân ta giành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận Ấp Bắc (2-1-1963) đánh bại cuộc hành quân càn quét của 2000 binh lính quân đội Sài Gòn, ... khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 219780

Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk trang 165.

Cách giải:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) xác định miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 219781

Mục tiêu ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được đề ra trong Đại hội nào của Đảng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk trang 210.

Cách giải:

Đại hội VI (12-1986) đã xác định mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 219782

Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk trang 86.

Cách giải:

Tháng 3 năm 1929, 7 đoàn viên trong Kỳ bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội Bắc Kỳ gồm: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, Đồ Ngọc Du, Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân (Kim Tôn) đã nhóm họp tại nhà 5D Hàm Long, Hà Nội, quyết định thành lập chi bộ cộng sản và bầu Trần Văn Cung (bí danh Quốc Anh) làm bí thư. Nguyễn Phong Sắc mặc dù vắng mặt do bận công tác đột xuất nhưng vẫn được công nhận là thành viên chính thức. Đây là Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Chi bộ này chủ trương tiến tới thành lập Đảng Cộng sản. Trên cơ sở đó, chi bộ tích cực chuẩn bị để đi đến thành lập một Đảng Cộng sản thay thế cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »