Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Trãi Thanh Hóa

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Trãi Thanh Hóa

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 27 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 220023

Mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 11 trang 4, suy luận.

Cách giải: Mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lên với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời và lạc hậu.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 220024

Yêu cầu của lịch sử Nhật Bản đặt ra trước năm 1868 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 5, suy luận.

Cách giải: Yêu cầu của lịch sử Nhật Bản đặt ra trước năm 1868 là cải cách đưa Nhật Bản phát triển theo con đường Tư bản Chủ nghĩa.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 220025

Đỉnh cao của cao trào Cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 11 trang 11

Cách giải: Đỉnh cao của cao trào Cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ là cuộc tổng vãi công trong 6 ngày của công nhân Bom – Bay (6-1908). Nhân dân nơi đây đã xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Nhân dân các thành phố khác cũng hưởng ứng. Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Bengan.

Sai lầm và chú ý: Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay bắt nguồn từ sự kiện tháng 6-1908, thực dân Anh bắt Tilắc và kết án ông 6 năm tù.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 220026

Các nước phương Tây hoàn thành quá trình xâm lược và phân chia khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á vào khoảng thời gian:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 11 trang 19

Cách giải: Các nước phương Tây hoàn thành quá trình xâm lược và phân chia khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á vào khoảng thời gian nửa sau thế kỷ XIX

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 220027

Mục đích chính của chính sách “cái gậy lớn” và “ngoại giao đồng đô la” của Mĩ đối với khu vực Mĩ la tinh là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 11 trang 30, suy luận.

Cách giải: Mục đích chính của chính sách “cái gậy lớn” và “ngoại giao đồng đô la” của Mĩ đối với khu vực Mĩ la tinh là khống chế nền kinh tế của Mĩ la tinh

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 220028

Duyên cớ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 32, suy luận.

Cách giải: Duyên cớ (nguyên nhân trực tiếp) dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là Hoàng thân Áo – Hung bị một phần tử Xéc – bi ám sát

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 220029

Tính chất của Cách mạng tháng Hai – 1917 ở Nga là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: phân tích

Cách giải: Tính chất của Cách mạng tháng Hai – 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Sai lầm và chú ý: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới: Làm nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. (Cách mạng 1905 ở Nga là 1 cuộc CM DCTS kiểu mới).

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 220030

Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Phân tích

Cách giải: Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản.

Sai lầm và chú ý: Cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng xã hội hoặc chính trị mà theo đó giai cấp công nhân tiến hành lật đổ tư bản. Cách mạng vô sản thường được những người theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ủng hộ. Chủ nghĩa Marx cho rằng là bước đầu tiên tiến đến loại bỏ ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Lenin cho rằng để chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản, đảm bảo cho các dân tộc giành lại được độc lập, thì phải thực hiện sự liên minh, thống nhất của giai cấp vô sản tất cả các nước và dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ông khẳng định rằng, không có sự cố gắng tự nguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô sản, rồi sau nữa, của toàn thể quần chúng cần lao thuộc tất cả các nước và các dân tộc trên toàn thế giới, thì không thể chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản được.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 220031

Ý nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 11 trang 72, loại trừ.

Cách giải: Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp và thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới. Đây là nội dung của chính sách “cộng sản thời chiến” phù hợp với bối cảnh đất nước có chiến tranh. Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong bối cảnh đất nước hòa bình.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 220032

Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: đánh giá, phân tích.

Cách giải: Hậu quả nghiệm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là chủ nghĩa phát xít xuất hiện. Do là những nước không có hoặc có rất ít thuộc địa, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình hình khủng hoảng nghiêm trọng của mình  Quan hệ giữa các cường quốc có chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 220033

Kết quả lớn nhất của phong trào Cách mạng thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 11 trang 60, trang 84, đánh giá.

Cách giải: Kết quả của phong trào Cách mạng thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là sự ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước.

- Ở các nước tư bản, trong cao trào cách mạng 1918 – 1923, các đảng cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước như Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần Lan,…

- Ở châu Á:

+ Tháng 7-1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cách mạng Trung Quốc.

+ Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920).

+ Đảng Cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philippin (đầu năm 1930)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 220034

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước năm 1858 là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 106,107, suy luận.

Cách giải: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước năm 1858 là chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng nhưng không chịu cải cách đất nước.

- Nông nghiệp sa sút: ruộng khẩn hoang rơi vào tay cường hào, địa chủ. Hiện tượng nhân dân lưu tán phổ biến, mất mùa đói kém xảy ra liên miên.

- Công thương nghiệp phổ biến, thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” nên tiềm lực đất nước ngày càng suy giảm.

- Quân sự, chính sách đối ngoại lạc hậu, nhất là việc cấm đạo, đuổi giáo sĩ phương Tây.

Trở  thành miếng mồi ngon béo bở cho các nước đế quốc, trong đó có thực dân Pháp.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 220035

Quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 11 trang 24

Cách giải: Quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở  thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây là Xiêm, Rama V đặt biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Campuchia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 220036

Sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 11 trang 123, suy luận.

Cách giải: Sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn toàn xâm lược Việt nam là hiệp ước Hác – măng và hiệp ước Pa – tơ – nốt được ký kết, công nhận Việt Nam hoàn toàn là thuộc địa của Pháp, phụ thuộc nước này cả về kinh tế, chính trị và quân sự.

Sai lầm và chú ý: Dựa vào nội dung của hai Hiệp ước này để đưa ra câu trả lời chính xác.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 220037

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: nhân xét, đánh giá.

Cách giải: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương do:

- Về ý thức trung quân của Phan Đình Phùng và những người lãnh đạo. Phan Đình Phùng từng làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Với tính cương trực, thẳng thắn, ông đã phản đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông đã bị cách chức, đuổi về quê. Tuy vậy, năm 1885, ông vẫn hưởng ứng khởi nghĩa và trở thành lãnh tụ uy tín nhất trong phong trào Cần vương.

- Khởi nghĩa Hương Khê được chuẩn bị và tổ chức tương đối chặt chẽ: Nghĩa quân đã có 3 năm (từ 1885 đến 1888) để lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo… Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người… Nghĩa quân còn tự chế tạo được súng trường theo mẫu sung của Pháp.

- Về quy mô: Khởi nghĩa Hương Khê có quy mô rộng lớn. Nghĩa quân hoạt động trên địa bàn rộng (gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) với lối đánh linh hoạt (phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện…).

- Về thời gian tồn tại: khởi nghĩa Hương Khê có thời gian tồn tại lâu dài (trong 10 năm).

- Nghĩa quân Hương Khê được đông đảo nhân dân ủng hộ (người Kinh, người dân tộc thiểu số người Lào), bước đầu đã có sự liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác nên đã lập được nhiều chiến công.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 220038

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam có nét mới là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 78, So sánh.

Cách giải: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam có nét mới là sự du nhập từng bước của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa:

Nội dung

Cuộc khai thác thuộc địa lần 1 (1897 – 1914)

Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (1919 – 1929)

Tác động đến kinh tế - xã hội VN

- Phương thức sản xuất TBCN bắt đầu du nhập vào VN cùng tồn tại với phương thức sản xuất phong kiến.

- Xã hội VN bắt đầu có sự phân chia giai cấp

- Phương thức sản xuất TBCN tiếp tục du nhập vào VN, hình thái kinh tế chuyển đổi rõ rệt từ hình thái PK sang hình thái TBCN.

- Xã hội VN có sự phân hóa rõ rệt.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 220039

Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 11

Cách giải: Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép,… đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 220040

Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 31.

Cách giải: Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á là ngày 8-8-1967

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 220041

Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 35.

Cách giải: Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Ai Cập. Năm 1952, cuộc binh biên của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) lật đỗ vương triều Pharuc,chỗ dựa của thực dân Anh để lập lên nước Cộng hòa Ai Cập (18-6-1953).

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 220042

Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 39, suy luận.

Cách giải: Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh là từ những năm 60 đến những năm 70 của thế kỷ XX. Do trong khoảng thời gian này, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 220043

Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật Chiến tranh thế giới thứ hai:

Xem đáp án

Đáp án C

Cách giải: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Mĩ

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 220044

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk trang 55, suy luận.

Cách giải: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là dựa vào thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 220045

Để đẩy nhanh sự phát triển, Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 54.

Cách giải: Để đẩy nhanh sự phát triển, Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật. Nhật Bản luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển này bằng cách mua bằng sáng chế phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 220046

Vấn đề nào không nằm trong quyết đinh của Hội nghị Ian ta (2-1945)?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 5, loại trừ.

Cách giải: Vấn đề không nằm trong quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) là hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại kinh tế đất nước sau chiến tranh vì nội dung Hội nghị Ianta xác định 3 vấn đề: Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và thành lập tổ chức Liên hợp quốc và duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 220047

Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 6.

Cách giải: Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 220048

Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là nhiệm vụ chính của:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 7.

Cách giải: Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là:

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất, đóng vai trò chủ chốt là nhiệm vụ đầu tiên.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 220049

Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 70

Cách giải: Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra các thách thức to lớn. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Do vậy, “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, 2001).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 220050

Bước vào thế kỷ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 64

Cách giải: Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển và đảm bảo các quyền dân tộc cơ bản của mỗi dân tộc và mỗi con người, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 220051

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại Liên Xô đã thực hiện chính sách với mục tiêu gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 11.

Cách giải: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là: Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

Sai lầm và chú ý: đây cũng là điểm khác biệt của chính sách đối ngoại của Liên Xô so với các nước đế quốc đi xâm lược và đàn áp phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 220052

Mục tiêu của công cuộc cải cách, mở cửa mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra từ tháng 12-1978 là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 23.

Cách giải: Đường lối cải cách kinh tế - xã hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc được đề ra từ tháng 12-1978. Sau đó được nâng lên thành đường lối chung tại Đại hội XII (9-1982), đặc biệt là Đại hội XIII (10-1978) của đảng với nội dụng:

- Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

- Nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 220053

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp được triển khai ở Đông Dương trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 76

Cách giải: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp được thực hiện ở Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1929.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 220054

Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 76, suy luận.

Cách giải: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại hậu quả nặng nề cho các cường quốc tư bản châu Âu. Trong đó, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1.4 triệu người chết, thiệt hại vật chất lên tới gần 200 tỉ phăng. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Quốc tế cộng sản được thành lập,… Tình hình đó đã tác động mạnh đến Việt Nam…

 Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, Pháp đã thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần 2, được triển khai từ năm 1919 đến năm 1929 (sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đến khi cuộc khủng hoảng kinh tế 1919 – 1933 diễn ra).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 220055

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam triệt để nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 78, suy luận.

Cách giải: Xuất phát từ những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:

- Số lượng đông đảo: năm 1929 là 22 vạn người.

- Số phận: bị giới tư sản, nhất là bọn đế quốc thực dân áp bức và bóc lột nặng nề.

- Có mối quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân.

- Được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản nên nhanh chóng vươn lên trở thành động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

 Giai cấp công nhân chính là giai cấp tiên tiến nhất có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam triệt để nhất sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 220056

Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: suy luận, đánh giá.

Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) đã làm cho xã hội Việt Nam có sự biến đổi.

Nông dân và công nhân đều là hai giai cấp hăng hái tham gia đấu tranh, tuy nhiên:

- Giai cấp nông dân tuy có một bộ phận chuyển hóa thành công nhân nhưng vẫn chiếm số lượng đông đảo nhất (khoảng 90% dân số).

- Giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng nhưng về cơ bản ít hơn nông dân: thời điểm năm 1929 là 22 vạn người.

Trong khi đó, giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản vẫn chiếm số lượng ít, tuy có tinh thần dân tộc nhưng không phải là hai giai cấp đấu tranh hăng hái nhất.

 Nông dân là lực lượng tham gia đông đảo nhất trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 220057

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: phân tích.

Cách giải: Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối của cách mạng Việt Nam. Trước năm 1930, phong trào yêu nước của nhân dân ta diễn ra liên tục, sôi nổi, quyết liệt song đều thất bại vì khủng hoảng về đường lối. Nhìn chung các phong trào yêu nước trước đây theo khuynh hướng phong kiến cũng như dân chủ tư sản đã tỏ ra bất lực, không thể đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đển thắng lợi, cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước ngày càng trầm trọng, làm cho cách mạng Việt Nam “dường như nằm trong đêm tối không có đường ra”. Từ khi Đảng ra đời đã vạch ra một đường lối cách mạng đúng đắn đó là trước làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 220058

Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (02-1930) với “Luận cương chính trị” (10-1930).

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: so sánh.

Cách giải: Luận cương chính trị (10-1930) và Cương lĩnh chính trị (2-1930) đều xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 220059

Hai khẩu hiệu chính mà Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-11931 là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp:sgk 12 trang 91

Cách giải: Từ tháng 2 đến tháng 4-1930, đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện đời sống: công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế,… bên cạnh đó cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính trị như: “ Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”, “Đả đảo phong kiến!”, “Thả tù chính trị…”.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 220060

Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: sgk 12 trang 81

Cách giải: Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lê nin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam, đó là con đường: cách mạng vô sản.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 220061

Kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936-1939 là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: sgk 12 trang 100

Cách giải: Kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936-1939 là phản động thuộc địa và tay sai không chấp nhận thi hành chính sách của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp ban bố.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 220062

Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: sgk 12 trang 100, suy luận

Cách giải: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào 1936 – 1939 đều có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Nếu phong trào 1930 – 1931 nổi bật nhất là vai trò của hai giai cấp công nhân và nông dân thì phong trào 1936 – 1939 có sự tham gia đông đảo, không phân biệt thành phần giai cấp. Sôi nổi nhất là ở thành thị tạo nên một lực lượng chính trị hùng hậu.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »