Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc lần 2

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc lần 2

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 25 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 220303

Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới được đánh dấu bởi nội dung nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 59.

Cách giải: Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 220304

Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa từ những năm 80 thế kỉ XX trở đi

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 69, loại trừ.

Cách giải:

Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa hiện nay là:

  • Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
  • Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
  • Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

Sự ra đời của các tổ chức liên kết, kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 220305

Từ chính sách kinh tế mới ở Nga năm 1921, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 54, liên hệ.

Cách giải: Chính sách kinh tế mới của Liên Xô năm 1921 là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế nhà nước nắm đọc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự quản lí của nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Liên Xô đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế mới

=> Chính sách này đã để lại bài học kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội cho một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 220306

Đâu là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất thế giới từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 52.

Cách giải: Đến cuối thập kỉ 90, Eu đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 220307

Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 11 trang 50, suy luận.

Cách giải: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới: Làm nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng 1905 ở Nga là 1 cuộc CM DCTS kiểu mới)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 220308

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là gì

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: suy luận.

Cách giải: Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 vẫn là liên minh chặt chẽ với Mỹ. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (kí năm 1951) có gia trị 10 năm, sau đó được kéo dài vĩnh viễn

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 220309

Vai trò của giai cấp tư sản trong các cuộc cách mạng tư sản nói chung là gì

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải: Cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là lực lượng quan trọng nhằm đánh đồ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ. Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.Trong cách mạng dân chủ tư sản, đông đảo quần chúng nhân dân (Công nhân, nông dân) đưa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị của mình, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng tư sản; một số yêu cầu vượt khỏi giới hạn và giai cấp tư sản đặt ra cho mình.

=> Giai cấp tư sản có vai trò lãnh đạo cách mạng trong cuộc cách mạng tư sản

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 220310

Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: suy luận.

Cách giải: Cách mạng tháng Hai năm 1917 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới nhưng lại đưa đến việc thành lập hai chính quyền song song: chính quyền tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. => Tháng 4-1917, trong Luận cưong tháng Tư, Lênin đã đề ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. => Tính chất của cách mạng tháng Hai là cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 220311

Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay

Xem đáp án

Đáp án C

Cách giải:

Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong nguyên tắc của Liên hợp quốc, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đẽ biển Đông do các lí do sau:

- Các quần đảo Hoàng Sa và Truông Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.

- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.

Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đua ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nuớc trong khu vực và trên thế giới

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 220312

Chính sách cai trị chủ yếu của thực dân Anh ở Ẩn Độ vào thế kỉ XIX là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 11 trang 9.

Cách giải:

Chính sách cai trị chủ yếu của thực dân Anh đối với Ản Độ về chính trị - xã hội là:

- Nắm quyền cai trị trực tiếp Ản Độ.

- Thực hiện chính sách chia để trị.

Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 220313

Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tập trung ở

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 31.

Cách giải:

Mâu thuẫn giữa các nước tư bản là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) có hệ thống thuộc đĩa rộng lớn với các nước đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế những lại có quá ít thuộc địa. => Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt hơn

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 220314

Nội dung nào sau đây mở đầu cho thời kì lịch sử thế giới hiện đại?

1. Sự thành lập Công xã Pari.

2. Cách mạng Nga 1905 - 1907.

3. Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917

4. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Lich sử thế giới hiện đại bắt đầu từ năm 1917 => Nội dung mở đầu cho thời kì lịch sử thế giới hiện đại là cách mạng tháng Mười Nga thành công. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, thành lập nên nhà nước vô sản đầu tiên, mở ra con đường đấu tranh vô sản cho nhiều quốc gia trên thế giới XHCN

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 220315

Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỷ XX là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Xét từ cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật lần 1, do đòi hỏi của ngành công nghiệp dệt ở Anh, con người đã phát minh ra máy kéo sợi Gienni chạy bằng hơi nước, tăng năng suất dệt so với dệt bằng tay thông thường. Tuy nhiên, quy mô của cuộc cách mạng này chủ yếu trong ngành dệt ở Anh, chưa toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống

Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, cách mạng Khoa học - kĩ thuật lần hai ra đời với nhiều lĩnh vực: sinh học, vật lí, hóa học, ...với những công cụ sản xuất mới, vật liệu mói, năng luợng mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. ...Thành tựu không chỉ trong lĩnh vực khoa học mà còn thiên nhiều hơn về công nghệ trong giai đoạn sau (từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay).

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 220316

Đặc trưng nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: nhận xét.

Cách giải:

- Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập niên.

- Phần lớn các quốc gia vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác. Cả hai siêu cuờng cũng như các nuóc khác đêu có ý thức về những hiểm họa khủng khiếp không thể luờng hết đuợc của cuộc chiến tranh hạt nhân. Ý chí đấu tranh gìn giữ hòa bình cũng đuợc đề cao hơn bao giờ hết.

- Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển. Nhưng vẫn còn di chứng của mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ.

=> Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 diễn biến phức tạp, đa dạng và được mở rộng.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 220317

Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 44.

Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 220318

Điều kiện để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 42, suy luận.

Cách giải:

Kinh tế:

+ Mĩ thu đuợc lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nuớc tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

+ Từ những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới.

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới.

+ Là chủ nợ duy nhất của thế giới.

- Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

=> Điều kiện quan trọng để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 220319

Nội dung nào sau đây là nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: (Sgk 12 trang 72), suy luận.

Cách giải:

Năm 1947, xuất phát từ thông điệp của Tổng thống Truman phát biểu tại Quốc hội Mĩ đã đánh dấu cục diện “Chiến tranh lạnh” được thiết lập. Đây là cuộc chiến tranh không tiếng súng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa , đứng đâu là Liên Xô và Mĩ. Đây cũng là cuộc chiến tranh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - tư tưởng. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra như cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông,...

Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt bằng sự kiện: Năm 1889, Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa lãnh đạo hai cường quốc là Goócbachốp và Buso tại Manta (Địa Trung Hải). Mở ra thời kì mới trong quan hệ quốc tế giữa, xu thế hòa bình hợp tác cùng nhau phát triển là xu thế nổi bật

=> Như vậy, “Chiến tranh lạnh ” là nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 220320

Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động sau Chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: sgk 12 trang 58, suy luận.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ hết sức lo ngại trước ảnh hưởng lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Tamg Hoa (1949). Chủ nghĩa xã hội đã kéo dài từ châu Âu sang châu Á.

=> Mĩ phát động Chiến tranh lanh với mục đích chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 220321

Yếu tố nào sau đây khiến bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích.

Cách giải:

Bản đồ chính trị thế giới trước kia là sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đối với các nước thuộc địa, phụ thuộc. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bản đề chính trị thế giới đã không còn như trước nữa khi hàng loạt các nước Á, Phi, Mĩ Latinh giành được độc lập dân tộc. Cho nên những vùng đất thuộc quyền cai trị của các nước thực dân đã không còn nữa. Đơn cử như Trung Quốc, trong thời ki cận đại bi Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang); Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc... .đến âu nă 1945, phong trào dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh dẫn đến sự thành lập của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhiêu nước khác ở châu Á, Phi và Mĩ Latinh cũng đã giành được độc lập, làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 220322

Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa từ những năm 80 thế kỉ XX trở đi là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 69.

Cách giải:

Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa bao gồm:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành các tập đoàn lớn.

Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 220323

Cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã kí Hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên với quốc gia nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 5.

Cách giải:

Cuối thế kỉ XIX, cụ thể là năm 1854, Mạc Phủ buộc phải kí với Mĩ Hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở hai của biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 220324

Từ cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Trung Quốc đã tập hợp trong tổ chức chính trị nào

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 11 trang 15.

Cách giải:

Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời từ cuối thế kỉ XIX, lớn mạnh hơn nhiều vào đầu thế kỉ XX. Dựa vào cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình. Tháng 5-1905, Trung Quốc Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được ra đời

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 220325

Mục tiêu của liên minh châu Âu EU là gì

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 51.

Cách giải:

Eu ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kịnh tế, tiền tệ mà còn cả lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 220326

Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 11 trang 17, suy luận.

Cách giải:

Cách mạng Tân Hợi năm 1991 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản:

- Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để vì:

- Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.

- Không đụng chạm đến các nước đế quốc.

Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 220327

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Mĩ Latinh đấu tranh giành độc lập chủ yếu bằng hình thức nào

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 39, 40.

Cách giải:

Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú: bãi công, đấu tranh nghị trường, ...nhưng đấu tranh vũ trang là chủ yếu nhất, là nguyên nhân quan trọng biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy”.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 220328

Trong các cuộc cách mạng sau đây, cuộc cách mạng nào khác về bản chất so với các cuộc cách mạng còn lại

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

Cách mạng tháng Mười Nga là cách mạng vô sản.

Các cuộc cách mạng còn lại là cách mang tư sản

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 220329

Từ đầu thập niên 90 thế kỉ XX, trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, trât tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng nào

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 64.

Cách giải:

Sau khi trật tự “hai cực” Ianta sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực” với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Bang Nga,....

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 220330

Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: so sánh.

Cách giải:

* Nguyên nhân chung:

- Dựa vào thành tựu KH-KT, điều chỉnh cơ cấu sx, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành.

- Trình độ tập trang tư bản và tập trung sx cao nên có sức sx và cạnh tranh lớn.

  • Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

*Nguyên nhân riêng:

TÂY ÂU

NHẬT BẢN

- Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang về cho Mĩ nhiều ưu thế (Mĩ tham gia chiến tranh muộn nên ít tốn kém, lợi dụng chiến tranh buôn vũ khí thu lợi....)

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào tay nghề cao.

- Biết lợi dụng nguồn vốn nước ngoài để tập trung vào các ngành kinh tế then chốt.

- Tranh thủ giá nguyên nhiên liệu

rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba.

- Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của EC.

- Chi phí cho quốc phòng ít (1%)

- Biết tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển.

- Các công ty NB năng động, con người NB có truyền thống tự cường.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 220331

Nội dung nào sau đây là một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học -công nghệ, đặc biệt từ sau Chiến tranh lạnh?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 69.

Cách giải:

Một hệ qua trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 220332

Trong giai đoạn 1946 - 1954, nhiệm vụ của cách mạng Lào là gì

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 27.

Cách giải:

Từ năm 1946 đến năm 1954, nhiệm vụ của cách mạng Lào là kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 220333

Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 63, loại trừ.

Cách giải:

Nguyên nhân Liên Xô và Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh:

- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên kéo dài hơn 4 thập kỉ đã làm cho cả hai nuớc quá tốn kém và suy giảm thế mạnh về nhiều mặt so với các cường quốc khác.

- Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu...

- Kinh tế Liên Xô lúc này ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 220334

Vì sao Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mang tính chất phi nghĩa

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích.

Cách giải:

Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 220335

Sau Chiến tranh lạnh, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 64.

Cách giải:

Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 220336

Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu đấu tranh của nhân dân Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Chống chế độ phân biệt có ở Nam Phi, ở Đông Dương, mục tiêu đấu tranh vào cuối thế kỉ, đầu thế kỉ XX là chống xâm lược, chống phong kiến, chống áp bức bóc lột của đế quốc

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 220337

Quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới vì

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 5, 6, suy luận.

Cách giải:

Trật tự thế giới mới là trật tự hai cực Ianta với đặc trung là chia thành hai phe TBCN và XHCN, đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến sự phân chia nay là quyết định của Hội nghị Ianta đặc biệt là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 220338

Nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản hiện nay là gì

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 57.

Cách giải:

Tuy là một nước phát triển cao, nhưng Nhật Bản vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa đặc sắc của mình. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại là nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 220339

Hãy chọn đáp án đúng nhất để điền chỗ ba chấm (...) trong đoạn đoạn văn sau: “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc .... đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn”

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích.

Cách giải:

“Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa tìmg thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 220340

Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (6 - 1947) nhằm mục đích gì

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Sgk 12 trang 59.

Cách giải:

Kế hoạch Mác-san ra đời (6-1947), với khoản viện trợ 17 tỉ USD, Mĩ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Mặt khác, qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 220341

Luận cương tháng Tư của Lê nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 11 trang 50.

Cách giải:

Tháng 4-1917, Lê-nin có bản báo cáo quan trọng trước Tmng ưong Đảng Bônsêvich (Luận cưong tháng Tư), chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 220342

Vai trò của nhà nước được thể hiện như thế nào trong Chính sách kinh tế mới của Liên Xô (1921 - 1925)

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Sgk 11 trang 52.

Cách giải:

Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

=> Nhà nước có vai trò kiểm soát nền kinh tế nhiều thành phần.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »