Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 44 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 221183

Điểm nổi bật nhất của kinh tế Mĩ trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Giải chi tiết:

Khoảng 20 sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 221184

Nội dung nào không phải điểm khác biệt trong chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị lần thứ 8 (5 – 1941) so với Hội nghị tháng 11 năm 1939?

Xem đáp án

Đáp án A

Nội dung không phải điểm khác biệt trong chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị lần thứ 8 (5 – 1941) so với Hội nghị tháng 11 năm 1939 là: Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 221185

Điểm hạn chế của Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo (10 - 1930) so với Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (2 - 1930) khi xác định lực lượng của cách mạng Việt Nam là không đánh giá đúng

Xem đáp án

Đáp án A

Điểm hạn chế của Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo (10 - 1930) so với Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (2 - 1930) khi xác định lực lượng của cách mạng Việt Nam là không đánh giá đúng: khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công- nông.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 221186

Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu khoa học – kĩ thuật nổi bật nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Giải chi tiết:

Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 221187

Yếu tố khách quan thuận lợi để Nhật Bản phục hồi kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án A

Yếu tố khách quan thuận lợi để Nhật Bản phục hồi kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: được Mĩ viện trợ kinh tế. 

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 221188

Lí do chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là vì mỗi giai cấp có

Xem đáp án

Đáp án B

Lí do chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là vì mỗi giai cấp có: quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị khác nhau.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 221189

Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?

Xem đáp án

Đáp án D

Giải chi tiết:

Trong bốn con rồng kinh tế ở châu Á thì Đông Bắc Á có ba, đó là: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 221190

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954), tướng Pháp nào đã đề ra kế hoạch quân sự nhằm kết thúc chiến tranh trong danh dự?

Xem đáp án

Đáp án D

Giải chi tiết:

Năm 1953, Nava đề ra kế hoạch quân sự với hi vọng trong 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 221191

Vấn đề nào không được đặt ra trước các cường quốc đồng minh để giải quyết tại Hội nghị Ianta (2 - 1945)?

Xem đáp án

Đáp án C

Giải chi tiết:

Đầu năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các cường quốc Đồng minh:

- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

- Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

=> Vì vậy, vấn đề nào không được đặt ra trước các cường quốc đồng minh để giải quyết tại Hội nghị Ianta (2 - 1945) là: Khôi phục kinh tế thế giới sau chiến tranh.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 221192

Nội dung nào không nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi của Pháp (12 - 1950)?

Xem đáp án

Đáp án B

Nội dung không nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi của Pháp (12 - 1950) là: Thiết lập hệ thống phòng ngự mạnh trên đường số 4 từ Lạng Sơn đi Cao Bằng.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 221193

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951), đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là

Xem đáp án

Đáp án C

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951), đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là: Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 221194

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay là

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay là: khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 221195

Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã

Xem đáp án

Đáp án A

Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 221196

Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đánh lâu dài chủ yếu vì

Xem đáp án

Đáp án C

Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đánh lâu dài chủ yếu vì: cần thời gian xây dựng và phát triển lực lượng để tạo ra sự chuyển hóa về so sánh lực lượng.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 221197

Điểm yếu trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam trong những năm 1953 - 1954 là

Xem đáp án

Đáp án D

Điểm yếu trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam trong những năm 1953 - 1954 là: mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 221198

Sự kiện nào sau đây tác động trực tiếp đến quyết định chuyển hướng của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939 - 1945?

Xem đáp án

Đáp án D

- Chiến tranh thể giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến Đông Dương và Việt Nam. Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người.

- Trong thực tế, ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thời chiến rất trắng trợn. Thực dân Pháp ở Đông Dương phát xít hóa bộ máy nhà nước, tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân và đàn áp phong trào cách mạng, đẩy nhân dân ta vào cảnh ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế => Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết

=> Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ có tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hướng của Đảng Cộng sản Đông Đương giai đoạn 1939 – 1945.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 221199

Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc và hoạt động có hiệu quả của tổ chức ASEAN?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sư khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 221200

Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Giải chi tiết:

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là: Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi vì rước khi Đảng ra đời, phong trào cách mạng nước ta có phát triển nhưng lần lượt thất bại,. từ khi Đảng ra đời, với đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cách mạng và giành được nhiều thắng lợi to lớn, trong đó có thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 221201

Trong năm 1945, thời cơ của cách mạng Việt Nam bắt đầu xuất hiện khi nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong năm 1945, thời cơ của cách mạng Việt Nam bắt đầu xuất hiện: Khi Nhật đảo chính lật đổ Pháp (3-1945).

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 221202

Hãy sắp xếp các sự kiện sau về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc theo trình tự thời gian:

1) Tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp;

2) Chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương;

3) Gửi đến Hội nghị Véc xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam;

4) Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Xem đáp án

Đáp án B

Sắp xếp các sự kiện về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc theo trình tự thời gian:

3. Gửi đến Hội nghị Véc xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam;

1. Tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp;

4. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

2. Chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương;

 

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 221203

Đâu không phải bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm và nội phản trong năm đầu sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án

Đáp án B

Giải chi tiết:

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta gặp muôn vàn khó khăn và rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Những khó khăn này đều cần sự nỗ lực của chính bản thân Việt Nam, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và tinh thần đoang kết yêu nước của nhân dân mới có thể vượt qua, không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ Pháp.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 221204

Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ

Xem đáp án

Đáp án D

Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ: tinh thần đoàn kết và ý thức làm chủ đất nước của nhân dân.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 221205

Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để mang quân đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)?

Xem đáp án

Đáp án B

Giải chi tiết:

Năm 1882, Pháp lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874) để lấy cớ kéo quân ra Bắc lần thứ hai.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 221206

Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận dân tộc thống nhất riêng?

Xem đáp án

Đáp án B

Giải chi tiết:

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941) đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng, trong đó ở Việt Nam là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 221207

Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954), chỉ thị “phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” được Đảng đề ra trong chiến dịch nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Giải chi tiết:

Khi địch vừa tấn công lên Việt Bắc, đảng ta đã có chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 221208

Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) nhằm mục đích chính là

Xem đáp án

Đáp án C

Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) nhằm mục đích chính là: trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 221209

Điểm giống nhau cơ bản nhất về tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

Xem đáp án

Đáp án A

Điểm giống nhau cơ bản nhất về tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là: đều xuất phát từ lòng yêu nước và vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 221210

Cơ sở nào để Mĩ đề ra và thực hiện “chiến lược toàn cầu” sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án D

Giải chi tiết:

- Kinh tế: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

- Quân sự: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

=> Cơ sở quan trọng để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 221211

Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh thực hiện “phương án Maobáttơn” chia Ấn Độ thành 2 quốc gia dựa trên cơ sở nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Giải chi tiết:

Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, Thực dân Anh đã thực hiện phương án Maobáttơn chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo,  Pakixtan của người theo Hồi giáo.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 221212

Quyết định nào của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5 – 1941) được coi là “một điển hình sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác – lênin về khởi nghĩa vũ trang vào Việt Nam”?

Xem đáp án

Đáp án C

Giải chi tiết:

Trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941), Đảng ta đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, đây chính là một điển hình sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin về khởi nghĩa vũ trang vào Việt Nam. Ở các nước Âu, Mỹ các cuộc cách mạng thường hay bắt đầu từ những cuộc bãi công chính trị rồi tiếp đến mới là các cuộc vũ trang bạo động. “Ở nước ta, khởi nghĩa có thể bùng ra trong một nơi rồi dần dần lan ra khắp nước”. Nhà sử học người Pháp Georges Bouldarel đã chỉ ra sự khác biệt trong hình thái khởi nghĩa ở Việt Nam: “Đó là cuộc cách mạng theo kiểu mới, riêng có của Việt Nam. Các thành phố không bị nông thôn bao vây, chúng đã vùng lên, đã tự chín muồi trên ý nguyện của chính mình... Với thời gian, tính chất độc đáo của cách mạng Việt Nam sẽ trở nên không thể biện bác”. Sự độc đáo, riêng có của cách mạng Việt Nam được khởi nguồn từ sự độc đáo trong tư duy của nhà chính trị - chiến lược quân sự thiên tài Hồ Chí Minh. 

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 221213

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương là

Xem đáp án

Đáp án A

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương là: đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 221214

Mở đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh của nhân dân

Xem đáp án

Đáp án C

Mở đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 221215

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân “nhường cơm sẻ áo” nhằm giải quyết khó khăn nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Giải chi tiết:

Để giải quyết nạn đối sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính phủ đã đề ra biện pháp cấp thời như tổ chức quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo. Chỉ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 221216

Giai cấp mới nào trong xã hội Việt Nam ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Giải chi tiết:

Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, bên cạnh hai giai cấp cũ là công nhân và nông dân đã hình thành giai cấp mới: công nhân và tầng lớp mới là: tư sản và tiểu tư sản.

Đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản và tiểu tư sản mới phát triển thành giai cấp.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 221217

Nội dung nào không phải là biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay?

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung không phải là biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là: Mĩ trở thành nước quyết định toàn bộ quan hệ thương mại quốc tế.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 221218

Âm mưu chung của các thế lực ngoại xâm khi kéo vào nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

Xem đáp án

Đáp án D

Âm mưu chung của các thế lực ngoại xâm khi kéo vào nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: lật đổ chính quyền cách mạng.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 221219

Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 trong những tháng đầu sau ngày toàn quốc kháng chiến đã bước đầu làm thất bại âm mưu nào của Pháp?

Xem đáp án

Đáp án A

Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 trong những tháng đầu sau ngày toàn quốc kháng chiến đã bước đầu làm thất bại âm mưu: Đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 221220

Hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trực tiếp làm cho phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước?

Xem đáp án

Đáp án D

Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, ý thức chính trị của giai cấp công nhân được nâng cao => Phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 221221

Vì sao cuộc bãi công của thợ máy Ba Son (8 – 1925) đã đánh dấu bước ngoặt của phong trào công nhân Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án C

Giải chi tiết:

Trong thời gian trước tháng 8-1925: công nhân đấu tranh đòi lợi kinh tế bằng cách phá hoại máy móc của chủ xưởng, đòi tăng lương, giảm giờ làm.

- Đến tháng 8-1925 đã đánh dấu mốc giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. Thợ máy xưởng Bason tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiếm hạm Misơlê của Pháp trước khi chiếm hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Đây là cuộc đấu tranh vì mục tiêu chính trị, thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 221222

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam không đề ra mục tiêu nào trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954?

Xem đáp án

Đáp án D

Giải chi tiết:

Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam đề ra mục tiêu nào trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953 – 1954) là:

- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

- Giải phóng đất đai.

- Buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng để đối phó với ta trong những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ.

=> Vì vậy, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam không đề ra mục tiêu: Buộc Pháp phải đàm phán với ta để rút quân về nước trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »