Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
33 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Đáp án: D
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Khó khăn nào đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đáp án: D
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta gặp phải nhiều khó khăn và rơi vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong đó:
- Khó khăn và nạn đói, nạn dốt, tài chính có thể chủ động khắc phục bằng những biện pháp trước mắt và lâu dài của Đảng.
- Khó khăn về ngoại xâm và nội phản là khó khăn lâu dài, đặc biệt Trung Hoa Dân Quốc và thực dân Pháp vào nước ta với âm mưu chống phá cách mạng, nguy hiểm nhất Pháp đã đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Yếu tố nào tạo thời cơ thuận lợi để Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu?
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Yếu tố nào tạo thời cơ thuận lợi để Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
Sự kiện nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ vào ngày 19/12/1946?
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Trước những hành động khiêu khích và bội ước của Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Bắc Bộ, Hà Nội. Đặc biệt là ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giái tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vu giữ gìn trật tự ở Hà Nội đã phá vỡ giới hạn cuối cùng của biện pháp hòa bình mà ta thực hiện từ ngày 6/3/1946 đến thời điểm này. Sự kiện đã khiến Đảng ta chủ trương phát định phát động cả nước kháng chiến => Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ vào ngày 19-12-1946.
Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân các nhà yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX quyết định lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Đáp án: A
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
- Đáp án C: cuộc khai thác thuộc địa lần 1 đã tạo ra các giai cấp, tầng lớp mới đặc biệt là tầng lớp tư sản dân tộc, có đóng góp cho phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX.
- Đáp án B: tình ưu việt của cách mạng dân chủ tư sản được thể hiện qua sự thành công của cách mạng Tân Hợi (1911), cách mạng Pháp (1789), …. đặc biệt là sự cường thịnh của Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy tân.
- Đáp án D: Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến lúc này đã thất bại từ phong trào Cần Vương đã dẫn tới sự bế tắc về đường lối cứu nước => các nhà yêu nước tiến bộ đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài.
- Đáp án A: khuynh hướng phong kiến đã bị thất bại từ phong trào Cần Vương, triều đình phong kiến một bộ phận đã làm tay sai cho Pháp.
Đối với việc bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa gì?
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.
Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
Đáp án: C
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới, các nước phát triển, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trong đó có Mĩ đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất giúp tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Sau 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành những trung tâm kinh tế tài - chính lớn nhất thế giới. Chính vì thế, để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, lấy đó làm nhân tố nòng cốt tạo nên sự tăng trưởng nhanh về kinh tế.
Điều kiện quan trọng để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị?
Đáp án: C
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Những nhân tố đưa đến thành công của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị năm 1868 bao gồm:
- Người tiến hành cải cách Minh Trị, nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và là người có tư tưởng duy tân tiến bộ.
- Được sư ủng hộ của các tầng lóp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp Samurai.
- Trước khi tiến hành cải cách, kinh tế Tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển mạnh ở Nhật.
Trong đó, Thiên hoàng nắm quyền lực tuyệt đối là nhân tố quan trọng nhất để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị.
Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về nội dung Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) được kí kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp?
Đáp án: D
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Trước tình hình Trung Hoa Dân Quốc và Pháp kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp, Đảng ta đã chọn giải pháp “hòa để tiến” bằng cách kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), để đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc. Ta đã chấp nhận:
- Đổi không gian: thỏa thuận cho 15000 quân Pháp ra Bắc thay cho Trung Hoa Dân Quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
- Lấy thời gian: nhân nhượng với Pháp ta có thêm thời gian để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau.
Tính chất cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc (1946 - 1949) là
Đáp án: D
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Tính chất cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc (1946 - 1949) là cách mạng dân tộc dân chủ.
Yếu tố cơ bản nhất của thế giới tác động đến chủ trương đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986)?
Đáp án: B
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (12/1986) chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan và khách quan đặt ra cấp thiết. Trong đó, yếu tố cơ bản nhất của thế giới thôi thúc Đảng ta thực hiện đổi mới là do tác động của cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Đây là hai nhân tố tác động mạnh mẽ làm thay đổi tình hình kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới trong khi kinh tế Việt Nam lúc này đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Chính vì thế, Việt Nam cần phải thay đổi để khắc phục tình trạng khủng hoảng và theo kịp xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới.
So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp ở Đông Dương có điểm mới nào dưới đây?
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp ở Đông Dương có điểm mới: đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
Sau khi CNXH sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, những quốc gia nào còn kiên trì con đường CNXH?
Đáp án: C
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Sau khi CNXH sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các quốc gia Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Lào, Cuba vẫn còn kiên trì con đường Chủ nghĩa xã hội.
Chiến tranh lạnh kết thúc đã ảnh hưởng như thế nào đến Đông Nam Á?
Đáp án: D
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Vấn đề Campuchia xuất phát từ năm 1979, Việt Nam dùng quyền tự vệ chính đáng tiến vào một số tỉnh phía đông sông Mê Kong của Campuchia, phối hợp cùng lực lượng cách mạng Campuchia đánh đuổi Pônpốt.
- Việt Nam cho rằng: hành động bành trướng của Trung Quốc được ASEAN tiếp tay là sự đe dọa cho Việt Nam và Đông Dương.
- ASEAN cho rằng: sự có mặt của quân đội Việt Nam tại Campuchia có sự hậu thuẫn của Liên Xô là mối đe dọa an ninh chính có ASEAN và Đông Nam Á.
Trong vấn đề này, ở giai đoạn đầu có sự tham gia trực tiếp của Mĩ. Ở giai đoạn sau, tính chất kiềm chế lẫn nhau giữa các cường quốc liên quan đã đẩy Việt Nam và ASEAN vào thế đối đầu trực tiếp về an ninh.
- Sau chiến tranh lạnh, với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã đi đến thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ngày 23-10-1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari. Sau cuộc tổng tuyển cử, đến tháng 9-1993, Quốc hội mới họp thông qua hiến pháp, tuyên bố thành lập vương quốc Campuchia do Xihanuc làm Quốc vương. Từ đó, đời sống chính trị và kinh tế của nhân dân Campuchia bước sang một thời kì phát triển mới.
=> Xét cho cùng vấn đề Campuchia có liên quan đến cả Trung Quốc và Việt Nam. Quá trình đối thoại giữa Việt Nam và ASEAN từ 1985 đến 1991 đã góp phần quan trọng trong việc hình thành giải pháp chính trị cho “vấn đề Campuchia”, đẩy Trung Quốc vào thế “người ngoài cuộc” và buộc phải nối lại đàm phán với Việt Nam và cộng đồng quốc tế để cùng giải quyết triệt để vấn đề này.
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về tính chất của phong trào Cần vương?
Đáp án: C
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Phong trào Cần vương: Là phong trào yêu nước mang tính dân tộc sâu sắc.
Địa điểm nào diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất giữa ta và địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
Đáp án: A
Phương pháp: sgk
Cách giải:
Địa điểm diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất giữa ta và địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Đồi A1, C1
Điều kiện quốc tế nào tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta có thể phát triển lên giai đoạn mới?
Đáp án: D
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Ngày 1-10-1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời và ngay sau đó cùng với Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu sự phát triển của hệ thống chủ nghĩa xã hội đã được mở rộng từ châu Âu sang châu Á.
- Xét giai đoạn từ 1945 đến 1949: Việt Nam vẫn đơn độc chiến đấu với thực dân Pháp.
- Từ năm 1950: Việt Nam không còn đơn độc mà đã có sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa. Cho đến thời điểm này, đường lối kháng chiến “tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế” mới có điều kiện phát triển. Nói trong mỗi cuộc kháng chiến nhân tố chủ quan vẫn là quan trọng nhất nhưng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân Việt Nam bước sang giai đoạn mới.
Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
Đáp án: B
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa.
Đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp của Đảng đề ra trong năm 1946 - 1947 được thể hiện qua những văn kiện lịch sử nào?
Đáp án: C
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp của Đảng đề ra trong năm 1946 - 1947 được thể hiện qua ba văn kiện: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (9-1947).
Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận gì sau khi đọc bản Sơ thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin (7/1920)?
Đáp án: B
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Sau khi đọc bản Sơ thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin (7/1920), Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam: đó là con đường cách mạng vô sản, cũng có nghĩa sau khi giành độc lập dân tộc sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Điều này sau đó được xác định cụ thể trong đường lối chiến lược của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930).
Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân?
Đáp án: C
Phương pháp: Suy luận
Cách giải:
Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, ở Bắc Kì và Trung Kì, Đảng ta đã đề ra khẩu hiệu: “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Khẩu hiệu đã đáp ứng được nguyện vọng cấp bách của nông dân, tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ chưa từng có.
Sự kiện nào chứng tỏ Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam thời kì 1930- 1945?
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng được đề ra từ hội nghị trung ương tháng 11-1939 nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là dân tộc giải phóng và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.
Nét khác biệt giữa trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vecsxai - Oasinhtơn là
Đáp án: B
Phương pháp: So sánh
Cách giải:
- Các đáp án A, C, D: là điểm giống nhau của trật tự hai cực Ianta và hệ thống Vecxai – Oasinhtơn.
- Đáp án B: là đặc điểm của trật tự hai cực Ianta, hệ thống Vecxai – Oasinhtơn không có đặc điểm này.
Trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, phái Lập hiến lên cầm quyền đã làm điều gì?
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Sau khi lên nắm quyền, phái Lập hiến đã thông qua bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (8-1789) với khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do – Bình đẳng – Bái ái”
Người Bồ Đào Nha chủ trương thực hiện các cuộc thám hiểm địa lí về hướng nào?
Đáp án: D
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Các thương nhân châu Âu, trong đó có người Bồ Đào Nha khao khát muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông – nơi được coi là “mảnh đất hứa” với nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn gia vị hấp dẫn và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Cuộc khởi nghĩa nào đã làm sụp đổ nhà Minh?
Đáp án: B
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Trong tình trạng khủng hoảng cuối triều Minh, cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành đã làm cho triều Minh sụp đổ.
Chiến thắng quân sự nào của ta làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
Đáp án: C
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Trong đông – xuân 1964 – 1965, quân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã (Bà Rịa, ngày 2-12-1964). Trong trận này, ta đã đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.
Điểm giống nhau trong thể chế chính trị của nhà nước: Văn Lang - Âu Lạc; Chăm Pa; Phù Nam là
Đáp án: B
Phương pháp: suy luận, so sánh
Cách giải:
Thể chế chính trị của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc và nhà nước Champa, Phù Nam đều là nhà nước quân chủ sơ khai, nghĩa là nhà vua đứng đầu đất nước nhưng chưa có quyền lực cao và bộ máy chính quyền còn đơn giản, sơ khai, chưa chặt chẽ đến tận các địa phương.
Tác dụng lớn nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947 là gì?
Đáp án: C
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Trước những hành động của Pháp từ tháng 12-1946, nhiệm vụ của nhân dân các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là giam chặt địch trong thành phố, đảm bảo chính phủ rút về chiến khu an toàn, cơ bản đầu não được bảo toàn. Nhân dân ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã chiến đấu anh dũng từ tháng 12-1946 đến tháng 2-1947, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố, bước đầu đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
=> Tác dụng lớn nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là bảo đảm cho cơ quan đầu não của Đảng và chính phủ rút về chiến khu an toàn.
Mục tiêu của ta khi quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ
Đáp án: D
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
Từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc, em hãy rút ra bài học trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Đáp án: B
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
- Các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc diễn ra mạnh mẽ từ thế kỉ I đến thế kỉ X, tiêu biểu là: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, ....
- Các cuộc khởi nghĩa này đã thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, sáng ngời truyền thống giữ nước của dân tộc. Nó cũng cho thấy, dựng nước đã khó nhưng giữ nước càng khó hơn. => Minh chứng cho truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc cũng là bài học rút ra cho công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay. Dù đất nước đã độc lập những các thế lực thù địch vẫn không ngừng âm mưu chống phá bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, đòi hỏi đảng phải có chủ trương đúng đắn, nhân dân phải nâng cao nhận thức, quyết tâm bảo vệ đất nước.
Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?
Đáp án: C
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Chiến thắng Vạn Tường (1965) được xem như là Ấp Bắc đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) có đặc điểm gì?
Đáp án: D
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
- Cuôc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng thừa, gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế, xã hội của các nước, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới: Sản xuất công nghiêp toàn thế giới giảm 38%, Mĩ giảm 46%; 13.000 công ti bị phá sản; hàng triệu hécta cây trồng bị phá bỏ, riêng ở Mĩ có 75% nông trại bị phá sản; hàng chục triệu công nhân, nông dân bị thất nghiệp, phá sản, đời sống nhân dân lao động hết sức cùng cực
- Khủng hoảng kéo dài nhất trong lịch sử (4 năm từ 1929 – 1933)
Điều kiện lịch sử thuận lợi nhất để Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam là gì?
Đáp án: B
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Chiến thắng Phước Long đã tiêu diệt 3000 tên địch, tạo ra sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta. Trận Phước Long có ý nghĩa như một “trận trinh sát chiến lược”. Qua đây ta hiểu địch hơn, quân đội Sài Gòn không còn đủ khả năng đối phó cùng một lúc với nhiều hướng tiến công của ta; không có khả năng chiếm lại một thị xã đã giải phóng, mặc dù Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh treo giải thưởng 3,2 triệu tiền ngụy cho quân lính tử thủ Phước Long; từ hô hào “Kiên quyết lấy lại Phước Long” chuyển thành “Ba ngày cầu nguyện cho Phước Long”. Còn Mỹ, sau Phước Long không dễ can thiệp trở lại miền Nam để cứu ngụy.
=> Đây là điều kiện thực tiễn quan trọng khiến Bộ Chính trị trung ương Đảngcũng cố quyết tâm và đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong vòng 2 năm 1975 và 1976.
Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam những năm 1919 - 1925?
Đáp án: A
Phương pháp: Suy luận
Cách giải:
ch mạng tháng Mười Nga thành công có ảnh hưởng tích cực đến phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam những năm 1919 – 1925. Đây là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay giai cấp vô sản.
- Cách mạng tháng Mười thành công đã mở ra con đường giành độc lập dân tộc, đó là: con đường cách mạng vô sản, cổ vũ các tầng lớp đấu tranh giành độc lập của đông đảo các tầng lớp nhân dân, bao gồm: tư sản dân tộc, công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
- Cách mạng tháng Mười tác động thúc đẩy các hoạt động chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng sau này (Nổi bật hơn là trong giai đoạn 1926 – 1929)
Ý nào dưới đây không phải là nội dung của bộ luật Hồng Đức?
Đáp án: C
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
- Khi xa giá nhà vua đi qua mà xông vào hàng người đi kèm thì xử tội đồ, nếu xông vào đội cận vệ thì xử chém. Lầm lỡ thì giảm một bậc.
- Bán ruộng đất ở biên cương cho người ngoại quốc thì bị xử chém.
- Đào trộm đê đập làm thiệt hại nhà cửa, lúa má thì sử đồ, lưu, bắt đền tổn hại.
=> Loại trừ đáp án C.
Sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí người Mĩ trong nửa sau thế kỉ XX là
Đáp án: B
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
- Đáp án D: Vụ khủng bố năm 2001 (thế kỉ XXI) => Loại vì không phù hợp thời gian câu hỏi đưa ra.
- Đáp án A: Chiến tranh I-rắc (2003) => thuộc thế kỉ XXI => Loại vì không phù hợp thời gian câu hỏi đưa ra.
- Đáp án C: những cuộc đấu tranh của người da đen và người da đỏ => không phải là sự kiện tác động mạnh mẽ đến tâm lí người Mĩ.
- Đáp án B: Sự thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.=> là đáp án đúng vì Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính thế giới và là nước hùng mạnh hơn Việt Nam nhiều lần. Mĩ tham chiến ở Việt Nam trên danh nghĩa là chống lại làn sóng cộng sản nhưng thực tế là thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới và chống lại Liên Xô. Cho nên, cùng với cuộc chiến kéo dài ở Việt Nam và sự thật dần được phơi bày, dư luận tiến bộ ở Mĩ và thế giới lên án và phản đối chiến tranh. Sự thất bại của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam cũng tác động rất lớn đến tâm lĩ người Mĩ.
Điểm khác cơ bản của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại so với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là:
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích, so sánh
Cách giải:
- Các cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX: các phát minh bắt nguồn từ thực tiễn của sống, từ kinh nghiệm thực tiễn để sáng tạo ra.
- Cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay: các phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đây cũng là đặc điểm nổi bật nhất của cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần hai.
Nhận xét nào là đúng về tình hình quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn?
Đáp án: B
Phương pháp: Phân tích
Cách giải:
Tình hình quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn:
Trang bị phương tiện kĩ thuật còn rất lạc hậu kiểu trung cổ.
Nhân tố quyết định đưa Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế là
Đáp án: C
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Nhân tố quyết định đưa Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế là nguồn nhân lực có chất lượng, tính kỉ luật cao.