Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Trường THPT Đồng Đậu lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Trường THPT Đồng Đậu lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
46 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Đặc điểm của quan hệ quốc tế vào đầu những năm 70 của thế kì XX là xu hướng
Đáp án: B
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ, thương lượng Xô – Mĩ, mặc dù còn những diễn biến phức tạp.
Đặc trưng lớn nhất chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
Đáp án: D
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng hai cực – hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX.
Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Trong hai giai đoạn đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1952 và 1952 – 1973) chính sách đối ngoại của Nhật Bản đều tập trung trong mối quan hệ với Mĩ (Biểu hiện cụ thể với Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật) và các nước Tây Âu.
- Từ năm 1973 đến năm 1991, Nhật Bản bắt đầu thực hiện chính sách “hướng về châu Á” với học thuyết Phucưđa (1977), tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN. Đây chính là điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991 so với hai giai đoạn trước.
Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là
Đáp án: B
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
- Phan Bội Châu là nhân vật yêu nước chủ trương cứu nước bằng hình thức bạo động vũ trang. Tháng 5-1904, ông thành lập Hội Duy tân chủ trương “đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam”.
Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các tướng sĩ quân đội nhà Trần đã khắc chữ
Đáp án: D
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các tướng sĩ quân đội nhà Trần đã khắc chữ Sát thát
Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
- Đáp án A: chủ nghĩa thực dân cũ là kẻ thù chủ yếu của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đến năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla, chủ nghĩa thực dân cũ (Bồ Đào Nha) bị sụp đô về mặt cơ bản.
- Đáp án B: Chế độ phân biệt chủng tộc cũng là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi, tồn tại ở Nam Phi.
- Đáp án C: Chế độ độc tài thân Mĩ là kẻ thù của nhân dân Mĩ Latinh.
- Đáp án D: chủ nghĩa thực dân mới là kẻ thù của nhân dân Mĩ Latinh.
=> Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân cũ.
Chọn đáp án: A
Từ đầu những năm 90, Nhật nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế
Đáp án: C
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thể siêu cường về kinh tế.
Liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Đáp án: A
;Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa:
- Chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.
- Mở ra một thời kì mới - thời kì xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài
của Tổ quốc.
- Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên miền đất của Tổ quốc, tạo thêm niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
Trong đó, ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc- độc lập, tự chủ, lâu dài
Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
Đáp án: D
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu.
=> Trước tình hình con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát thì Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước mới.
Người hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010) là
Đáp án: B
Phương pháp: sgk
Cách giải:
Người hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010) là
Lý Công Uẩn.
Nhiệm vụ chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là
Đáp án: D
Phương pháp: sgk
Cách giải:
Nhiệm vụ chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là kháng chiến chống Mỹ.
Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
- Kinh tế:
+ Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
+ Từ những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới.
+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới.
+ Là chủ nợ duy nhất của thế giới.
- Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
=> Điều kiện quan trọng để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
Hiệp ước Bali (1976) được kí kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của tổ chức ASEAN là tên viết tắt của
Đáp án: C
Phương pháp: sgk
Cách giải:
Hiệp ước Bali (1976) được kí kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của tổ chức ASEAN là tên viết tắt của Hiệp ước thân thiện và hợp tác.
Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?
Đáp án: B
Phương pháp:phân tích
Cách giải:
- Đáp án A, C, D: là những nguyên nhân giống nhau thúc đẩy Nhật Bản và Tây Âu phục hồi và phát triển sau năm 1945.
- Đáp án B:
+ Nhật Bản: vì chi phí quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP) nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.
+ Tây Âu: không có nhân tố này
Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ?
Đáp án: B
Phương pháp: giải thích
Cách giải:
Đến giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa đã có những bước tiến đáng kể. Sự phát triển của kinh tế của các thuộc địa làm cho Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh với Anh. Vì vậy, bằng mọi biện pháp, Chính phủ Anh đã cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang, ban hành chế độ thuế khóa nặng nề. Mục đích cuối cùng của những chính sách này nhằm không để nền kinh tế của 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc.
Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
Đáp án: A
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc gồm:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trì giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
=> Loại trừ đáp án: B
Đặc điểm của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là
Đáp án: B
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
- Phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước: bởi đó là phong trào nổ ra có sự tham gia đông đảo của quâng chúng nhân dân, sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra mạnh mẽ và quy tụ thành những trung tâm lớn.
- Phong trào Cần Vương là phong trào theo ý thức hệ phong kiến, đấu tranh với mục tiêu: Đánh đuổi thực dân Pháp, giúp vua khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập ở Việt Nam.
Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta?
Đáp án: A
Phương pháp: sgk
Cách giải:
Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ Chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông đe dọa nền độc lập của nước ta.
Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất
Đáp án: C
Phương pháp:
Cách giải:
Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là gì?
Đáp án: B
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Xét âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, việc Pháp xâm lược Việt Nam để mở rộng thị trường và thuộc địa là điều tất yếu. Nhưng để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp hay không còn tùy vào thực lực của từng nước. Trong sự đối sánh với đất nước Xiêm giai đoạn này, vua Rama V thực hiện chính sách cải cách toàn diện đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo để giữ vững nền độc lập thì nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, “trọng nông ức thường” làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy giảm. Hơn nữa, khi Pháp tiến vào nước ta, nhà Nguyễn lại kí với Pháp từ hiệp ước này đến hiệp ước khác, đi từ đầu hàng từng phần đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp mặc dù cuộc đấu tranh của nhân đã làm cho Pháp hoang mang, sợ hãi. Như vậy có thể nói, nguyên nhan chính khiến Viêt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là do nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc
Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Cách mạng tháng Hai đã đưa đến sự thành lập hai chính quyền song song. Tháng 4-1917, Lê – nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng Bônsêvich (Luận cương tháng Tư) chi ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
=> Cách mạng tháng Mười có tính chất là cách mạng xã hội chủ nghĩa hay cách mạng vô sản.
Năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thắng lợi thuộc về
Đáp án: D
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản, thắng lợi thuộc về Liên Xô và các nước đồng minh.
Nguyên nhân khiến quân Tống quyết định xâm lược Đại Việt lần thứ hai năm 1075 là
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Vào những năm 70 của thế kỉ XI, trong lúc Đại Việt đang phát triển thì nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng, phía Bắc bị người Liêu, Hạ xâm lấn, trong nước nông dân nổi dậy ở nhiều nơi. Đây chính là nguyên nhân khiến nhà Tống xâm lược Đại Việt lần thứ hai năm 1075 theo như lời khuyên của Tể tướng Vương An Thạch khuyên vua Tống: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”.
Điểm khác biệt trong chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh với Phan Bội Châu là
Đáp án: B
Phương pháp: so sánh
Cách giải:
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai đại diện tiêu biểu đấu tranh cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, chủ trương cứu nước của hai ông lại có điểm khác nhau:
- Phan Bội Châu: chủ trương đấu tranh bằng phương pháp bạo động để giành độc lập.
- Phan Châu Trinh: chủ trương cải cách kinh tế xã hội.
Đặc trưng kinh tế cơ bản nhất của Liên Xô từ sau 1921 đến năm 1925 là
Đáp án: D
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Đặc trưng kinh tế cơ bản nhất của Liên Xô từ sau 1921 đến năm 1925 là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Điểm giống nhau giữa kháng chiến chống Nam Hán (năm 1938), kháng chiến chống Tống lần 1 (năm 981) và kháng chiến chống Nguyên lần 3 (năm 1288) là
Đáp án: C
;Phương pháp: so sánh
Cách giải:
- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) giành thắng lợi tại trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.
- Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 (981): có chiến thắng trên sông Bạch Đằng do Lê Hoàn lãnh đạo.
- Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3 (1288): tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống
Nội dung dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” mà nước Nga thực hiện là
Đáp án: D
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kip thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. Đây cũng chính là nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế mới mà nhà nước Nga Xô viết thực hiện.
Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội nhằm
Đáp án: C
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội nhằm nhanh chóng xóa bỏ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” với các cuộc chiến tranh thế giới đã qua:
Đáp án: B
Phương pháp: so sánh
Cách giải:
Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” với các cuộc chiến tranh thế giới đã qua là Không xung đột trực tiếp bằng quân sự.
Yếu tố cơ bản nào chứng tỏ cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để?
Đáp án: A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Một cuộc cách mạng tư sản là triệt để khi thực hiện được những mục tiêu đề ra của cuộc cách mạng đó.
Xét mục tiêu của cách mạng tư sản Pháp: Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để vì:
- Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Có ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
- Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đã đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
=> “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp” (Lê Nin)Một cuộc cách mạng tư sản là triệt để khi thực hiện được những mục tiêu đề ra của cuộc cách mạng đó.
Xét mục tiêu của cách mạng tư sản Pháp: Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để vì:
- Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Có ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
- Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đã đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
=> “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp” (Lê Nin)
Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX?
Đáp án: D:
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Xét đáp án D, mục tiêu chống Pháp để tự vệ là mục tiêu của khởi nghĩa nông dân Yên Thế, nhằm chống lại bước chân bình định của thực dân Pháp, thuộc phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án: C
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Từ những năm 60-70 trở đi, nhóm nước sáng lập ASEAN chuyển sang “Chiến lược kinh tế hướng ngoại” (công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo).
- Nội dung:
+ Mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài
+ Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu
+ Phát triển ngoại thương.
- Kết quả: bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước này có sự biến đổi lớn.
+ Tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dich đối ngoại tăng trưởng nhanh.
+ Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực đang phát triển.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: Thái Lan 9% (1985-1995), Singapore 12% (1968 -1973),…đứng đầu 4 con rồng châu Á.
+ Từ năm 1997-1998, trải qua khủng hoảng tài chính, kinh tế suy thoái, chính trị không ổn định , sau vài năm khác phuc, các nước ASEAN vẫn tiếp tục phát triển.
=> Thông qua quá trình xây dựng và phát triển đất nước của các nước sáng lập ASEAN, các nước phát triển ở Đông Nam Á cần xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài,
Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là
Đáp án: D
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
* Đối với nước Pháp:
- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.
* Đối với thế giới:
- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.
- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên cơ sở nào?
Đáp án: C
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên cơ sở:
- Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau.
- Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, phát triển kinh tế, ổn định chính trị của các nước thành viên.
- Từ năm 1950, sau khi phục hồi, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc của Mĩ. Họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực, đặc biệt là Mĩ.
Nét khác biệt giữa trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vecsxai- Oasinhtơn là
Đáp án: A
Phương pháp: so sánh
Cách giải:
- Các đáp án B, C, D: là điểm giống nhau của trật tự hai cực Ianta và hệ thống Vecxai – Oasinhtơn.
- Đáp án A: là đặc điểm của trật tự hai cực Ianta, hệ thống Vecxai – Oasinhtơn không có đặc điểm này.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đáp án: B
Phương pháp: sgk
Cách giải:
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian
1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước.
3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản.
4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao.
Đáp án: D
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản ở Trung Quốc (1946 – 1949)
2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước (1948)
1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949)
4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao (1997, 1999)
Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay là
Đáp án: C
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay là phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là
Đáp án: D
Phương pháp: Phân tích
Cách giải:
Đến giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa của 13 thuộc địa đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, Anh lại tìm mọi cách cấm đoán, kìm hãm sự phát triển kinh tế nơi đây nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh với Anh.
=> Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ với chính phủ Anh trở nên gay gắt, là mâu thuẫn chủ yếu và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng tư sản ở Bắc Mĩ.
Vì sao cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai thuộc nội dung phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc?
Đáp án: C
Phương pháp: giải thích
Cách giải:
Chế độ phân biệt chủng tộc là thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.
Trải qua một quá trình đấu tranh bền bỉ, tại cuộc trưng cầu dân ý tháng 3 năm 1992, cuộc bầu cử cuối cùng của những người da trắng đã diễn ra ở Nam Phi, các cử tri đã cho phép chính phủ có quyền được thương lượng về bản hiến pháp mới với ANC và các đảng phái chính trị khác. Năm 1993 bản hiến pháp lâm thời đã được xây dựng trong khi chờ đợi soạn thảo một bản hiến pháp chính thức. De Klerk và lãnh tụ ANC Nelson Mandela đã được tặng giải Nobel Hòa bình do đã có những nỗ lực để chế độ a-pac-thai kết thúc trong hòa bình, góp phần tạo dựng nên một nền tảng dân chủ mới cho đất nước Nam Phi.
=> Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một hình thức tồn tại của chủ nghĩa thực dân.
=> Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) ở Nam Phi chứng tỏ một hình thức tồn tại của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.