Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên Bắc Giang lần 1

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên Bắc Giang lần 1

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 42 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 221023

So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: phân tích

Giải chi tiết:

So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt là: Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực, hình thành Liên minh thống nhất giữa nhiều nước thành viên và có sự thống nhất về thị trường (đồng Euro ra đời năm 2002).

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 221024

Sự sụp đổ của chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh từ nửa sau thế kỉ XX chứng tỏ

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ. Xây dựng chế độ độc tài là biên pháp quan trọng của Mĩ để thực hiện âm mưu này. Tuy nhiên, cao đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh đã lần lượt lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ điều này đồng nghĩa với sự thất bại của Mĩ trong việc biến Mĩ Latinh thành sân sau.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 221025

Nenxơn Manđêla là được trao giải Nôbel Hòa bình năm 1993 vì đã

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết: 

Nenxơn Manđêla là được trao giải Nôbel Hòa bình năm 1993 vì đã có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào hòa bình thế giới.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 221026

Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế ở thế kỉ XXI, Việt Nam có những thuận lợi gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người. Đối với Việt Nam, xu thế mới này trong quan hệ quốc tế tạo điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 221027

Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - những năm đầu thế kỉ XX là phải

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích

Giải chi tiết:

Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - những năm đầu thế kỉ XX là phải xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 221028

Bức tranh chung của nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và là thị trường độc chiếm của Pháp.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 221029

Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Trong những năm 1919 – 1925, Nguyễn Ái Quốc có hai công lao chính đối với cách mạng Việt Nam:

- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản.

- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng.

=> Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 221030

Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là ai?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết: 

Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là Nguyễn Tri Phương.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 221031

Yếu tố nào sẽ tiếp tục tạo ra sự đột phá và chuyển biến trong cục diện thế giới hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Từ đầu những năm 90, một trật tự thế giới mới đang dần dần được hình thành. Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố. Trong đó, sự phát triển của cách mạng khoa học – kỹ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trong cục diện thế giới, bởi áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật sẽ tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế, đưa đến sự phát triển của nhiều quốc gia cạnh tranh với các nước đã phát triển từ trước đó. Có tiềm lực về kinh tế sẽ nâng cao vị thế về chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 221032

Nguyên tắc nào của Liên hợp quốc cũng là những điều khoản Hiệp ước Bali 1976 của tổ chức ASEAN?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước của Liên hợp quốc cũng là những điều khoản Hiệp ước Bali 1976 của tổ chức ASEAN.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 221033

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp, xã hội Việt Nam có những mâu thuẫn cơ bản nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp, xã hội Việt Nam có những mâu thuẫn cơ bản là: Dân tộc Việt Nam - Thực dân Pháp; Nông dân - Địa chủ phong kiến.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 221034

Lí do cơ bản để Mĩ và Liên Xô từng bước hòa dịu, sau đó đi đến kết thúc Chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Lí do cơ bản chính là lí do xuất phát từ tình hình nội tại của Liên Xô và Mĩ trong quá trình thực hiện Chiến tranh lạnh. Trong cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm thế mạnh về nhiều mặt hơn so với các cường quốc khác.

=> Liên Xô và Mĩ thấy cần phải chấm dứt chiến tranh lạnh để tập trung phát triển và củng cố vị thế của mình.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 221035

“Hòa bình trung lập, không tham gia bất kì liên minh quân sự hoặc chính trị nào, nhận viện trợ từ mọi phía không có điều kiện ràng buộc” là đường lối đối ngoại của

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết: 

“Hòa bình trung lập, không tham gia bất kì liên minh quân sự hoặc chính trị nào, nhận viện trợ từ mọi phía không có điều kiện ràng buộc” là đường lối đối ngoại của Campuchia (1954 - 1970).

 

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 221036

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi bùng nổ sớm nhất ở khu vực

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi bùng nổ sớm nhất ở khu vực Bắc Phi.

 

 

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 221037

Điểm chung giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Điểm chung giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế là thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 221038

Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương khi

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích

Giải chi tiết:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã gây ra nhiều thiệt hại cho Pháp => Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và phát triển nền kinh tế chính quốc.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 221039

So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đặc điểm nổi bật trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương là sự đầu tư với

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Khác với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) Pháp đầu tư với tốc độ nhanh và quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam. Chỉ torong vòng 6 năm (1924 – 1929), số vốn Pháp đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam lên tới 4 tỉ phrăng, vốn đầu tư vào nông nghiệp là nhiều nhất.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 221040

Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là Pháp.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 221041

Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

- Trật tự hai cực Ianta đứng đầu là Liên Xô và Mĩ, đặc trưng là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ khiến cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị tan rã thành từng mảng, hàng trăm quốc gia độc lập ra đời. Đặc biệt, cách mang dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc thành công (1949), nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội làm cho hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á, làm tăng sức mạnh của phe chủ nghĩa xã hội mở ra một bước “đột phá” góp phần làm “xói mòn” trật tự hai cực Ianta.

- Từ 1988 – 1991, Liên Xô và Mỹ rút dần sự “có mặt” của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (phạm vi ảnh hưởng của liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp khắp nơi). Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã cùng với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1991).

=> Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đối với quan hệ quốc tế là làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 221042

Nét nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: đánh giá, phân tích

Giải chi tiết:

- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước thực dân Âu – Mĩ.

- Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật đã xâm chiếm và biến Đông Nam Á thành thuộc địa. Ví dụ như ở Việt Nam, tháng 9-1940, Nhật đã tiến vào miền Bắc Việt Nam, câu kết với Pháp để bóc lột và thống trị nhân dân ta. Cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã chuyển từ đấu tranh chống thực dân Âu – Mĩ sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 221043

Việc phóng tàu “Thần Châu 5” (năm 2003), đã đưa Trung Quốc trở thành

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Việc phóng tàu “Thần Châu 5” (năm 2003), đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba (sau Mĩ, Liên Xô) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 221044

Thông điệp của Tổng thống Tơ-ru-man tại Quốc hội Mĩ (tháng 3/1947) được xem là sự kiện

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Thông điệp của Tổng thống Tơ-ru-man tại Quốc hội Mĩ (tháng 3/1947) được xem là sự kiện mở đầu cho chính sách chống Liên Xô, phá vỡ quan hệ đồng minh của Mĩ và Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đồng thời, là sự kiện khởi đầu cho cục diện Chiến tranh lạnh kéo dài suốt 4 thập kỉ cuối thế kỉ XX.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 221045

Nước nào dưới đây đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Năm 1961, Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 221046

Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp năm 1789?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Cuối tháng 8-1789, Quốc hội lập hiến đã thông qua Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền với nội dung:

- Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người.

- Khẳng định chủ quyền của nhân dân.

- Tuyên bố quyền sở hữu là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 221047

Điểm giống nhau giữa cách mạng tư sản Pháp 1789 với cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản 1868 là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích

Giải chi tiết:

Cách mạng tư sản Pháp (1789) và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đều mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản, sau khi thành công đều tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, nếu cách mạng tư sản Pháp (1789) là cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình thì cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 221048

Cuộc cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên trên thế giới diễn ra ở

Xem đáp án

Đáp án d

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Cuộc cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên trên thế giới diễn ra ở Hà Lan.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 221049

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bộ phận nào trong xã hội được đánh giá là “lực lượng quan trọng” của cách mạng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Tầng lớp tiểu tư sản gồm người buôn bán nhỏ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên... phát triển khá nhanh. Họ nhạy cảm trước thời cuộc, đời sống rất bấp bênh nên hăng hái đấu tranh và là lực lượng quan trọng của cách mạng.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 221050

Tư tưởng nào dưới đây có tác động sâu sắc đến hầu hết các bộ phận yêu nước Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Cách mạng tư sản Pháp (1789) là cuộc cách mạng tư sản triệt để và điển hình nhất. Chính vì thế, cuộc cách mạng này đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào yêu nước của các dân tộc, trong đó có Việt Nam. Tư tưởng “Tự do – bình đẳng – bác ái” trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã tác động đến hầu hết các bộ phận yêu nước Việt Nam, trong đó có tầng lớp sĩ phu yêu nước thức thời, và sau đó là giai cấp tư sản, dấy lên phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản những năm đầu thế kỉ XX. Rồi sau đó, Nguyễn Ái Quốc vào 5-6-1911 cũng đã chọn Pháp làm điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của mình.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 221051

Việt Nam gia nhập ASEAN đã

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 221052

Đảng Lập hiến ra đời năm 1923 là đảng của lực lượng nào ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long) đã lập ra Đảng Lập hiến (1923).

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 221053

Lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau đây:

“Vào giữa thế kỉ XIX trước khi bị .....(1)..... xâm lược. Việt Nam là một .....(2)..... có chủ quyền đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên ở giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện ......(3)...... suy yếu nghiêm trọng”.

(SGK Lịch sử 11 Ban cơ bản, tr 106, NXB Giáo dục, 2009)

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

“Vào giữa thế kỉ XIX trước khi bị thực dân Pháp xâm lược. Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên ở giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng”.

(SGK Lịch sử 11 Ban cơ bản, tr 106, NXB Giáo dục, 2009)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 221054

Khi các nước thắng trận họp ở Vécxai (tháng 6 năm 1919), Nguyễn Ái Quốc đã làm gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: phân tích

Giải chi tiết:

Ngày 18-6-1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 221055

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” là những câu thơ phản ánh nhiệm vụ nào đặt ra cho nhân dân Việt Nam sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” là những câu thơ phản ánh nhiệm vụ chống triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp xâm lược đặt ra cho nhân dân Việt Nam sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 221056

Nội dung nào không phải là yếu tố khách quan tác động đến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam đã dẫn đến sự biến chuyển của kinh tế, xã hội. Đặc biệt là xuất hiện và hoàn chỉnh nhưng giai cấp mới. Những giai cấp này tham gia đấu tranh từ năm 1919 đến năm 1930 tạo nên phong trào dân tộc dân chủ mạnh mẽ. Đây chính là nhân tố nội tại quan trọng tác động đến phong trào dân tộc dân chủ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 221057

Sự phát triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển trong quan hệ quốc tế được xem là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Sự phát triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển trong quan hệ quốc tế được xem là thời cơ, thách thức cho các quốc gia - dân tộc khi bước sang thế kỉ XXI.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 221059

Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn (8/1925) đã chứng tỏ điều gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn (8/1925) đã chứng tỏ tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động cách mạng.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 221060

Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng Cuba, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh chủ yếu diễn ra dưới hình thức nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích

Giải chi tiết:

Cách mạng Cuba được như “lá cờ đầu” thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX. Đặc biệt, cao trào đấu tranh vũ trang nổ ra mạnh mẽ đã biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy”. Kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 221061

Các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đều thất bại vì lí do chủ yếu nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đều thất bại do ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, lạc hậu. Hạn chế của ý thức hệ phong kiến, Khẩu hiệu Cần Vương - Giúp vua cứu nước, khôi phục lại vương triều phong kiến, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến và nguyện vọng vủa nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến, chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 221062

Khởi nguồn của sự chia cắt trên bán đảo Triều Tiên và nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Khởi nguồn của sự chia cắt trên bán đảo Triều Tiên và nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do quyết định của hội nghị I-an-ta.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »