Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Trường THPT Trần Hưng Đạo Vĩnh Phúc lần 1

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019 - Trường THPT Trần Hưng Đạo Vĩnh Phúc lần 1

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 243 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 220903

Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) không thông qua quyết định nào?

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương pháp: phân tích

Cách gải:

Hội nghị Iant đã đưa ra những quyết định quan trọng: 1. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; 2. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới; 3. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giair giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 220904

Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh trái đất là

Xem đáp án

Đáp án: B

Phương pháp: sgk

Cách giải: 

Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh trái đất là Liên Xô.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 220905

Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương pháp: sgk

Cách giải:

Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 220906

Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương pháp: sgk

Cách giải:

Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là Các nước phương Tây.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 220907

Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

Xem đáp án

Đáp án: B

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Trong hộ nghi Ianta có nêu nội dung: thành lâp tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Văn kiện quan trọng nhất của tổ chức này là Hiến chương Liên hợp quốc cũng đưa ra mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Thực tế trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới, giải quyết các vấn đề tranh chấp, xung đột trên thế giới.

=> Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giớ

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 220908

Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương pháp: sgk

Cách giải:

Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là trở thành các quốc gia độc lập.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 220909

Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Tháng 8 – 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được hình thành là biểu hiện của xu hướng liên kết khu vực đang diễn ra mạnh mẽ vào những năm 50-60 của thế kỉ XX. Các nước muốn liên kết khu vực trên cơ sở đã giành được độc lập, muốn liên kết để khắc phục những khó khăn trong quá trình xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Đặc biệt là hạn chế những ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. Đối với EU và ASEAN đều muốn hạn chế sự ảnh hưởng của Mĩ.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 220910

Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực

Xem đáp án

Đáp án: B

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đi đầu trong lĩnh vựccông nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 220911

Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á năm 1945 chứng tỏ

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Một cuộc cách mạng muốn nổ ra cần có điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. Trong đó:

 - Điều kiện khách quan đã tạo thời cơ và điều kiện chủ quan biến nó thành hiện thực.

- Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất, nếu có thời cơ nhưng không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước đí thì khó có thể tiến hành cách mạng thắng lợi.

Xét cụ thể phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á:

Năm 1945 chỉ có ba nước tận dụng được thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh để giành độc lập đó là: Inđônêxia (17-8-1945); Việt Nam (2-9-1945); Lào (12-10-1945). Một số nước giải phóng được phần lớn lãnh thổ. Ví dụ như Việt Nam, khi Nhật đầu hàng quân đồng minh không điều kiện, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân chớp thời cơ kết hợp với quá trình chuẩn bị lâu dài về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng và tập dượt quần chúng đấu tranh từ năm 1930. Nếu không có sự chuẩn bị này thì Việt Nam khó có thể tiến hành chớp thời cơ và giành thắng lợi.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 220912

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc 1979 đến nay là

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương pháp: sgk

Cách giải:

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc 1979 đến nay là Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 220913

Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào

Xem đáp án

Đáp án: B

phương pháp: sgk

Cách giải:

Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976).

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 220914

Sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian về thành tựu khoa học-kĩ thuật Liên Xô từ sau năm 1945:

1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

3. Liên Xô phóng tàu vũ trụ, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Xem đáp án

Đáp án: B

Phương pháp: suy luận

2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

3. Liên Xô phóng tàu vũ trụ, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 220915

Tình hình kinh tế Trung Quốc (1979 - 1998) có điểm gì nổi bật?

Xem đáp án

Đáp án: C

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Từ khi thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản. Sau 20 năm (1979 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. GDP tăng trung bình 9,6%/năm, đứng hàng thứ 7 thế giới…

=> Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới là đặc điểm nổi bật của kinh tế Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1998.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 220916

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là

Xem đáp án

Đáp án: C

Phương pháp: sgk

Cách  giải:

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là Khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 220917

Việc thực dân Anh đưa ra phương án Maobattơn đã chứng tỏ

Xem đáp án

Đáp án: B

Phương pháp: giải thích

Cách giải:

Việc thực dân Anh đưa ra phương án Maobattơn chứng tỏ: thực dân Anh buộc phải nhượng bộ để xoa dịu mâu thuẫn dân tộc ở Ấn Độ.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 220918

Ý nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về lịch sử của cả ba nước Đông Dương trong giai đoạn 1945 -1975? 

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

Điểm tương đồng về lịch sử của cả ba nước Đông Dương trong giai đoạn 1945 -1975 là

  • Ba nước tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược
  • Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào và Camphuchia góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới. 
  • Sự đoàn kết của ba dân tộc góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

 

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 220919

Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương pháp: giải thích

Cách giải:

Ngày 15-8-1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện => Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 220920

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là

Xem đáp án

Đáp án: C

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

- Các đáp án B, A, D là những sai lầm mà Liên Xô và Đông Âu mắc phải trong quá trình xây dựng CNXH và cải tổ đất nước.

- Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là: Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 220921

Tháng 3 - 1921, Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Năm 1921, nước Nga bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuống chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 220922

Tính chất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là 

Xem đáp án

Đáp án: C

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Cách mạng Tháng Hai về tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa, thành lập được hai chính quyền là chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 220923

Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917) được V. I. Lênin đề ra trong 

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương pháp: sgk

Cách giải:

Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917) được V. I. Lênin đề ra trong Luận cương tháng Tư. 

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 220924

Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đáp án: B

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Ngày 9-5-1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 220925

Điều kiện tiên quyết nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên đều

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương pháp: sgk

Cách giải:

Điều kiện tiên quyết nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên đều đã giành được độc lập

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 220926

Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương pháp: sgk

Cách giải:

Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 220927

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?

Xem đáp án

Đáp án: B

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị giữa các nước -> nhất là vấn đề về thuộc địa, vấn đề mà trật tự Véc xai – Oasinton đã không giải quyết được -> CTTG 2 bùng nổ nhằm phân chia lại thị trường TG

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 220928

Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ là do

Xem đáp án

Đáp án: C

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ là do Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. 

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 220929

Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương pháp: phân tích 

Cách giải:

Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.

 

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 220930

Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989-1991) là

Xem đáp án

Đáp án: B

Phương pháp: sgk

Cách giải:

(Sgk trang 17)

Có 4 nguyên nhân dẫn dến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu:

- Đường lối  lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho  sản xuất trì  trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, … làm nhân dân bất mãn.

- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.

- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là nguyên nhân đầu tiên.

 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 220931

Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại là do

Xem đáp án

Đáp án: B

Phương pháp: giải thích

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ quốc tế mới tiếp diến xoay quanh trật tự hai cực Ianta do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng này là nhân tố hàng đấu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX. Các nước Đông Nam Á cũng không nắm ngoài ảnh hưởng của tình hình chung này. Do trong nhó 5 nước sáng lập ASEAN có quốc gia tham gia chiến tranh Việt Nam (Thái Lan và Philippin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma). Đồng thời cũng do vấn đề Campuchia nên quan hệ giữa các nước ASEAN với các nước Đông Dương trở nên gay gắt và đối đầu nhau, đặc biệt một số nước nhận sự viện trợ và giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

=> Cục diện hai cực, hai phe và Chiến tranh lạnh chi phối tình hinh các nước Đông Nam Á, làm cho quá trình mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại.

 

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 220932

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Đồng minh nào vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16?

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương pháp: giải thích

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo quyết định của hội nghị Postđam, thực dân Anh sẽ vào Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 220933

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo thỏa thuận của hội nghị Ianta, phía Bắc Triều Tiên do quân đội của nước nào đóng? 

Xem đáp án

Đáp án: B

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo thỏa thuận của hội nghị Ianta, phía Bắc Triều Tiên do quân đội của nước Liên Xô đóng.

 

 

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 220934

Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương pháp: sgk

Cách giải:

Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga có sự phục hồi và phát triển.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 220935

Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Đáp án B không phải ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, sự thành lập Liên bang Xô viết là do yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 220936

Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885-1896) là về

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Điểm khác biệt cơ bản của khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896) là về thành phần lãnh đạo.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 220937

Ý nghĩa của phong trào Cần vương là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến nhưng lại mang tính dân tộc sâu sắc bởi sau giai đoạn 1, không còn sự lãnh đạo của triều đình nhưng phong trào vẫn càng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, quy tụ thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng. Có thể nói, dù là một phong trào theo khuynh hướng phong kiến nhưng phong trào Cần Vương đã đóng vai trò quan trọng, tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 220938

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất, phong trào diễn ra mạnh mẽ nhưng lại có sự đoàn kết thành một phong trào lớn thống nhất trong cả nước. Chính vì thế, đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cuối thế kỉ XIX.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 220939

Đặc điểm của phong trào Cần vương là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích

Giải chi tiết:

Phong trào Cần Vương là phong trào cuối cùng theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến. Bởi phong trào này được khởi xướng là do Tôn Thất Thuyết thay vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến. Hơn nữa, mục tiêu cuối cùng của phong trào này là lập lại chế độ phong kiến, do vua đứng đầu.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 220940

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc đã

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: phân tích

Giải chi tiết:

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1939 – 1945) đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới. Đặc biệt là sự hình thành trật tự thế giới mới và sự mở rộng, đa dạng của quan hệ quốc tế.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 220941

Trong quá trình đổi mới, Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và Trung Quốc? 

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Trong quá trình đổi mới, Việt Nam có thể rút ra bài học về công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và Trung Quốc như sau: Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật trong xây dựng đất nước.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 220942

Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp: suy luận

Giải chi tiết:

Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta là: đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »