Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Bình An
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Bình An
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
24 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là
Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là Phát xít Nhật
Sự kiện nào đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi bị xóa bỏ hoàn toàn?
Nenxơn Mandela trở thành tổng thống người da đen đầu tiên đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi bị xóa bỏ hoàn toàn.
Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Cuộc gặp gỡ giữa Busơ và Gioocbachôp tại đảo Man ta(12/1989)
Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự và khu vực không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
Mục đích của Đảng khi thực hiện cải cách ruộng đất là
Mục đích của Đảng khi thực hiện cải cách ruộng đất là củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945?
Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính , thù trong giặc ngoài
Đáp án B
Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân Đảng là gì?
Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua , thiết lập dân quyền
Phong trào Cần vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo
Khác với phong trào Cần Vương bùng nổ mới mục đích giúp vua cứu nước mang tính chất là phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, mang tính dân tộc sâu sắc thì khởi nghĩa Yên Thế là phong trào tự vệ, tự phát nhằm bảo vệ cuộc sống trước chính sách bình định của thực dân Pháp.
Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các Hiệp ước triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp từ năm 1862 đến năm 1884:
1. Hiệp ước Nhâm Tuất.
2. Hiệp ước Patơnốt.
3. Hiệp ước Giáp Tuất.
4. Hiệp ước Hácmăng.
- Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) -> Hiệp ước Giáp Tuất (1874) -> Hiệp ước Hác-măng (1883) -> Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
- Khai thông biên giới Việt – Trung
- Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
Đó là 3 mục đích trong chiến dịch nào của nước ta?
Ba nội dung trên là mục tiêu của Đảng và chính phủ đề ra (6-1950) trong chiến dịch Biên giới.
Sự kiện nào đánh dấu “Chiến lược chiến tranh đặc” biệt bị phá sản về cơ bản?
Trận Bình Giã ( Bà Rịa, ngày 2/12/1964) đánh dấu chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản
Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
Đến thập niên 70 của thế kỉ XX, trên thế giới hình thành 3 trung tâm kihnh tế - tài chính lớn của thé giới là: Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.
Từ cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ chính trị đề ra chủ trương giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong khoảng thời gian nào?
a. Chủ trương, kế hoạch
- Căn cứ vào tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
- Bộ Chính trị nhấn mạnh : + …“cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
+ Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân,… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
b. Chiến dịch Tây Nguyên
- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.
- Ngày 10 – 3 – 1975, quân ta tiến công Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi. Địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành.
- Ngày 14 – 3 – 1975, địch rút toàn bộ lực lượng khỏi Tây Nguyên và bị quân ta truy kích, tiêu diệt.
- Ngày 24 – 3 – 1975, Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng.
- Ý nghĩa : Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới : từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
Phe Liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gồm những nước nào?
Năm 1882, Đức cùng Áo – Hung và Italia thành lập liên minh tay ba goi là phe Liên minh.
Tháng 6 - 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây?
Tháng 6 - 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập Việt Nam Quang phục hội.
Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cách mạng tháng Tám là
Trong cách mạng tháng Tám. 4 tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga trở thành nước
Với thắng lợi của cách mạng tháng Hai năm 1917, chính quyền Nga hoàng bị lật đổ, nước Nga đã trở thành một nước cộng hòa với hai chính quyền cùng tồn tại là Xô viết đại biểu công- nông- binh và chính phủ tư sản lâm thời
Năm 1991, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế?
Trật tự hai cực I-an-ta bị sụp đổ
Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm mục đích
Năm 1953, Nava đề ra kế hoạch mang tên mình với hi vọng trong 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quân sự quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở nước ta là
* Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là vì:
+ Thời gian kéo dài nhất 10 năm (1885 -1896).
+ Địa bàn hoạt động rộng lớn khắp 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
+ Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ, chia thành 15 thứ quân.
+ Nghĩa quân chế tạo được súng trường( súng 1874)
+ Phương thức tác chiến:tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt...
Biến đổi quan trọng nhất của các nước ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều bị các nước đế quốc thực dân Âu – Mĩ xâm lược (trừ Thái Lan). Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả các quốc gia trong khu vực đều đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau.
- Việc giành được độc lập là biến đổi quan trọng nhất tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á bước vào xây dựng và phát triển đất nước và thực hiện liên kết khu vực (ASEAN).
Tổ chức Liên minh Châu Âu ra đời cùng với xu hướng chung nào của thế giới?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).
Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi chung của ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp(1945- 1954) và chống Mĩ(1954- 1975) là
Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi chung của ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp(1945- 1954) và chống Mĩ(1954- 1975) là sự đoàn kết, gắn bó của ba dân tộc Đông Dương trong chiến đấu chống kẻ thù chung
Sự sáng tạo và linh hoạt của Đảng khi đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam được thể hiện ở chỗ
Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, điểm khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng, đó là: Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Chủ trương này được đề ra trên cơ sở nhận đúng đúng đắn tình hình cách mạng nước ta, trong hoàn cảnh so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Việt Nam.
Hội nghị trung ương lần 6(tháng 11/1939) của Đảng đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đúng đắn vì
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc nên hàng đầu, đưa nhân dân ta vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
=> Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc là điểm mấu chốt đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược của đảng, bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930.
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn cơ bản, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp, tay sai (Mâu thuẫn dân tộc). Đây là nguyên nhân sâu xa bùng nổ các phong trào đấu tranh trong giai đoạn sau.
Ý nào phản ánh đúng và đầy đủ về quan điểm đổi mới của Đảng ta?
Ý đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế phản ánh đúng và đầy đủ quan điểm đổi mới của Đảng ta
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ta như thế nào?
- Từ khi Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, triều đình Nguyễn đã không đoàn kết cùng nhân dân kháng chiến mà lại do dự, tư tưởng chủ hòa dần lất át và kí với Pháp các hiệp ước bán nước.
- Trái ngược với triều đình nhà Nguyễn, nhân dân ta kiên quyết chống Pháp ngay từ khi chúng tiến hành xâm lược, tiêu biểu là: Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực.
Mục tiêu của phong trào cách mạng 1936-1939 là gì?
Hội nghị tháng 7-1936 đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939 là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam được đánh giá là “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”?
Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) được đánh giá là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chiếnthắng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thời đại mới.
Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975 của nhân dân Việt Nam?
- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhờ có sự lãnh đạo của đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: đảng ta đã với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn,sáng tạo, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam, với phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị- ngoại giao.
=>Sự lãnh đạo sáng suốt của đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố có tính quyết định nhất đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước
Nhận xét nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973?
- Các đáp án A, B, D là ý nghĩa của Hiệp định Pari.
- Đáp án C: là ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ (1954).
Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?
Nguyễn Tất Thành từ sớm đã có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”
Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.
Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.
Trong tình cảnh Việt Nam đang khủng hoảng về con đường cứu nước. Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời; con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản lại vừa thất bại với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Tìm đường cứu nước là trăn trở to lớn nhất, tìm được con đường cứu nước sẽ mở ra con đường giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết.
=> Trong bối cảnh lịch sử đó,Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước và ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành là yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào yêu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX là
Phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX ở Việt Nam có đặc trưng nổi bật là sự tồn tai song song của hai khuynh hướng:
Khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng.
Khuynh hướng vô sản: tiêu biểu là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên gắn liền với các hoạt động truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và phong trào công nhân.
-Đến năm 1930, với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái cũng đánh dấu sự thất bại và bất lực của khuynh hướng dân chủ tư sản. Đồng thời cũng khẳng định độc lập dân tộc không gắn liền với con đường tư sản. Trong khi đó, khuynh hướng vô sản ngày càng khẳng định ưu thế và sự phát triển thông qua sự thành lập ba tổ chức cộng sản, đặc biệt là khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (đầu năm 1930).
Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu-Mỹ đó là
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời muộn và chiếm 1 tỷ lệ ít trong thành phần dân cư, nhưng do kế thừa được truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cười của dân tộc mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp Tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp làm 1, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, lại có Đảng lãnh đạo nên luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình. (Khác với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu -Mỹ)
Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ máu thịt với nông dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân.
Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (đầu năm 1930) với “Luận cương chính trị” (10/1930) là đều xác định đúng đắn
Các đáp án A, C, D: đều là điểm khác của Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị. Điểm khác này cũng chính là những hạn chế trong Luận cương mà đảng ra cần khắc phục trong các giai đoạn sau.
Đáp án B: là điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị. Đều xác định giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản giữa vai trò lãnh đạo cách mạng.
Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế nào?
- Trước khi Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa, Việt Nam là một nước nông nghiệp mang tính chất phong kiến với hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.
- Khi Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu nền kinh tế có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự phát triển các ngành kinh tế theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa, dẫn đến viêc hình thành những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Bài học cách mạng Tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là
Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại:
- Sức mạnh thời đại:
+ Thời cơ “ngàn năm có một”: Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
+ Sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới
- Sức mạnh dân tộc:
+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Sự chuẩn bị của Đảng và Nhân dân về lực lượng cách mạng và qua các cuộc tập dượt.
+ Tinh thần đoàn kết và yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bài học này cần được áp dụng triệt để: vừa tranh thủ sự mở rộng của thị trường thế giới, vốn đầu tư của nước ngoài, …vừa phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước.
Từ bài học sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Trong tình trạng đất nước khủng hoảng trầm trọng, Liên Xô đã đề ra các chính sách cả tổ đất nước. Trong đó quan trọng nhất về chính trị dưới thời Goócbachốp là thực hiện đa nguyên chính trị, xuất hiện nhiều đảng đảng đối lập đã làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Nhà nước Xô viết và Đảng cộng sản Liên Xô. Khắp nơi bùng lên
phong trào biểu tình, mít tinh của nhân dân với khẩu hiệu phản đối Đảng và chính quyền, mâu thuẫn sắc tộc diễn ra gay gắt, nhiều nước cộng hòa đòi tách khỏi Xô Viết.
Ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận chế độ đa nguyên đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa
=>Từ thực tế sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần duy trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, không chấp nhận đa nguyên đa đảng.
Ngày 14/4/2018, Mĩ và đồng minh bắn hơn 100 quả tên lửa vào Siri với lí do quân đội của chính phủ Siri sử dụng vũ khí hóa học ở Đuma mặc dù chưa có bằng chứng xác thực.Hành động trên đây của Mĩ và đồng minh Mĩ chứng tỏ
Những hành động trên của Mĩ và đồng minh chứng tỏ sự thi hành chính sách áp đảo và cường quyền của Mĩ. Ơi những hành động này, Quân đội chính phủ Syria và lực lượng đồng minh được đặt trong tình trạng báo động cao và thực hiện biện pháp đề phòng trên khắp đất nước.
Việc Mỹ kêu gọi phản ứng quân sự đa quốc gia vào Siri với cáo buộc chính phủ Siri tấn công vũ khí hóa học tại Douma hoàn toàn chưa có bằng chứng xác thực. Chính phủ Siri hiện vẫn phủ nhận các cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời cho biết đã mời chuyên gia của Tổ chức cấm vũ khí hóa học đến thăm địa điểm tại Douma. Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 10/4 bày tỏ sự ủng hộ đối với một cuộc điều tra của Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học.