Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Bình Chiểu
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Bình Chiểu
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
23 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Tính chất của cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong những năm 1946 - 1949 là?
Nội chiến 1946 – 1949 chấm dứt với sự thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đã đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc được hoàn thành.
=> Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) mang tính chất của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nó đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
Cuộc cách mạng ở Trung Quốc có tính chất là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, mang mang bản chất (diễn ra dưới hình thức) một cuộc nội chiến nhằm tranh giành quyền lực giữa hai lực lượng chính trị, tìm kiếm con đường phát triển cho Trung Quốc.
Liên Hợp quốc hoạt động không dựa trên nguyên tắc nào sau đây:
Những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- Không can thiệp vào nội bộ các nước.
- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?
Trật tự 2 cực Ianta đứng đầu là hai cường quốc Liên Xô và Mỹ, khẳng định vị thế của hai cường quốc này trong quan hệ quốc tế.
Tại sao Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất?
Hiến chương Liên hợp quốc có vai trò quan trọng nhất do:
Nêu rõ mục đích của tổ chức này là:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành như tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Nêu rõ nguyên tắc hoạt động của tổ chức này là:
+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
+ Không can thiệp vào nội bộ các nước
+ Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
+ Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
=> Đây là hai nội dung có vai trò quan trọng nhất, nắm giữa vai trò chỉ đạo mọi hoạt động của Liên hợp quốc gia qua tất cả các giai đoạn.
Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là
Những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- Không can thiệp vào nội bộ các nước.
- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội?
Chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN mang trong mình nhiều hạn chế. Đó là: Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến thua lỗ. Tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Chưa giải quyết được vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội.
Đáp án cần chọn là: D
Tại sao nhóm 5 nước sáng lập ASEAN lại chuyển từ chiến lược kinh tế hướng nội sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?
Chiến lược kinh tế hướng nội đã bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực hiện: thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ; chi phí cao dẫn tới làm ăn thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển; đời sống người lao động còn khó khan, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
Để khắc phục hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội, từ những năm 60 – 70 trở đi, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại).
Đáp án cần chọn là: A
Từ năm 1970 đến năm 1975, nhân dân Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược là do
Ngày 18-3-1970 Chính phủ Xihanuc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Từ đây, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng bước giành thắng lợi. Đến ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
Đáp án cần chọn là: B
Sự kiện phát xít đầu hàng đồng minh (8/1945) đã tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Nam Á
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan). Trong chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Đông Nam Á đều biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đông minh, từ giữa tháng 8/1945 nhiều nước đã nổi dậy giành độc lập hoặc giải phóng được phần lớn lãnh thổ như: Indonexia, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Mã Lai…
Đáp án cần chọn là: A
Trung Quốc trở thành quốc gia thứ mấy trên thế giới có người bay vào khoảng không vũ trụ?
Từ tháng 11-1999 đến tháng 3-2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu “Thần Châu” với chế độ tự động. Và ngày 15-10-2003, con tàu “Thần Châu 5” cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ đã bay vào không gian vũ trụ. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.
Đáp án cần chọn là: B
Trung Quốc đã phóng thành công tàu cùng người bay vào vũ trụ vào khoảng thời gian nào?
Từ tháng 1992, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chương trình thám hiểm không gian. Đến ngày 15/10/2003, con tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ đã bay vào vũ trụ. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới (sau Liên Xô, Mĩ) có tàu cùng con người bay vào vũ trụ.
Đáp án cần chọn là: D
Đâu không phải là thành tựu về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc từ sau công cuộc cải cách - mở cửa (1978)?
Từ khi thực hiện công cuộc cải cách mở của, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn về khoa học - kĩ thuật. Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử. Chương trình thám hiểm không gian được thực hiện từ năm 1992. Phóng thành công 5 con tàu “Thần Châu”, trong đó, con tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.
Đáp án cần chọn là: B
Trong 20 năm (1978-1998) thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đã đạt được thành tựu về kinh tế nào dưới đây?
Sau 20 năm (1978 – 1998) thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu: nền kinh tế Trung Quốc biến đổi nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong đó, tiêu biểu là GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%.
Đáp án cần chọn là: D
Nhận xét nào dưới đây về khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX là đúng?
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Sau chiến tranh, họ đã lần lượt giành được độc lập, nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 (Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan); Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; kinh tế Trung Quốc trong những năm 80-90 của thế kỉ XX đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
Đáp án cần chọn là: D
Liên học quốc quyết định lấy ngày 24-10 hằng năm làm “Ngày Liên hợp quốc” vì đó là ngày
Ngày 24-10-1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản hiến chương chính thức có hiệu lực. Từ đó, Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc.
=> Ngày 24-10 được lấy làm “Ngày Liên hợp quốc” vì đó là ngày hiến chương liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
Liên Xô là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị.
Trong khi đó, thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Nếu không có Liên Xô thì chắc chắn Mĩ sẽ thao túng tổ chức này. Bằng chứng ở việc, sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì Mĩ đã hướng tới trật tự thế giới “đơn cực” nhằm chi phối và lãnh đạo toàn thế giới.
Trong những năm 1967 - 1975, tổ chức ASEAN
Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
Đáp án cần chọn là: B
Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào?
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).
Đáp án cần chọn là: C
Yếu tố nào sau đây khiến bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Bản đồ chính trị thế giới trước kia là sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đối với các nước thuộc địa, phụ thuộc. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bản đề chính trị thế giới đã không còn như trước nữa khi hàng loạt các nước Á, Phi, Mĩ Latinh giành được độc lập dân tộc. Cho nên những vùng đất thuộc quyền cai trị của các nước thực dân đã không còn nữa. Đơn cử như Trung Quốc, trong thời ki cận đại bi Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang); Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc….đến âu nă 1945, phong trào dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh dẫn đến sự thành lập của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhiêu nước khác ở châu Á, Phi và Mĩ Latinh cũng đã giành được độc lập, làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
Nguyên tắc cơ bản của đường lối cải cách mà Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã vạch ra từ năm 1978 là
Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung qua Đại hội XII (9 - 1982), đặc biệt là đại hội XIII của Đảng (10 - 1987 ): lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. - Kiên trì các nguyên tắc cơ bản:
+ Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân.
+ Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sán Trung Quốc.
Cho các sự kiện sau:
1. Sáu nước Tây Âu thành lập “Cộng đồng than thép Châu Âu”
2. Thành lập “Cộng đồng châu Âu” (EC)
3. Thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu”
Hãy sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự thời gian.
1. Sáu nước Tây Âu thành lập “Cộng đồng than thép Châu Âu”. (18-4-1951).
2. Thành lập “Cộng đồng châu Âu” (EC) (1-7-1967).
3. Thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” (25-31957).
Chọn đáp án: C (1,3,2)
Năm 1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành có ý nghĩa gì?
Đồng tiền chung châu Âu được sử dụng thống nhất trong EU làm cho quá trình trao đổi, buôn bán giữa các các nước được dễ dàng hơn. Từ đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, bỏ qua rào cản về tiền tệ.
Cơ quan nào sau đây không thuộc tổ chức Liên minh châu Âu (EU)?
Những cơ quan của EU bao gồm: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu và một số ủy ban chuyên môn khác.
Nhận định nào đúng về tình hình các nước châu Âu từ năm 1973 đến năm 1991?
Từ năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Tây Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ngoài kinh tế phải trải qua các đợt suy thoái, khủng hoảng, lạm phát, các nước Tây Âu còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình “nhất thể hóa” trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu
Tại sao nói Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức chính trị, kinh tế lớn nhất hiện nay?
Đến cuối thập ki 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới.
Chiến tranh lạnh được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai không xuất phát từ việc
Nguyên nhân hình thành Chiến tranh lạnh bao gồm:
- Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
- Mĩ lo ngại trước sự phát triển của hệ thống chủ nghĩa xã hội.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh, nắm ưu thế về vũ khí hạt nhân, tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới.
Chiến tranh lạnh thực chất là sự đối đầu Xô – Mĩ. Các tổ chức kinh tế, quân sự ra đời đối lập và chạy đua với nhau là ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế.
Sự ra đời của hai tổ chức nào đã dánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới?
Ngày 4-4-1949, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập.
Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
=> Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vacsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh đã bao trùm toàn thế giới.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm xuất hiện xu thế nào từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX đến nay?
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa tới sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa từ những năm 80 của thế kỉ XX.…
Đáp án cần chọn là: A
Tại sao nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?
Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay.
- Nếu như các phát minh lớn của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII như: máy hơi nước, máy phát điện… chủ yếu bắt nguồn từ những cải tiến về kĩ thuật, những người phát minh không phải những nhà khoa học mà là những người lao động trực tiếp.
- Thì những phát minh của khoa học - công nghệ có nguồn gốc từ nghiên cứu khoa học. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Đầu tư vào khoa học mang lại hiệu quả ngày càng cao. Thời gian nghiên cứu khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn lại.
Đáp án cần chọn là: A
Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
Mặc dù đã có bước phát triển, nhưng nhìn chung trong giai đoạn 1919-1925 giai cấp công nhân vẫn thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn; họ chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình. Do đó, phong trào công nhân thời kì này vẫn dừng ở trình độ tự phát và còn phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung. Phải đến giai đoạn 1925 – 1930, giai cấp công nhân mới dần chuyển biến do tác động bởi những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đặc biệt là phong trào “vô sản hóa” (1928).
Đáp án cần chọn là: B
Đóng góp đầu tiên, đồng thời cũng là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX là
Từ năm 1911 – 1930, Nguyễn Ái Quốc có nhiều công lao đối với cách mạng Việt Nam:
1. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản.
2. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng.
3. Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
4. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
=> Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện các cuộc cách mạng nào?
Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định đường lối của cách mạng Việt Nam là: tư sản dân quyền cách mạng + thổ địa cách mạng -> tiến tới xã hội cộng sản (cách mạng xã hội chủ nghĩa).
Đáp án cần chọn là: C
Theo em nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của cách mạng Việt Nam là
Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: A
Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương
Luận cương chính trị (10-1930) có hạn chế về việc xác định nhiệm vụ cách mạng và chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc để chống đế quốc.
Trong đó, chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc được Đảng qua khắc phục trong giai đoạn 1939 - 1945 thông qua việc:
- Thành lập các mặt trận thống nhất để đoàn kết lực lượng toàn dân. Đó là Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, Mặt trận Việt Minh.
- Chủ trương đoàn kết lực lượng toàn dân bằng cách vận động toàn dân tham gia Mặt trận Việt Minh trong giai đoạn 1941 - 1945.
Đáp án cần chọn là: D
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?
Nhận xét về Luận cương chính trị tháng 10-1930
- Nhiệm vụ chiến lược: cách mạng Đông Dương phải trả qua 2 cuộc cách mạng là tư sản dân quyền cách mạng (giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày) và cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Nhiệm vụ:
+ Xác định được 2 nhiệm vụ cơ bản của cách mạng là chống phong kiến và chống đế quốc, cụ thể hóa mối quan hệ giữa chống đế quốc với chống phong kiến.
+ Tuy nhiên luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa, không đưa được ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất
- Lực lượng:
+ Xác định động lực cơ bản của cách mạng là công nhân và nông dân
+ Tuy nhiên luận cương lại đánh giá không đúng về khả năng cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung tiểu địa chủ nên không đoàn kết toàn dân tộc tham gia đấu tranh
- Nguyên nhân của những hạn chế của Luận cương xuất phát từ hạn chế trong nhận thức thực tiễn và chịu ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh, nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai cấp đang tồn tại trong quốc tế cộng sản
Đáp án cần chọn là: B
Theo em vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do; lập chính phủ công nông binh; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất, …
Trước Cương lĩnh chính trị đầu tiên, chưa có văn bản nào đề cập chính thức đến việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.
Đáp án cần chọn là: B
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương trong thời kỳ 1936 - 1939 là gì?
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.
Đáp án cần chọn là: B
Thực chất của phong trào Đông Dương đại hội trong thời kì 1936-1939 là
Từ giữa năm 1936, được tin Quốc hội Pháp sẽ cứ một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân họp bàn về các yêu cầu tự do, dân chủ để thảo ra các bản dân nguyện gửi tới phái đoàn tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.
=> Thực chất của phong trào Đông Dương đại hội thời kì 1936 - 1939 là thu thập “dân nguyện”, đưa yêu sách đòi Chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: B
Biện pháp nào sau đây không phải là điểm sáng tạo của mặt trận Việt Minh trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng tháng Tám (1945)?
Sáng tạo của mặt trận Việt Minh trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là xây dựng lực lượng chính trị từ thành phần cơ bản đến tầng lớp trên, từ nông thôn, rừng núi đến đô thị, đồng bằng; kết hợp giữa xây dựng với rèn luyện.
Đáp án A: việc giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương đã được giải quyết cùng với sự ra đời của mặt trận Việt Minh năm 1941.
Đáp án cần chọn là: A
Đâu không phải là cơ sở để hội nghị tháng 5-1941 chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương?
Do yêu cầu tập trung tối đa lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; do yêu cầu cần thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc để làm thất bại âm mưu chia rẽ của kẻ thù và do mỗi nước có một đặc điểm lịch sử - văn hóa- xã hội riêng nên Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5- 1941) chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Còn Liên bang Đông Dương đã được thực dân Pháp thành lập từ năm 1887.
Đáp án C: Liên bang Đông Dương đã được thực dân Pháp thành lập từ cuối thế kỉ XIX
Đáp án cần chọn là: C