Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Gia Định
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Gia Định
-
Hocon247
-
39 câu hỏi
-
90 phút
-
32 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Vào đầu thế kỉ XX, nền kinh tế và xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc là do
Vào đầu thế kỉ XX, nền kinh tế và xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc là do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Nghị quyết của Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4 - 1945) ở Việt Nam được triển khai trong thực tiễn qua sự kiện
- Trong nghị quyết của Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4/1945) đã quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang, phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang.
- Triển khai nghị quyết này, ngày 15-5-1945, Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.
Hội nghị Ianta (2 - 1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu là do
Hội nghị Ianta diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 với bầu không khí vô cùng căng thẳng, gay go và quyết liệt vì thực chất nội dung hội nghị là sự tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi của chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến, có tác động đến trật tự thế giới sau chiến tranh.
Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?
Chính vì thế, về phía Mĩ, mục đích khi kí với Nhật “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” là muốn hình thành liên minh Mĩ – Nhật để chống các nước xã hội chủ nghĩa.
Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam (1939 - 1945), tổ chức nào là lực lượng chính trị hùng hậu biểu tượng cho khối đại đoàn kết toàn dân?
Mặt trận Việt Minh.
Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là một thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân Việt Nam vì
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng. Nó đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta song chưa trọn vẹn vì mới được giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Củng cố và phát triển hậu phương vững mạnh trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là
1. Chính trị
- Từ ngày 3 đến 7/3/1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt do Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch, Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự.
2. Kinh tế
- Nông nghiệp: năm 1952, Chính phủ vận động lao động sản xuất và tiết kiệm, lôi cuốn mọi giới tham gia. (Năm 1953 sản xuất 2,7 triệu tấn thóc, hơn 65 vạn tấn hoa màu.)
- Thủ công nghiệp và công nghiệp: đáp ứng yêu cầu về công cụ sản xuất và thiết yếu của đời sống. Năm 1953, ta sản xuất được 3.500 tấn vũ khí đạn dược, cung cấp tạm đủ thuốc men, quân trang, quân dụng.
- Tài chính: chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
- Bồi dưỡng sức dân: phát động giảm tô, cải cách ruộng đất: 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách ruộng đất (1954).
3. Văn hóa, giáo dục, y tế
- Giáo dục: tiếp tục cải cách giáo dục với 3 phương châm “Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”, nhà trường gắn với xã hội, 1952 có trên 1.000.000 học sinh phổ thông, bình dân học vụ, bổ túc văn hóa phát triển.
- Văn hóa: thực hiện “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.
- Y tế: chăm lo sức khỏe, vận động phòng bệnh, xây dựng bệnh viện, bệnh xá, trạm cứu thương được xây dựng.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga không có sự tương đồng về
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nag có sự giống nhau về khuynh hướng phát triển, đều thực hiện với mục tiêu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Việc phóng tàu “Thần Châu 5” (2003), đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia
Việc phóng tàu “Thần Châu 5” (năm 2003), đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba (sau Mĩ, Liên Xô) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.
Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện chủ yếu trong việc xác định
trong cương lĩnh xác định nội dung của CMTS dân quyền là thực hiện tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Tức là phải thực hiện nhiệm vụ cần kíp, bức thiết nhất là phải đánh đuổi đế quốc giành độc lập dân tộc sau đó thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất để giành ruộng đất chia cho dân cày với mục tiêu cuối cùng là xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 - 1941 so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 là
Nếu như hội nghị tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng chi đạo chiến lược đưa nhiêm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu nhưng vấn là giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ ba nước Đông Dương. Phải đến Hội nghị tháng 5- 1941, vấn đề dân tộc được giải quyết trong khuôn khổ từng nước. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trân thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội cứu quốc và giúp đỡ thành lập mặt trậm ở các nước Lào, Campuchia.
“Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ”
(Trích SGK Lịch sử 12, tr 215, NXBGD 2018).
Đoạn trích trên là minh chứng cho biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa?
“Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ” đã thể hiện sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, tăng cường sự trao đổi thương mại, tính phụ thuộc và mối quan hệ chặt chẽ của nền kinh tế Việt Nam đối với nền kinh tế thế giới.
Điểm tương đồng nhất về quá trình ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu u (EU) là gì?
- Đáp án A: Từ thập kỉ 90 hai tổ chức này mới hoàn thiện khi có thêm thành viên, phải đến giai đoạn sau đó khi quá trình mở rộng thành viên được hoàn thành thì hai tổ chức này mới có địa vj quốc tế cao.
- Đáp án B: sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, các quốc gia Đông Nam Á cũng như các nước Tây Âu đều có nhu cầu liên minh hợp tác để giúp đỡ lần nhau cùng phát triển trên cơ sở có nền văn hóa tương đồng.
- Đáp án C: ANSEAN ban đầu có 5 nước thành viên, EU ban đầu có 6 nước thành viên. Đây là con số tương đối nhiều, không phải chỉ có vài nước.
- Đáp án D: ASEAN là tổ chức hợp tác kinh tế - văn hóa, EU là tổ chức hợp tác về cả kinh tế, văn hóa , chính trị, quân sự.
Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cuba (1959), phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh chủ yếu diễn ra dưới hình thức nào?
Cách mạng Cuba được như “lá cờ đầu” thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX. Đặc biệt, cao trào đấu tranh vũ trang nổ ra mạnh mẽ đã biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy”. Kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
Xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có sự khác nhau về
- Đáp án A: Xu hướng bạo động và xu hướng cải cách đều có chủ trương tìm kiếm thêm sự giúp đỡ từ bên ngoài.
+ Xu hướng bạo động: tìm sự giúp đỡ của Nhật Bản – nước “đồng văn đồng chủng” với Việt Nam.
+ Xu hướng cải cách: dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
- Đáp án B: hai xu hướng này đều xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc. Muốn lật đổ đế quốc, phong kiến, giành độc lập dân tộc.
- Đáp án C: hai xu hướng này chưa có sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
+ Xu hướng bạo động: đề ra nhiệm vụ chống đế quốc.
+ Xu hướng cải cách: dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiên hủ bại.
- Đáp án D: hai xu hướng này bộ phận sĩ phu yêu nước thức thời khởi xướng và lãnh đạo
Quân dân Việt Nam bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt thực dân Pháp sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21 - 12 - 1873) vì
Cơ hội tiêu diệt giặc sau chiến thắng Cầu Giấy (21 – 12 – 1873) của quân dân ta bị bỏ lỡ vì triều đình Huế chủ động thương thuyết rồi kí với thực dân Pháp Hiệp ước 1874.
Công cuộc chuẩn bị toàn diện cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam được hoàn thành trong
Công cuộc chuẩn bị toàn diện cho cuộc tổng khởi nghĩa được bắt đầu từ sau hội nghị lần thứ 8 (5/1941) – khi nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Đây là quá trình chuẩn bị liên tục. Tuy nhiên, sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), khi cao trào kháng Nhật cứu nước - khởi nghĩa từng phần đang diễn ra thì ta hoàn thành sự chuẩn bị cuối cùng, đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang (sgk 12 trang 113). Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa lúc này được gấp rút hoàn thành, toàn dân sẵn sàng chờ đón thời cơ để tiến hành tổng khởi nghĩa.
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm gì mới so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?
Do quy định bởi hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên nhiệm vụ đấu tranh cần tập trung trước mắt của các giai đoạn khác nhau:
- Trong phong trào 1930 – 1931, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) nên đời sống của nhân dân khỏ cực dưới sự tăng cường áp bức bóc lột để bù đắp thiệt hại của Pháp. Vì thế, mâu thuẫn dân tộc đặt ra cấp thiết => Phong trào tập trung đấu tranh đánh đổ đế quốc và cả phong kiến.
- Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, do thay đổi bởi tình hình thế giới và trong nước, nhất là nội dung của Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản, chính phủ Măt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Ở trong nước, nhiều giai cấp trong xã hội có nhu cầu đấu tranh đòi dân chủ => Phong trào tập trung đấu tranh đòi tự dom, dân sinh dân chủ, hòa bình.
Các chiến dịch của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 - 1954) đều
Các chiến dịch của quân đội và nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954 bao gồm: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947); Chiến dịch biên giới (1950); Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối 1950 đến giữa 1951); Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân (1951 – 1952); Chiến dịch Tây Bắc thu – đông (1952); Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè năm 1953; Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trong đó, mỗi chiến dịch có mục đích chính khác nhau nhưng đều có mục đích chung là tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp vì nó là một trong những thước đo để đánh giá kết quả của chiến dịch.
Tác phẩm lí luận đầu tiên vạch ra những phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là
Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện được xuất bản thành tác phẩm “Đường Kách Mệnh” với nội dung: Đường kách mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để. Tác phẩm được cho là đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng "giải phóng dân tộc”, lực lượng cách mạng bao gồm: sĩ, nông, công, thương, cho rằng cách mạng là "sự nghiệp của quần chúng", vì vậy phải động viên, tổ chức và lãnh đạo đông đảo quần chúng "vùng lên đánh đuổi kẻ thù". Đường kách mệnh cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cần được sự giúp đỡ quốc tế, nhưng không được ỷ lại mà cần "chủ động", "tự cường", được cho là đã khẳng định muốn đưa cách mạng đến thắng lợi thì "cần phải có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng".
=> Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh.
Khó khăn nào đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta gặp phải nhiều khó khăn và rơi vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong đó:
- Khó khăn và nạn đói, nạn dốt, tài chính có thể chủ động khắc phục bằng những biện pháp trước mắt và lâu dài của Đảng.
- Khó khăn về ngoại xâm và nội phản là khó khăn lâu dài, đặc biệt Trung Hoa Dân Quốc và thực dân Pháp vào nước ta với âm mưu chống phá cách mạng, nguy hiểm nhất Pháp đã đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) là
- Theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin: Đảng Cộng sản được thành lập ở các nước là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê – nin và phong trào công nhân.
- Ở Việt Nam: bên cạnh phong trào công nhân thì phong trào yêu nước của các giai cấp, tầng lớp nhân dân khác cũng diễn ra mạnh mẽ => Nguyễn Ái Quốc đã có điểm sáng tạo là: kết hợp phong trào yêu nước + phong trào công nhân + chủ nghĩa Mác – Lê-nin để thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ở Việt Nam, năm 1936 các ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì?
Năm 1936, ở Việt Nam các uỷ ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì Biểu dương lực lượng khi đón phái viên của chính phủ Pháp. Chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền. Thu thập “Dân nguyện” tiến tới Đông Dương đại hội.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân Việt Nam được thực hiện quyền công dân thông qua sự kiện nào?
Nhân dân tham gia bầu cử Quốc hội.
Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán (11 - 1945) vì
Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán (11 - 1945) vì muốn tránh những hiểu lầm trong và ngoài nước.
Tại sao Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga tuy cùng một chính Đảng lãnh đạo nhưng lại có sự khác biệt về tính chất của cách mạng?
Do mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi cuộc cách mạng đặt ra.
Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đối tượng đấu tranh chủ yếu các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân cũ, chủ yếu là Anh, Pháp.
Tháng 9 - 1930, phong trào đấu tranh ở Nghệ An và Hà Tĩnh dâng cao đã làm cho chính quyền thực dân, phong kiến ở đây
tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.
Sau Chiến tranh lạnh, mâu thuẫn nào sau đây không xuất hiện trong quan hệ quốc tế?
Những mâu thuẫn xuất hiện trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh bao gồm:
- Mâu thuẫn giữa các nước lớn trong thiết lập trật tự thế giới mới.
- Mâu thuẫn về lợi ích dân tộc.
- Mâu thuẫn về vấn đề tôn giáo.
- Mâu thuẫn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế quan trọng có diễn ra những trong phạm vi từng nước, được giải quyết trong bản thân nước nên không thể là mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế.
Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 là có sự kết hợp giữa
- Chiến dịch Việt Bắc (1947): Để quán triệt chủ trương kháng chiến của Đảng đến toàn Đảng, Hội nghị cán bộ Trung ương đã được triệu tập và họp từ ngày 3 đến 6-4-1947. Hội nghị đã ra nghị quyết để định hướng và thống nhất các hoạt động lãnh đạo kháng chiến của Đảng. Trong điều kiện hiện thời, Đảng chủ trương kháng chiến lâu dài để vừa đánh, vừa cố gắng bồi bổ vũ khí cho bộ đội, chuyển thế yếu thành thế mạnh. Chiến thuật quân sự sử dụng chủ yếu là du kích vận động chiến. Chiến thuật này là cách đánh của toàn dân, không phải của riêng bộ đội, nên phải phát động phong trào dân quân và võ trang toàn dân, mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay ở sau lưng địch, trong ruột địch và tổ chức căn cứ địa không những ở rừng núi mà cả ở đồng bằng; áp dụng chiến thuật tiêu thổ một cách rộng rãi.
- Chiến dịch Biên giới (1950): Ngày 28/8/1949, sư đoàn chủ lực đầu tiên - đại đoàn 308 ra đời, tiếp đó đầu năm 1950 đại đoàn 304 được thành lập. Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch cả ở Bắc-Trung Bộ và Nam Bộ; đồng thời, ta chủ trương “Phải từng bước đẩy vận động chiến tiến tới”.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954): Thực tế diễn biến trên chiến trường Đông Dương cuối năm 1953 đầu năm 1954 đã chứng minh những nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác chiến của Bộ Chính trị là đúng đắn, thể hiện tài thao lược của Ban lãnh đạo tối cao trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh cách mạng. Thắng lợi to lớn của năm đòn tiến công chiến lược trên mặt trận chính diện cùng với sự phát triển của chiến tranh du kích vùng sau lưng địch đã tạo điều kiện cho bộ đội ta tác chiến chiến dịch quy mô lớn thắng lợi, đỉnh cao là trận quyết chiến chiến luợc Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
=> Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa chiến trường chính và sau lưng địch.
Những kết quả đạt được trong công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa gì?
Tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Trong bản Tạm ước (14 - 9 - 1946), Việt Nam tiếp tục nhận nhượng cho Pháp quyền lợi nào?
Trước tình hình quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng, có nguy cơ nổ ra chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava?
Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
Tổ chức chính trị đầu tiên của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản do Nguyễn Ái Quốc thành lập là
- Đáp án A: là tổ chức theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Đáp án B: là tổ chức chính trị do Nguyễn Ái Quốc thành lập tháng 6-1925, theo khuynh hướng vô sản.
- Đáp án C: được hình thành trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức cộng sản vào đầu năm 1930, cũng đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.
- Đáp án D: thành lập tháng 6-1929, dựa trên sự phân hóa từ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Vị trí của Liên minh châu u (EU) trong xu thế trật tự thế giới đa cực đang hình thành hiện nay là
trở thành một cực trong xu thế đa cực của thế giới.
Căn cứ vào tiêu chí nào để khẳng định phong trào dân chủ (1936 - 1939) ở Việt Nam mang tính dân tộc?
Phong trào 1936 – 1939 không chỉ mang tính dân tộc điển hình mà còn mang tính dân tộc sâu sắc. Phong trào 1936 - 1939 là là giai đoạn Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và kể cả những lực lượng thân Pháp nhưng có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng chủ yếu trong mặt trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 - 1954), quan điểm “khoan thư sức dân” được thể hiện sâu sắc nhất trong chính sách nào sau đây của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
Quyết định cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô.
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ - giainhanh.vn. ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
- Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh gọn, trong 15 ngày và ít đổ máu.
- Phương pháp đấu tranh của cách mạng tháng Tám là sử dụng bạo lực cách mạng. Ở Việt Nam, từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, Đảng ta đều khẳng định, bạo lực cách mạng là phương thức cơ bản để đạt mục đích của cách mạng Việt Nam, là phương thức để xoá bỏ các mâu thuẫn đối kháng trong xã hội nước ta. Sức mạnh bạo lực là sức mạnh của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Con đường giành chính quyền được tiến hành bằng khởi nghĩa vũ trang. Khi chưa có tình thế cách mạng, Đảng chủ trương đưa quần chúng ra đấu tranh để giành “phần ít”, thông qua đó từng bước tập dượt quần chúng và phong trào cách mạng. Khi thời cơ đến phải nhanh chóng chớp thời cơ, phát động quần chúng đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Thực tiễn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của một quá trình chuẩn bị đấu tranh cách mạng lâu dài, trải qua 3 lần tổng diễn tập trước đó. Đó là một cuộc cách mạng bạo lực kết hợp chặt chẽ lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, lấy đấu tranh chính trị làm chính. Hình thái khởi nghĩa là từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, gắn việc giành chính quyền về tay nhân dân với việc bảo vệ thành quả cách mạng. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa là một điển hình sáng tạo của Đảng và Hồ Chí Minh trong việc vận dụng lý luận Mác - Lênin về khởi nghĩa vũ trang.