Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 37 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 216143

Ta mở chiến dịch Biên Giới nhằm mục đích:

Xem đáp án

Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu  - đông 1950 nhằm mục đích:

Nhằm giải phóng một phần biên giới Việt  - Trung

Củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc

Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới Việt Trung của địch, khai thông đường liên lạc.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 216144

Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của chính phủ sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào:

Xem đáp án

Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân ta đã hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 216145

Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?

Xem đáp án

Với chiến thắng Biên giới, quân đội ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 216146

Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc – thu đông 1947 là:

Xem đáp án

Chiến dịch Việt Bắc năm 1947 thắng lợi đã bảo toàn cơ quan đầu não của ta. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành. Sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, Pháp đã thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta. Đây chính là kết quả và ý nghĩa quan trọng của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 216147

Sau khi mất Đông Khê, Pháp đã thực hiện cuộc hành quân kép như thế nào?

Xem đáp án

Sau khi mất Đông Khê, quân Pháp lâm vào tình thế bị uy hiếp. Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt , quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rút quân này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 216148

Những chiến thắng lớn của ta trong chiến dịch Việt Bắc – thu đông năm1947 là:

Xem đáp án

Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao ủy Pháo ở Đông Dương, thực hiện tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Với chiến thắng Viêt Bắc, cơ quan đầu nào kháng chiến của ta được bảo toàn. Đây là kết quả lớn nhất ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 216149

Việc kí kết Hiệp định sơ bộ tạm hoà với Pháp, chứng tỏ:

Xem đáp án

Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 216150

Nội dung của bản Tạm ước ngày 14/9/1946 là:

Xem đáp án

Nội dung của bản Tạm ước ngày 14/9/1946 là nhượng bộ thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hoá ở Việt Nam.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 216151

Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định sơ bộ?

Xem đáp án

- Các đáp án A, B, C: đều là nội dung của Hiệp định sơ bộ (6-3-1946).

- Đáp án D: là nội dung của Tạm ước (14-9-1946).

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 216152

Hãy kể tên hai đảng ở Việt Nam là tay sai của quân Tưởng ?

Xem đáp án

Việt Quốc, Việt Cách

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 216153

Có bao nhiêu cử tri trong cả nước đi bầu Quốc hội đầu tiên? Bầu bao nhiêu đại biểu?

Xem đáp án

Ngày 6-1-1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu khắp Bắc – Trung – Nam vào Quốc hội.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 216154

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là:

Xem đáp án

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là: Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi vì rước khi Đảng ra đời, phong trào cách mạng nước ta có phát triển nhưng lần lượt thất bại,. từ khi Đảng ra đời, với đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cách mạng và giành được nhiều thắng lợi to lớn, trong đó có thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 216155

Để giải quyết nạn đói Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi:

Xem đáp án

Nhường cơm sẻ áo, tiết kiệm lương thực, tăng gia sản xuất.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 216157

Nước ta năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám ở vào tình thế:

Xem đáp án

Cách mạng tháng 8 ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc

*Thuận lợi:

- Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi gắn bó với chế độ

- Cách mạng nước ta có Đảng (Hồ Chí Minh đứng đầu) sáng suốt lãnh đạo

- Trên thế giới hệ thống XHCN đang hình thành, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ

*Khó khăn:

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào, theo chúng là bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, âm mưu cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được.

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Ngoài ra trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp

- Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng.

- Chính quyền cách mạng còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu.

- Nạn đói vẫn chưa khắc phục. Hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn .

- Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn phổ biến .

- Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương.

=> Ngay sau Cách mạng tháng 8/1845, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 216158

Sau năm1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng kẻ thù chủ yếu là:

Xem đáp án

Sau năm 1945, Việt Nam phải đối mặt với ngoại xâm và nội phản thi Pháp là kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm nhất:

- Pháp đã có dã tâm xâm lược Việt Nam từ trước đó, sau Cách mạng tháng tám 1945 Pháp vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.

- Pháp có nhiều hành động chống phá cách mạng nước ta.

+ Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập”, thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.

+ Ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đem quân đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn => mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 216159

“ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững  quyền tự do độc lập ấy. ” Đó là nội dung của:

Xem đáp án

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” là nội dung của bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh (2-9-1945).  

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 216160

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945?

Xem đáp án

Đối với đáp án c thì do sau cách mạng, Pháp vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta, dựa váo sự hậu thuẫn của Anh để quay lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Hơn nữa, đến thời điểm này vẫn chưa có một bản hiêp định nào được kí kết bao gồm điều khoản liên quan đến việc thực dân Pháp công nhân độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của  Việt Nam. Phải đến tận năm 1954 với hiệp định Giơnevơ được kí kết, Pháp mới thực sự công nhận tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 216161

Ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Tám 1945 là:

Xem đáp án

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 216162

Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào?

Xem đáp án

Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11-1941) và sau này trở thành quốc kì của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 216163

Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong:

Xem đáp án

Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong Chỉ thị ‘Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 216164

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân  do ai làm đội trưởng, lúc mới thành lập có bao nhiêu người?

Xem đáp án

Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, do Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy chung, Hoàng Sâm làm đội trưởng, có 34 người.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 216165

Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần 8(5/1941)?

Xem đáp án

Hội nghị trung ương Đảng lần 8 (5/1941) khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, đây là hội nghị hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng. Chính vì thế, hội nghị không có nội dung xác định nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 216166

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời trong hoàn cảnh nào ?

Xem đáp án

Do hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1925 ở Liên Xô và Trung Quốc dẫn đến yêu cầu cấp thiết thành lập tổ chức lãnh đạo.

Do Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu 11 – 1924 tiếp xúc với các nhà cách mạng và thanh niên tại đây chuẩn bị cho việc thành lập đảng vô sản.

6 – 1924, sự kiện tiếng bom Sa Diện, thanh niên yêu nước Việt nam đang tập hợp tại Trung Quốc thấy cần có tổ chức chính trị lãnh đạo.

1919 – 1925, do yêu cầu của phong trào công – nông Việt Nam cần có tổ chức cách mạng lãnh đạo.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 216167

Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8(5/1941) , Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?

Xem đáp án

Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau một thời gian chuẩn bị, Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó (Hà Quảng – Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941. Hội nghị đánh đấu sự hoàn chỉnh chủ trương chuyên hướng chỉ đạo cách mạng của đảng, trong đó chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ của Việt Minh được công bố chính thức. Chương trình cứu nước của Việt Minh được đông đảo tầng lớp nhân dân hưởng ứng.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 216168

Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Việt Nam là gì?

Xem đáp án

- Trong cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định thắng lợi.

- Phong trào cách mạng 1936 – 1939 đã giúp cho quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

=> Phong trào 1936 – 1939 cũng như phong trào 1930 – 1931 là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng. Cao trào 1936 – 1939 được coi là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 216169

Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi 1949, diễn ra dưới hình thức nào?

Xem đáp án

Một cuộc nội chiến.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 216170

Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

Xem đáp án

Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là trở thành các quốc gia độc lập.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 216171

Điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất và là đặc trưng của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?

Xem đáp án

Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 216172

Sự phát triển "thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Những năm 70 của thế kỉ XX. 

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 216173

Hãy xác định nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản?

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Mỗi quốc gia, khu vực có những nguyên nhân phát triển khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân chung nhất là áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 216174

Xác định một nguyên nhân góp phần làm cho nền kinh tế Hoa Kì suy yếu ở những giai đoạn tiếp theo?

Xem đáp án

Kinh tế Mĩ không ổn định

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 216175

Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?

Xem đáp án

Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên Lào, Mi-an-ma

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 216177

Năm 1973, diễn ra sự kiện gì có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước trên thế giới ? 

Xem đáp án

Năm 1973, cuộc khủng hoảng năng lượng (dầu mỏ) đã ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 216179

Ta mở chiến dịch Biên Giới nhằm mục đích:

Xem đáp án

Quân ta quyết định mở chiến dịch nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 216180

Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của chính phủ sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào:

Xem đáp án

Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân ta đã hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”.   

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 216181

Nội dung nào sau đây không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939)?

Xem đáp án

 - Các đáp án A, C, D: là nội dung của nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939)

- Đáp án B: là nội dung của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ( 5 – 1941).

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 216182

Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

Xem đáp án

Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng do chính quyền này đã thể hiện rõ bản chất cách mạng, là chính quyền của dân, do dân và vì dân thông qua những chính sách Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện:

- Chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.

- Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo. Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường. Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau

- Văn hóa, xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »