Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Thạnh Lộc

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Thạnh Lộc

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 28 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 215784

Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?

Xem đáp án

Đầu năm 1945, nguyên thủ ba cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã quyết định triệu tập hội nghị cấp cao ba nước tại Ianta (Liên Xô).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 215785

Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

Xem đáp án

Đầu năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các cường quốc đồng minh => Hội nghị Ianta được triệu tập (4 – 11/2/1945).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 215786

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc giải giáp Quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân Quốc là thỏa thuận tại hội nghị

Xem đáp án

Theo thỏa thuận của Hội nghị Pôtxđam (Đức), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 215787

Tương lai của Nhật Bản được quyết định như thế nào theo Hội nghị Ianta (2-1945)?

Xem đáp án

Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 215788

Theo quyết định của hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?

Xem đáp án

Theo nội dung của Hội nghị Ianta về phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp quân đội phát xít của các cường quốc Đồng minh có quy định: Trung Quốc cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; …

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 215789

Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?

Xem đáp án

Theo nội dung của Hội nghị Ianta về phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp quân đội phát xít của các cường quốc Đồng minh có quy định: quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 215790

Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 215791

Theo nội dung của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho ai?

Xem đáp án

Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 215792

Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?

Xem đáp án

Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 215793

Nội dung nào không phải là mục đích triệu tập Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?

Xem đáp án

- Các đáp án A, C, D: là vấn đề cấp bách đặt ra cho các cường quốc Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết => Cũng đồng thời là mục đích triệu tập hội nghị Ianta (2-1945).

- Đáp án B: khối Đồng minh chống phát xít được thành lập từ năm 1942 -> Đây không phải mục đích triệu tập hội nghị Ianta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 215794

Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới việc các cường quốc đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945)?

Xem đáp án

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Đó là:

1- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

2- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

3- Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) (2-1945)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 215795

Theo Hội nghị Ianta, để nhanh chóng kết thúc nhanh chiến tranh, ba cường quốc đã thống nhất điều gì?

Xem đáp án

Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 215796

Tại sao Liên Xô lại được khôi phục lại những quyền lợi đã mất của nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905)?

Xem đáp án

Theo quy định của Hội nghị Ianta, hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản bao gồm: giữ nguyên trạng Mông Cổ, khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 (bao gồm việc trả đảo miền Nam Xa – kha – lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu – rin).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 215797

Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?

Xem đáp án

Sở dĩ trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai là vì thế giới có sự phân chia thành 2 cực, đứng đầu mỗi cực là Mĩ và Liên Xô. Sự phân chia này được đặt nền tảng, khuôn khổ từ hội nghị Ianta (4-11/2/1945)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 215798

Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới chia thành hai phe- tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa- do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 215799

Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Xem đáp án

Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1925), vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Ở đây có sự khác biệt giữa thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít với phân chia phạm vi ảnh hưởng. Việc chiếm đóng có sự tham gia của 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. Phân chia phạm vi ảnh hưởng chỉ có sự tham gia của Liên Xô và Mĩ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 215800

Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) có hạn chế gì?

Xem đáp án

Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây”- quyết định này là tín hiệu của hội nghị cho phép các nước phương Tây quay trở lại tái chiếm, khôi phục quyền thống trị của mình ở các thuộc địa cũ => Gây bất lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ như ở Đông Nam Á, Hội nghị Ianta quy định các nước này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cho nên sau khi chiến tranh kết thúc, các nước phương Tây đã xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình. Có thể liên hệ với chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu ở giai đoạn 1945 – 1950 (Pháp quay trở lại Việt Nam, Anh quay lại Mã Lai, … )

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 215801

Việc triệu tập hội nghị Ianta và một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?

Xem đáp án

Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các quốc gia trong phạm vi thế giới và trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án A đáp ứng được yêu cầu. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai phản ảnh khoảng cách phát triển giữa các nước ngày càng lớn. Nếu như ở hội nghị Véc-xai (1919) có 27 nước tham dự và 5 nước giữ vai trò chủ chốt; thì ở hội nghị Ianta (1945) chỉ có 3 nước tham dự và 2 nước giữ vai trò chủ chốt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 215802

Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?

Xem đáp án

Việc Hội nghị Ianta chủ trương nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật. Nhật đầu hàng Đồng minh cũng là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc - kẻ thù của nhân dân Việt Nam đã gục ngã => Tạo thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Còn lại việc Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó là sự can thiệp của Mĩ đều bắt nguồn từ hạn chế của hội nghị Ianta. Liên Hợp Quốc thời kì này vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 215803

Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

Xem đáp án

Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia. Và trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

=> Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 215804

Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc

Xem đáp án

Hội nghị Ianta đã quyết định “thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới”.

=> Hội nghị Ianta đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 215805

Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta?

Xem đáp án

Hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta có những điểm tương đồng sau:

- Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại.

- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.

- Đề có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 215806

Hội nghị Ianta 1945 thông qua quyết định nào?

Xem đáp án

Những quyết định của Hội nghị Ianta bao gồm:

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc.

- Thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 215807

Nội dung nào không phải là quyết định của hội nghị Ianta (2 - 1945)?

Xem đáp án

Hội nghị Ianta (2-1945) thông qua các quyết định quan trọng sau:

- Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

=> Đáp án C: không thuộc nội dung của hội nghị Ianta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 215808

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là:

Xem đáp án

Hội nghị Ianta diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 với bầu không khí vô cùng căng thẳng, gay go và quyết liệt vì thực chất nội dung hội nghị là sự tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi của chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến, có tác động đến trật tự thế giới sau chiến tranh. Sau những thảo luận và tranh cãi hội nghị đã đưa ra được những quyết định quan trọng sau:

- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại nước Đức phát xít, Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật Bản tại châu Á.

- Thành lập tổ chức liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Thảo thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

=> Vấn đề Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận là vấn đề ngây tranh cãi nhiều nhất trong hội nghị. Trong đó, điển hình là vấn đề tương lai của nước Đức

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 215809

Vấn đề quan trọng nhất khiến Hội nghị Ianta (2 - 1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt là việc

Xem đáp án

Hội nghị Ianta diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 với bầu không khí vô cùng căng thẳng, gay go và quyết liệt vì thực chất nội dung hội nghị là sự tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi của chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến, có tác động đến trật tự thế giới sau chiến tranh. Nước nào cũng muốn được hưởng quyền lợi tương xứng với vai trò, vị trí của mình sau khi chiến tranh kết thúc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 215810

Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta, cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã dẫn đến hệ quả gì?

Xem đáp án

Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta, cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 215811

Quyết định nào của hội nghị Ianta (2-1945) đưa đến sự phân chia thế giới thành hai cực?

Xem đáp án

Một trong những nội dung quan trọng trong Hội nghị Ianta (2-1945) là: phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các nước ở châu Âu và châu Á. Xét nội dung cụ thể, có thể thấy Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc có vùng ảnh hưởng lớn nhất. Trong khi đó, Liên Xô và Mĩ lại đại diện cho hai phe đối lập về hệ tư tưởng đó là Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.

=> Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á là quyết định đưa đến sự phân chia thế giới thành hai cực.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 215812

Theo nội dung của Hội nghị Pốt-đam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được thỏa thuận như thế nào?

Xem đáp án

Theo thỏa thuận của Hội nghị Pôtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 215813

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc giải giáp Quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân Quốc là thỏa thuận tại hội nghị

Xem đáp án

Theo thỏa thuận của Hội nghị Pôtxđam (Đức), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 215814

Đâu không phải là điểm tương đồng giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?

Xem đáp án

Điểm tương đồng giữa hai cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 và 25-4-1976:

- Đều diễn ra sau một thời gian dài đất nước bị chia cắt:

+ Việt Nam đã bị chia cắt thành 3 kì với 3 chế độ chính trị khác nhau và sáp nhập vào Liên bang Đông Dương (6-1-1946)

+ Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau (25-4-1976)

- Đều là các cuộc vận động chính trị để làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của kẻ thù

- Đều tạo cơ sở pháp lý và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Đáp án A: tổng tuyển cử là bầu ra quốc hội, từ đó kiện toàn bộ máy chính quyền trung ương

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 215815

Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I  (1946) đều đưa ra quyết định nào sau đây?

Xem đáp án

Điểm giống nhau trong quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) là đều bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp để xây dựng bản hiến pháp mới, đảm bảo tính hợp hiến của nhà nước

Đáp án cần chọn là: B

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 215816

Công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không chịu tác động của nhân tố nào sau đây?

Xem đáp án

- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ năm 1973 đã bộc lộ nhiều vấn đề cơ bản của thế giới như sự vơi cạn các nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường => đặt ra yêu cầu phải cải cách kinh tế, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu

- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới => một nền kinh tế đóng kín không còn phù hợp đòi hỏi phải có sự mở cửa, giao lưu, hợp tác

- Trong khi đó bản thân Trung Quốc, Liên Xô, Việt Nam đều lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng

=> Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, bắt kịp với sự phát triển của thế giới đòi hỏi các nước này phải tiến hành cải cách

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 215817

Việt Nam đã vận dụng mô hình nào từ chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

Xem đáp án

Trong chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự điều tiết của nhà nước. Điều này vừa đảm bảo quy luật vận động của hàng hóa, vừa tạo ra tính ổn định cho nền kinh tế, khuyến khích các cá nhân, tập thể tham gia vào hoạt động sản xuất

Mô hình này đã được vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986

Đáp án cần chọn là: A

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 215818

Nguyên nhân chủ yếu quyết định việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của đường lối đổi mới từ năm 1986 là gì?

Xem đáp án

Nguyên nhân chủ yếu quyết định việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của đường lối đổi mới từ năm 1986 là do nguồn gốc của khủng hoảng ở Việt Nam là do mô hình kinh tế không phù hợp.

Trước đổi mới, chúng ta xây dựng đất nước theo mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Nền kinh tế này chỉ có tác dụng trong thời kì chiến tranh còn trong thời bình nó là trở lực kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế Việt Nam. Sự trì trệ từ mô hình đó kéo theo sự trì trệ trong hoạt động chính trị của các cơ quan nhà nước. Do đó để đưa đất nước có thể thoát ra khỏi khủng hoảng cần phải xóa bỏ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự điều tiết của nhà nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 215819

Mở cửa hội nhập với thế giới Việt Nam có thể đón nhận được những cơ hội gì từ bên ngoài?

Xem đáp án

Trong xu thế toàn cầu hóa, thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là tranh thủ được nguồn vốn từ các nước phát triển như vốn ODA…, những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để đầu tư phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 215820

Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức nào sau đây?

Xem đáp án

Mở cửa hội nhập, tham gia vào sân chơi quốc tế, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức:

- Xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập có thể làm cho Việt Nam đánh mất bản sắc dân tộc, chủ quyền dân tộc bị xâm phạm

- Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế lớn trên thế giới và nếu Việt Nam thất bại trong cuộc cạnh tranh đó thì sẽ bị tụt hậu rất xa

Đáp án D: mở cửa hội nhập là cơ hội để Việt Nam tiếp xúc với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm giáo dục để nâng cao trình độ dân trí

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 215821

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?

Xem đáp án

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã dẫn tới sự xuất hiện những giai cấp mới ở Việt Nam. Những giai cấp mới tiếp thu những tư tưởng mới sẽ làm cho phong trào yêu nước Việt Nam mang màu sắc mới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 215822

Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá lý luận cách mạng gì về Việt Nam?

Xem đáp án

Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đây là một điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi không trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin mà có sự biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Qúa trình truyền bá này được thể hiện cụ thể thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 215823

Sự kiện nào đánh dấu lịch sử Việt Nam khước từ khuynh hướng tư sản, lựa chọn đi theo khuynh hướng vô sản?

Xem đáp án

Khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 đánh dấu lịch sử Việt Nam khước từ khuynh hướng tư sản, lựa chọn đi theo khuynh hướng vô sản

Đáp án cần chọn là: A

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »