Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Tôn Thất Tùng
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Tôn Thất Tùng
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
27 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trung Quốc đã phóng thành công tàu cùng người bay vào vũ trụ vào khoảng thời gian nào?
Từ tháng 1992, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chương trình thám hiểm không gian. Đến ngày 15/10/2003, con tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ đã bay vào vũ trụ. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới (sau Liên Xô, Mĩ) có tàu cùng con người bay vào vũ trụ.
Đáp án cần chọn là: D
Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Sự kiện này đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc thắng lợi. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến. Đưa Trung Quốc bước sang kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đáp án cần chọn là: A
Ai là người đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?
Năm 1978 với tư cách là phó thủ tướng kiêm phó chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987)
Đáp án cần chọn là: B
Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách - mở của ở Trung Quốc là gì?
Đường lối chung của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc có nội dung: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Với mục tiêu biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
Đáp án cần chọn là: D
Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là
Đường lối cải cách mở của của Trung Quốc được nâng lên thành đường lối chung là: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Đáp án cần chọn là: A
Đặc điểm chung của khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX là
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thưc dân nô dịch. Sau chiến tranh, họ đã lần lượt giành được độc lập, nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 (Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan); Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; kinh tế trung quốc trong những năm 80-90 của thế kỉ XX đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
Đáp án cần chọn là: C
Hội nghị Ianta đã thỏa thuận vấn đề bán đảo Triều Tiên như thế nào?
Theo Hội nghị Ianta, vấn đề Triều Tiên được quyết định như sau: Quân đội Liên Xô đóng ở phía Bắc Triều Tiên, phía Nam là quân đội Mĩ, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời. Trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh, việc thành lập một chính phủ chung không được thực hiện. Tháng 8 - 1948, nhà nước Đại Hàn Dân quốc được thành lập ở phía Nam. Tháng 9 - 1948, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.
Đáp án cần chọn là: C
Hội nghị nào đã đưa ra quyết định chia đôi bán đảo Triều Tiên thành 2 miền theo vĩ tuyến 38?
Trong thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á tại hội nghị Ianta có quy định: ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
Đáp án cần chọn là: D
Đâu là yếu tố quyết định làm bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), ở các nước Đông Nam Á, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Nhân tố chủ quan đóng vai trò là yếu tố quyết định, còn lại bối cảnh thế giới chỉ là yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.
Đáp án cần chọn là: D
Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
Đáp án cần chọn là: C
Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa gia nhập ASEAN?
Đông-ti-mo là quốc gia mới thành lập từ năm 2002. Hiện nay Đông-ti-mo mới chỉ là thành viên quan sát chứ chưa chính thức gia nhập ASEAN.
Đáp án cần chọn là: A
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, tổ chức ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, tổ chứ ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Đáp án cần chọn là: D
Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là?
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Đáp án cần chọn là: A
Quốc gia nào dưới đây không tham gia thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” năm 1951?
Ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu (Pháp- Lúcxămbua- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan) đã thành lập “Cộng đồng than- thép châu Âu” nhằm phối hợp đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên.
Đáp án cần chọn là: D
Nhóm các quốc gia nào sáng lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” năm 1951?
Ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu (Pháp- Lúcxămbua- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan) đã thành lập “Cộng đồng than- thép châu Âu” nhằm phối hợp đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên
Đáp án cần chọn là: C
Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EU trở thành tổ chức liên kết lớn nhất hành tinh về
Đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
Đến cuối thập kỉ 90, EU chiếm ¼ GDP của thế giới, 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới => EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành tinh
Đáp án cần chọn là: A
Việc thực hiện kế hoạch Mácsan của Mỹ đã tác động đến tình hình châu Âu như thế nào?
Kế hoạch Macsan là kế hoạch Mĩ giúp Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thực chất là để lôi kéo các nước này vào phe chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Chính sách đối ngoại của Tây Âu giai đoạn đầu là liên minh chặt chẽ với Mĩ, tham gia khối quân sự NATO. Kinh tế các nước Tây Âu là kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Trong khi các nước Đông Âu lại theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, cùng phía với Liên Xô, kinh tế của các nước Đông Âu là nên kinh tế Xã hội chủ nghĩa.
=> Như vậy, với kế hoạch Macsan đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
Đáp án cần chọn là: A
Để ủng hộ cuộc Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) của Mỹ, các nước Tây Âu đã tham gia
- Đáp án A: là tổ chức liên kết của các nước khu vực Tây Âu một phần nhằm mục đích hạn chế sự ảnh hưởng của Mĩ.
- Đáp án B: Kế hoạch Mácsan ngoài mặt là để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng mục đích chính của Mĩ là đưa ra những điều kiện “đính kèm” nhằm lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa (thuộc mục tiêu của Mĩ trong Chiến tranh lạnh) => Các nước Tây Âu tham gia kế hoạch này đồng nghĩa với việc ủng hộ Mĩ trong Chiến tranh lạnh.
- Đáp án C: Là một tổ chức thuộc phe Liên Xô và các nước XHCN => Các nước Tây Âu không tham gia tổ chức này.
- Đáp án D:
+ Là một tổ chức an ninh khu vực, thành lập ngày 25- 5- 1963 theo quyết định của Hội nghị cấp cao các nước châu Phi họp tại Addis Ababa (Ethiopia). Thành viên gồm 51 quốc gia châu Phi (trừ cộng hoà Nam Phi).
+ Tổ chức này có mục đích phát tríển sự hợp tác về chính trị và kinh tế giữa các nước châu Phi, củng cố tình đoàn kết giữa các nước đó trên trường quốc tế để tạo ra những điều kiện sống tốt nhất cho các dân tộc châu Phi; loại bỏ các hình thức của chủ nghĩa thực dân, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của các quốc gia châu Phi.
Đáp án cần chọn là: B
Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
Sau chiến lạnh, thế giới phát triển theo các xu thế chính sau đây:
1- Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành theo xu hướng đa cực.
2- Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế
3- Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới, nhưng không thực hiện được.
4- Sau “chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).
Đáp án cần chọn là: C
Sau khi Liên Xô tan rã, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, vai trò của Mĩ trên trường quốc tế như thế nào?
Trật tự hai cực Ianta sụp đổ với sự tan rã của một cực Liên Xô, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi. Cùng với đó, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi. Với sự vươn lên của các cường quốc như: Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên minh châu Âu,…
Đáp án cần chọn là: B
Vì sao năm 1991 trật tự “hai cực” Ianta lại sụp đổ?
Sau nhiều năm trì trệ khủng hoảng kéo dài, tới những năm 1989-1991, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Bang Xô Viết. Liên Xô tan rã, hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại => trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
Đáp án cần chọn là: C
Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra
Với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, ngày nay các quốc gia - dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức gay gắt.
Các ý A, C, D là biểu hiện của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Đáp án cần chọn là: B
Nguyên nhân chủ quan cơ bản tạo nên nền kinh tế năng động của “con rồng” kinh tế Đài Loan là gì?
Bước sang những thập niên cuối của thế kỉ XX, Đài Loan có nền kinh tế phát triển năng động, và được coi là một trong những “con rồng” ở Đông Á với mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 8,5%/năm. Nguyên nhân chủ quan, cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Đài Loan chính là giáo dục và khoa học - kĩ thuật rất được coi trọng.
Đáp án cần chọn là: B
Một trong những Nghị quyết của Hội nghị Ianta về kết thúc nhanh chóng chiến tranh châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất
Hội nghị Ianta được họp để giải quyết các vấn đề cấp bách:
- Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.
- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
- Việc phân chia thành quả chiến thắng.
Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh thì trước tiên các nước Đồng minh phải tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít trước. Để thực hiện mục tiêu này, ba cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
Mục đích nào của bên hợp quốc làm cho các nước xích lại gần nhau?
Mục đích hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm:
- Duy trì hòa bình an ninh thế giới
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng trong nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Trong đó nguyên tắc thứ hai tạo ra mối quan hệ giữa các quốc gia thêm xích lại gần nhau hơn đó là việc đảm bảo lợi ích cho tất cả các quốc gia.
Chọn đáp án D
Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau chiến tranh?
Hội nghị Ianta đã có quyết định phân chia ảnh hưởng giữa các nước đế quốc với nhau:
- Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu: ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mỹ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á: tình hình không hẳn như thế, nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe (thí dụ: Tình hình ở Trung Quốc, bán đảo Đông Dương,...).
- Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của trật tự hai cực. Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trong Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta.
Mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là mâu thuẫn về quyền lợi. Tuy nhiên, mâu thuẫn này không được giải quyết bằng một cuộc chiến tranh thế giới như Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai mà nó là cuộc Chiến tranh lạnh. Sự mâu thuẫn đó chia thành hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa tiêu biểu là Liên Xô và Mĩ.
Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự hai cụ lanta
Đáp án A: Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai. (1945-1947)
Đáp án B: Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta (từ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.
Đáp án C: Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế (Liên Xô và Mĩ đại diện cho hai phe đối lập là Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa)
Đáp án D: Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. (đến sau khi Liên Xô sụp đổ và xuất hiện xu thế hòa bình hợp tác cùng phát triển mới chuyển sang đối thoại hợp tác).
Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi
Trật tự hai cực Ianta tan rã vào năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô chính thức sụp đổ
Đáp án A, biểu hiện sự sụp đổ của Liên Xô.
Đáp án B: dấu hiệu tích cực trong quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho sự phát triển của Liên Xô chứ không đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô.
Đáp án D: biểu hiện sự sụp đổ của Liên Xô.
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đố vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là do
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thiếu tôn trong đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Về xã hội, thiếu công bằng, dân chủ, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Những sai lầm chậm được sửa chữa. Đến khi sửa chữa lại mắc sai lầm trên nhiều mặt khiến cho tình hình càng trở nên trầm trọng => sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Đáp án cần chọn là: D
Tại sao Chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?
Tuy hòa bình ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguyên nhân chủ yếu do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố.
Đáp án cần chọn là: B
Tại sao sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?
Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi để họ vươn lên, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới.
Đáp án cần chọn là: A
Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế liên kết khu vực lại phát triển mạnh ở các nước tư bản?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực. Tiêu biểu là là sự ra đời và phát triển của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU).
Đáp án cần chọn là: D
Nhân tố nào dưới đây có tác động đến sự biến đổi của bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Từ chỗ là những nước thuộc địa và phụ thuộc không có tên trên bản đồ thế giới, các nước này đã tự ghi tên mình trên bản đồ. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000?
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000 có những đặc điểm sau:
- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
- Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước, mở đường cho sản xuất.
- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
Đáp án cần chọn là: B
Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay là
Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Đáp án cần chọn là: C
Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì?
Sự kiện ngày 11-9-2001 đã đặt các quốc gia- dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức tạp đối với tình hình chính trị thế giới và cả trong quan hệ quốc tế.
Đáp án cần chọn là: D
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là hòa bình, hợp tác và phát triển.
Đáp án cần chọn là: B
Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950, Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.
- Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1973, nhiều nước Tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên min chặt chẽ với Mĩ; mặt khác cố gắng đã dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.
Đáp án cần chọn là: C
Các nước Tây Âu đã phải tuân theo điều kiện nào do Mĩ đặt ra để nhận được viện trợ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để nhận được viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu đã phải hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
Đáp án cần chọn là: D