Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử - Trường THPT Đinh Bộ Lĩnh

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử - Trường THPT Đinh Bộ Lĩnh

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 153 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 211304

Trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), Liên Xô đã đạt được thành tựu nào sau đây? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 11. 

Trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 - những năm 70), Liên Xô đã trở thành nước đi đầu trong các ngành công nghiệp mới như: công nghiệp điện hạt nhân, công nghiệp vũ trụ. 

Chọn B.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 211305

Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định động lực cách mạng là

Xem đáp án

sgk Lịch sử 12, trang 95.

Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930, xác định 2 giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng của cách mạng.

Chọn đáp án: D

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 211306

Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), Mĩ đã sử dụng chiến thuật nào sau đây?

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 169. 

Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ – ngụy là “Trực thăng vận” và “thiết xa vận”. 

Chọn A.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 211307

Với việc kí bản Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhận nhượng cho Pháp một số quyền lợi về 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 129. 

Với việc kí bản Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhận nhượng cho Pháp một số quyền Việt Nam về kinh tế  - văn hoá. 

Chọn A. 

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 211308

Trước năm 1945, quốc gia duy nhất ở khu vực Đông bắc Á không bị chủ nghĩa thực dân  nô dịch là

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 19. 

Trước năm 1945, quốc gia duy nhất ở khu vực Đông bắc Á không bị chủ nghĩa thực dân  nô dịch là Nhật Bản.

Chọn D. 

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 211309

Một trong những biện pháp về chính trị nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam những năm 1945 - 1946 là 

Xem đáp án

Sgk 12 trang 123

9/11/1946, Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp.

Chọn đáp án B

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 211310

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II (tháng 2 – 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 140.

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II (tháng 2 – 1951) quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam. 

Chọn B. 

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 211311

Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây trở thành trung tâm kinh tế  - tài chính lớn nhất thế giới?

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 42.

Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế  giới là Mĩ. 

Chọn D. 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 211312

Sự kiện nào sau đây đánh dấu “chiến tranh lạnh" đã bao trùm cả thế giới? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 59. 

Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va chứng tỏ rằng “chiến tranh lạnh" đã bao trùm cả thế giới.

Chọn B. 

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 211313

Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam, lực lượng đóng vai trò phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần là

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 180. 

Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam, lực lượng đóng vai trò phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần là quân đội Mĩ.

Chọn đáp án B

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 211314

Sự kiện nào đã đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 11, trang 124, suy luận.

Triều đình kí Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patonốt đã đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp.

Chọn D.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 211315

Năm 1945, những quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập?  

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 25.  

Năm 1945, Inđônêxia, Việt Nam, Lào là 3 nước ở khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập.

Chọn D. 

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 211316

Phong trào “Đồng khởi" (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam đã 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 164. 

Phong trào “Đồng khởi" (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân  mới của Mĩ. 

Chọn C. 

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 211317

Phong trào "vô sản hoá" năm 1928 do tổ chức nào sau đây phát động? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 84.

Phong trào "vô sản hoá" do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động.

Chọn C.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 211318

Hoạt động nào sau đây diễn ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 91.

A chọn vì đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm diễn ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam. 

B loại vì nội dung phương án này thuộc phong trào 1936 – 1939.

C loại vì nội dung phương án này thuộc giai đoạn 1939 – 1945.

D loại vì nội dung phương án này thuộc giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chọn A.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 211319

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào sau đây?  

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 76 – 77.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nông nghiệp và khai thác mỏ. 

Chọn C.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 211320

Hội nghị nào của Đảng đã xác định kẻ thù của cách mạng miền Nam là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 190.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 đã xác định kẻ thù của cách mạng miền Nam là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

Chọn C.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 211321

Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của ASEAN và Liên minh châu Âu (EU) 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12.

Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của ASEAN và Liên minh châu Âu EU là

xuất phát từ nhu cầu liên kết trong khu vực. 

Chọn C                        

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 211322

Hội nghị Ianta (2 – 1945) họp ở quốc gia nào sau đây?  

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 4. 

Hội nghị Ianta (2 – 1945) đã họp ở Liên Xô. 

Chọn D.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 211323

Trong những năm 1975 – 1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ  

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 206 – 207. 

Trong giai đoạn 1975 – 1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.

Chọn D.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 211324

Một trong những hạn chế của các sĩ phu cấp tiến trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là 

Xem đáp án

Sgk 11 trang 140

Một trong những hạn chế của các sĩ phu cấp tiến trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là không tìm được phương hướng cứu nước chính xác, có nhiều hạn chế do nhận thức và thời đại.

Chọn đáp án C

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 211325

Năm 1989, việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh đã

Xem đáp án

Sgk 12 trang 63

Năm 1989, việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh đã mở ra chiều hướng và điều kiện thuận lợi giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột khu vực, làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn.

Chọn đáp án C

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 211326

Một trong những nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam là do

Xem đáp án

Một trong những nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam là do chủ quyền dân tộc bị xâm phạm khi Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta giải tán lực lượng tự vệ và trao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

Chọn đáp án D

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 211327

Năm 1960, nhiều nước ở châu Phi đã giành được

Xem đáp án

Sgk 12 trang 36

Năm 1960, 17 nước ở châu Phi đã giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Chọn đáp án A

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 211328

Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là

Xem đáp án

Sgk 12 trang 158

Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là chủ nghĩa thực dân mới (Mĩ) xâm nhập vào miền Nam Việt Nam nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

Chọn đáp án D

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 211329

Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỷ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về 

Xem đáp án

Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỷ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về khuynh hướng chính trị.

Chọn đáp án B

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 211330

Khẩu hiệu nào sau đây của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) thể hiện nhiệm vụ chống phong kiến của cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Khẩu hiệu chống tô cao và lãi nặng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) đánh vào địa chủ phong kiến, thể hiện nhiệm vụ chống phong kiến của cách mạng Việt Nam

Chọn đáp án D

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 211331

Phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam có tác dụng nào sau đây? 

Xem đáp án

Phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam giúp quần chúng nhân dân được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng cách mạng.

Chọn đáp án C

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 211332

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng 1930 -1931 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Quốc tế Cộng sản chủ trương chuyển hướng đấu tranh từ 1935 không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng 1930 -1931 ở Việt Nam

Chọn đáp án B

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 211333

Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 

Xem đáp án

Ý thức giải phóng dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ là một trong những yếu tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giúp các nước châu Phi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Chọn đáp án D

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 211334

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là 

Xem đáp án

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là

đòi hỏi của tình hình thực tiễn cách mạng Việt Nam cần có Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Chọn đáp án C

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 211335

Xô viết Nghệ -Tĩnh trở thành đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì đã 

Xem đáp án

Sgk 12 trang 93

Xô viết Nghệ -Tĩnh trở thành đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì đã thành lập được chính quyền cách mạng ở một số địa phương – chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Chọn đáp án B

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 211336

Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Nhận định là đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định trong thắng lợi của cách mạng với các Hội cứu quốc của Mặt trận Việt Minh.

Chọn đáp án C

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 211337

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam đều

Xem đáp án

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 buộc Mĩ thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ” và chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam  buộc Mĩ phải “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam...

Chọn đáp án A

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 211338

Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên (tháng 3-1975) của nhân dân ta đã

Xem đáp án

Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên (tháng 3-1975) của nhân dân ta đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, thúc đẩy thời cơ đến nhanh hơn, góp phần thực hiện mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Chọn đáp án C

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 211339

Nội dung nào không phản ánh đúng những thuận lợi của Việt Nam ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công?

Xem đáp án

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng Việt Nam còn non trẻ, chưa được bất cứ nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Năm 1950, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với ta.

Chọn đáp án D   

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 211340

Từ diễn biến của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và Xô viết - Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) ở Việt Nam cho thấy, điểm giống nhau cơ bản giữa hai phong trào này là 

Xem đáp án

Từ diễn biến của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và Xô viết - Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) ở Việt Nam cho thấy, điểm giống nhau cơ bản giữa hai phong trào này là dùng lực lượng chính trị quần chúng làm nòng cốt do lực lượng vũ trang còn non yếu.

Chọn đáp án C

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 211341

Nhận xét nào sau đây là đúng về cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa (Việt Nam) do giai cấp công nhân lãnh đạo (Đảng Cộng sản Đông Dương).

Chọn đáp án D

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 211342

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam đều

Xem đáp án

SGK trang 119 và 197

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam đều là những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

Chọn đáp án A

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 211343

Các phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh (1930 – 1931), Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) và “Đồng khởi” (1959 -1960) ở Việt Nam có sự khác biệt về 

Xem đáp án

Phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) chống kẻ thù thực dân Pháp và phong kiến.

Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) chống phát xít Nhật và tay sai.

Phong trào “Đồng khởi” (1959 -1960) chống Mĩ - Diệm.

Chọn đáp án C

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »