Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử - Trường THPT Thạch Bàn
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử - Trường THPT Thạch Bàn
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
145 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Đầu năm 1945, nội dung nào không phải là vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra đối với các cường quốc đồng minh?
Đầu năm 1945, kí kết hòa ước với các nước bại trận không phải là vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra đối với các cường quốc đồng minh.
Chọn C
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật.
Chọn A
Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Hiệp ước Bali được kí kết (1976) đánh dấu sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Chọn B
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng lãnh đạo chủ yếu phong trào giải phóng dân tộc châu Phi và khu vực Mĩ Latinh là
A, B loại và công nhân và nông dân không lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh.
C chọn vì sau Chiến tranh thế giới thứ hai tư sản dân tộc là lực lượng lãnh đạo chủ yếu phong trào giải phóng dân tộc châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
D loại vì tiểu tư sản không phải là lực lượng chủ yếu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn C
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ có tham vọng vươn lên làm bá chủ thế giới xuất phát từ cơ sở nào?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ có tham vọng vươn lên làm bá chủ thế giới xuất phát từ tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự.
Chọn B.
Học thuyết nào đánh dấu sự trở về Châu Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
SGK Lịch sử 12, trang 56, suy luận.
Học thuyết Phucưđa đánh dấu sự trở về Châu Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn D
Việc ký kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây?
A loại vì xu thế liên kết khu vực diễn ra từ những năm 50 của thế kỉ XX ở Tây Âu.
B loại vì do nhu cầu hợp tác giữa các nước Tây Âu mới dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
C chọn vì việc ký kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henrinki (1975) đều mở ra hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp ở châu Âu.
D loại vì cho đến hiện nay các cường quốc châu Âu vẫn đang không ngừng nỗ lực vươn lên và sự cạnh tranh giữa các nước châu Âu là không tránh khỏi.
Chọn C.
Nhân tố quan trọng nhất giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ thông qua kế hoạch Mác-san” là nhân tố quan trọng nhất giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn D.
Từ năm 1919 đến năm 1929, tăng thuế là một trong những biện pháp của thực dân Pháp nhằm
SGK Lịch sử 12, trang 77.
Từ năm 1919 đến năm 1929, tăng thuế là một trong những biện pháp của thực dân Pháp nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Đông Dương.
Chọn C.
Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1925), một số tư sản và địa chủ lớn Nam Ki thành lập tổ chức chính trị nào sau đây?
SGK Lịch sử 12, trang 80.
Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1925), một số tư sản và địa chủ lớn Nam Ki thành lập tổ chức Đảng Lập hiến.
Chọn C
Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 – 1931 Việt Nam?
SGK Lịch sử 12, trang 95, suy luận.
Đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kì trực tiếp vận động giải phóng dân tộc không phải ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 – 1931 Việt Nam.
Chọn C
Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936-1939 là gì?
A loại và phong trào 1930 – 1931 là phong trào đầu tiên do Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức lãnh đạo.
B chọn vì phong trào 1936 – 1939 là phong trào mang tính quần chúng đông đảo quần chúng nhân dân tham gia), quy mô rộng lớn (cả nước), hình thức đấu tranh phong phú (bãi công, biểu tình, mít tinh, đấu tranh báo chí, đấu tranh nghị trường).
C loại vì đây là đặc điểm của phong trào 1930 – 1931.
D loại vì giai cấp công nhân và nông dân thể hiện sức mạnh trong đấu tranh từ phong trào 1930 – 1931.
Chọn B
Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam (1939 - 1945), tổ chức nào là lực | lượng chính trị hùng hậu biểu tượng cho khối đại đoàn kết toàn dân?
A loại vì Mặt trận Liên Việt ra đời năm 1951.
B loại vì Hội phản đế đồng minh Đông Dương không phải là là lực lượng chính trị hùng hậu biểu tượng cho khối đại đoàn kết toàn dân mà phải là Mặt trận Việt Minh.
D loại vì Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập năm 1938.
Chọn C
Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân Việt Nam đã làm thất bại
SGK Lịch sử 12, trang 134.
Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân Việt Nam đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Chọn B.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951) của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước một đảng riêng vì
SGK Lịch sử 12, trang 140.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951) của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước một đảng riêng và phù hợp với đặc điểm phát triển của cách mạng mỗi nước.
Chọn C
Trong thời kỳ 1945 - 1954, chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Rove của thực dân Pháp?
SGK Lịch sử 12, trang 138.
Trong thời kỳ 1945 - 1954, chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch RƠve của thực dân Pháp.
Chọn D
Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi? (1959 -1960)?
Suy luận, loại trừ phương án.
A, B, C loại vì nội dung của các phương án này là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi? (1959-1960).
D chọn vì không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960).
Chọn D.
Nội dung nào sau đây là điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A loại vì cả hai chiến lược này đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
B chọn vì trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, quân đội Sài Gòn là lực lượng tham chiến chủ lực, lúc này chưa có sự tham chiến của quân Mĩ. Còn trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thì quân Mĩ là lực lượng chính, quân đội Sài Gòn tham chiến nhưng không phải là lực lượng chính và chủ yếu nữa.
C loại vì không phải điểm khác biệt cơ bản giữa hai chiến lược chiến tranh trên.
D loại vì cuối chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” thì Mĩ đã tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc và cuộc chiến tranh phá hoại này nằm trong nội dung của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” để cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đang sắp bị phá sản. Đây không phải là điểm khác biệt cơ bản của hai chiến lược chiến tranh nêu trên.
Chọn B.
Chiến dịch nào thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta sang giai đoạn mới từ tiến công chiến lược phát triển triển thành tổng tiến công trên toàn chiến trường miền Nam?
SGK Lịch sử 12, trang 194.
Cách giải: Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta sang giai đoạn mới từ tiến công chiến lược phát triển triển thành tổng tiến công trên toàn chiến trường miền Nam.
Chọn A.
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau năm 1975?
A, B, C loại vì nội dung của các phương án này phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau năm 1975.
D chọn vì Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh trên tuyên bố năm 1989 và chính thức là khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ năm 1991.
Chọn D.
Yếu tố nào sau đây quyết định đặc điểm của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1885 – 1930)?
A loại vì từ 1885 đến hết phong trào Cần vương thì phong trào yêu nước Việt Nam đi theo ngọn cờ phong kiến còn xu hướng bạo động và cải cách xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gắn với hoạt động của các nhân vật tiêu biểu như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Bloại vì trong giai đoạn 18897 – 1914, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, kinh tế và xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc. Điều này tác động đến đặc điểm của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1885 – 1930).
D loại vì trong giai đoạn 1885 – 1930, nếu chỉ nêu sự xuất hiện của giai cấp mới là yếu tố quyết định đặc điểm của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1885 – 1930) là chưa phù hợp. Bởi vì lúc này yêu cầu đặt ra là cần tìm được con đường cứu nước đúng đắn, cần có giai cấp lãnh đạo tiên tiến để chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Chọn C
Về hình thức đấu tranh, phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có điểm khác với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là
A chọn vì về hình thức đấu tranh, phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có điểm khác với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách.
Bloại vì hình thức đấu tranh công khai trên nghị trường xuất hiện trong giai đoạn 1936 – 1939.
C loại và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX không có sự kết hợp chặt chẽ giữa khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh chính trị.
D loại và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX không kết hợp giữa khởi nghĩa vũ trang trong nước và cầu viện bên ngoài.
Chọn A
Một thách thức đối với các nước ASEAN trong quá trình tham gia xu thế toàn cầu hóa là gì?
SGK Lịch sử 12, trang 70, suy luận.
Một thách thức đối với các nước ASEAN trong q uá trình tham gia xu thế toàn cầu hóa là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc.
Chọn A
Điểm nổi bật trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là
SGK Lịch sử 12, trang 54, suy luận.
Điểm nổi bật trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là tập trung phát triển ngành công nghiệp dân dụng chất lượng cao.
Chọn B.
Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” đưa hội viên về nước nhằm mục đích gì?
SGK Lịch sử 12, trang 84.
Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” đưa hội viên về nước nhằm mục đích truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
Chọn D.
Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931?
SGK Lịch sử 12, trang 95, suy luận.
Buộc thực dân Pháp phải thực hiện một số yêu sách của nhân dân không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931.
Chọn D.
Mục tiêu chủ yếu của kế hoạch Nava khi bước vào động-xuân 1953-1954 là
SGK Lịch sử 12, trang 146.
Mục tiêu chủ yếu của kế hoạch Nava khi bước vào động-xuân 1953-1954 là giành một thắng lợi quyết định về quân sự để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Chọn C
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1 - 1959) đã có quyết định quan trọng nào đối với cách mạng miền Nam?
SGK Lịch sử 12, trang 164.
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) đã có quyết định quan trọng đối với cách mạng miền Nam là quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
Chọn D.
Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga (1917), trước hết vì cuộc cách mạng này
A loại vì hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam đang yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc và khi xét Cách mạng tháng Mười ta thấy Cách mạng tháng Mười đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga – Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
B loại vì Cách mạng tháng Hai ở Nga đã lật đổ chế độ phong kiến.
D loại vì Cách mạng tháng Mười Nga (1917), không chỉ giải phóng công nhân, nông dân Nga mà còn giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga. Đưa nhân dân lên làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.
Chọn C.
Trong giai đoạn 1939 - 1945, sự kiện nào có tác động trực tiếp tới việc Đảng Cộng sản Đông Dương phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”?
SGK Lịch sử 12, trang 112 - 113, suy luận.
Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương là sự kiện tác động trực tiếp tới việc Đảng Cộng sản Đông Dương phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”.
Chọn B.
Con đường cứu nước do Nguyễn Quốc lựa chọn có gì khác so với con đường cứu nước của các bậc tiền bối?
A loại vì lúc này Nguyễn Ái Quốc xác định xem các nước làm cách mạng như thế nào rồi về giúp đồng bào => tức là chưa xác định rõ điểm đến của con đường cứu nước ngay từ đầu mà phải trải qua thực tế kiểm nghiệm mới lựa chọn được con đường phù hợp cho dân tộc.
B chọn vì ban đầu ra đi tìm đường cứu nước là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, sau đó khi tìm thấy được con đường cứu nước thông qua việc đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin thì Nguyễn Ái Quốc đã tin tưởng và biến niềm tin ấy thành hành động với việc tham dự Đại hội Tua, tán thành gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp => trở thành đảng viên đảng cộng sản đầu tiên.
C loại vì Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cứu nước không chịu sự tác động to lớn của yếu tố quê hương và gia đình. Người kiểm nghiệm trên thực tế và lựa chọn con đường cứu nước phù hợp cho dân tộc.
D loại vì con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn không có sự giúp đỡ của Quốc
Chọn B
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh sáng tạo, kết hợp đúng
A chọn vì Cương lĩnh đã kết hợp và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Trong đó, vấn đề giải phóng dân tộc là vấn đề hàng đầu.
B loại vì không cho thấy sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc.
C, D loại vì Cương lĩnh nêu lên mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Đây là điểm đúng đắn của Cương lĩnh. Còn sự sáng tạo chính là kết hợp và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Trong đó, vấn đề giải phóng dân tộc là vấn đề hàng đầu.
Chọn A.
Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành khởi nghĩa từng phần trong khoảng thời gian nào?
Xác định khởi nghĩa từng phần diễn ra trong giai đoạn từ sau khi Nhật đảo chính Pháp đến trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh.
Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành khởi nghĩa từng phần trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945.
Chọn C.
Yếu tố quyết định để Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” trong giai đoạn 1939 - 1945 là nhằm
Dựa vào yêu cầu của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945 là giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
Yếu tố quyết định để Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” trong giai đoạn 1939 - 1945 là nhằm giải quyết nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc. Tức là tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất để tập trung giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Chọn B.
Chiến dịch Việt Bắc (1947) và chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) của quân dân Việt Nam có sự khác biệt về
A chọn vì chiến dịch Việt Bắc là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta còn chiến dịch Biên giới là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta.
B loại vì dưới sự lãnh đạo của Đảng, đường lối đấu tranh của các chiến dịch này đều là thực hiện chiến tranh nhân dân.
C loại vì hai chiến dịch không có sự khác biệt về nghị lực và quyết tâm.
D loại vì hai chiến dịch đều cùng chung nhiệm vụ chiến lược là chống Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc.
Chọn A.
Cuộc kháng chiến toàn dân của Việt Nam chống lại hai đế quốc xâm lược Pháp và Mĩ (1945 - 1975) chủ yếu dựa vào lực lượng
A loại vì hậu phương không phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian nên việc nếu hậu phương tại chỗ là chưa phù hợp.
B, D loại vì dân quân hỏa tuyến và bộ binh, pháo binh chỉ là 1 bộ phận lực lượng của quân ta. Lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) chính là lực lượng chủ yếu trong cuộc kháng chiến toàn dân chống Pháp và Mĩ.
Chọn C.
Nhận xét nào sau đây là đúng về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A loại vì Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam chưa lật đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến - giai cấp bóc lột. Phải đến giai đoạn 1954 – 1957 thì miền Bắc mới hoàn toàn xóa bỏ được giai cấp bóc lột phong kiến thông qua cải cách ruộng đất.
B chọn vì Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra ở cả nông thôn và thành thị.
C loại vì Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra ở cả nông thôn và thành thị chứ không phải là giành chính quyền ở các thành phố lớn rồi mới tiến hành Tổng khởi nghĩa.
D loại vì khi chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương thì nhiều địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa.
Chọn B.
Nghệ thuật quân sự của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) có gì khác biệt so với các chiến dịch khác trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)?
A chọn vì chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là chiến dịch mà ta chủ động tấn công vào nơi được coi là “bất khả xâm phạm” của đối phương.
B loại vì trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) không có sự kết hợp chặt chẽ giữa tấn công quân sự và nổi dậy của quần chúng.
C loại vì đây là điểm giống nhau.
D loại vì chiến dịch Điện Biên Phủ sử dụng lực lượng vũ trang.
Chọn A.
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A chọn vì nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công.
Ví dụ: ta chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công mở đầu - đây là địa bàn quan trọng và địch đang bố phòng sơ hở - thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã chuyển cuộc kháng chiến của ta từ giai đoạn tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
B loại vì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 không đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng.
C loại vì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là sự kết hợp giuaxe tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng.
D loại vì lúc này ta không thực hiện việc kết hợp đánh nhanh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc.
Chọn A.
Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là
A loại vì Cách mạng tháng Tám chưa có lực lượng vũ trang ba thứ quân.
B loại vì Cách mạng tháng Tám chưa có liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương.
C loại vì Cách mạng tháng Tám chưa có đấu tranh ngoại giao.
D chọn vì một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Chọn D