Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Lịch Sử - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Lịch Sử - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
30 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ đã phản ánh nghệ thuật gì từng được Nguyễn Trãi đúc kết trong bản “Bình Ngô đại cáo”?
- Một trong những nghệ thuật quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được Nguyễn Trãi đúc kết trong Bình Ngô đại cáo là lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều “thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh/ Dùng quân mai phục, lấy ít dịch nhiều"
- Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 phải chống lại những đế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Thắng lợi của một dân tộc nhược tiểu trước một đế quốc hùng mạnh đã cho thấy biểu hiện rõ nét về nghệ thuật lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều được Nguyễn Trãi đúc kết từ 5 thế kỉ trước đó.
=> Đáp án cần chọn là D.
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đều tấn công vào
- Chiến dịch Điện Biên Phủ: tấn công vào các cứ điểm, cụm cứ điểm thuộc tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Thực hiện lối đánh công kiên, tiêu diệt toàn bộ các cứ điểm thuộc ba phân khu: Bắc, Nam và Trung Tâm.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh: tấn công vào thành phố Sài Gòn, nơi tập trung các cơ quan đầu não của kẻ thù. Đây là nơi địch mạnh.
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
- Chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Mục tiêu: Nhằm vào một mục tiêu quân sự.
+ Địa bản: vùng nông thôn, rừng núi tập trung ở các tỉnh Tây Bắc.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh:
+ Mục tiêu: Nhằm vào cơ quan đầu nào của địch (cả quân sự và chính trị).
+ Địa bàn: thành Phố Sài Gòn và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 đều là những chiến dịch mang tính chất
Trước chiến dịch Điên Biên Phủ, Việt Nam thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân – chống Pháp giành độc lập dân tộc. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được kí kết nhưng chỉ có miền Bắc được giải phóng – nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ của cuộc cách mạng này, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn miền Nam vẫn tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh, nhiệm vụ này đã được hoàn thành.
=> Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 đều là những chiến dịch mang tính chất là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
Đáp án cần chọn là: B
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có điểm tương đồng đó là: tính chất trận đánh: đều là những trận quyết chiến chiến lược, huy động đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc, quyết định đến chiều hướng của cả 2 cuộc chiến tranh:
- Chiến dịch Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến dịch toàn thắng” đã huy động sức mạnh của toàn dân tộc. Thắng lợi của chiến dịch đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Trong chiến dịch này Bộ chính trị đã chỉ thị phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa. Thắng lợi của chiến dịch đã đập tan hệ thống chính quyền Việt Nam cộng hòa, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đáp án cần chọn là: D
Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hiệp định Pari năm 1973 và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?
Điểm khác biệt giữa hiệp định Pari năm 1973 và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954
- Thời gian rút quân đội nước khỏi Việt Nam của hiệp định Pari năm 1973 lâu hơn so với hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954
+ Hiệp đinh Pari: Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam trong vòng 60 ngày kể từ ngày kí hiệp định
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ: Pháp rút khỏi miền Bắc trong vòng 200 ngày và miền Nam trong vòng 2 năm kể từ ngày kí hiệp định
- Quy định về phân chia khu vực đóng quân, chuyển giao quân đội:
+ Hiệp đinh Pari: không có vùng tập kết, chuyển quân
+ Hiệp đinh Giơ-ne-vơ: quân đội Việt Nam và quân viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Bắc- Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời
- Trách nhiệm thực hiện việc thống nhất đất nước
+ Hiệp đinh Pari: vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định
+ Hiệp đinh Giơ-ne-vơ: thống nhất đất nước sau 2 năm dưới sự giám sát của nước ngoài
Đáp án D: cả 2 hiệp định đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
Đáp án cần chọn là: D
Tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, tình hình thế giới có điểm gì tương đồng?
Điểm giống nhau về bối cảnh thế giới tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là đều chịu tác động của xu thế hòa hoãn Đông- Tây. Tuy nhiên trong khoảng nửa đầu những năm 50 của thế kỉ XX sự hòa hoãn này thực chất là sự nhận nhượng từ phía Liên Xô nên có tác động tiêu cực đến tiến trình giải quyết vấn đề Đông Dương tại hội nghị Giơnevơ (1954). Còn từ nửa đầu những năm 70 thì cả 2 phía Mĩ và Liên Xô đều đã có sự nhượng bộ với nhau biểu hiện trước hết là ở khu vực châu Âu
Đáp án cần chọn là: B
Từ mối quan hệ giữa trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) với hiệp định Pari năm 1973, anh (chị) có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?
- Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972 đã buộc Mĩ phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, trở lại bàn đàm phán kí hiệp định Pari (27-1-1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đồng thời thành quả mà nhân dân Việt Nam đạt được từ hiệp định Pari phản ánh thế và lực của Việt Nam trên chiến trường, tạo điều kiện để nhân dân miền Nam tiến lên đánh cho Ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao là:
+ Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
+ Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao phản ánh và phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự.
Đáp án cần chọn là: A
Thắng lợi quân sự của quân và dân ta tác động trực tiếp đến việc ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam là
- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng 1 đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).
- Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12-1972) là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15/1/1973) và kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/973).
Đáp án cần chọn là: B
Vì sao cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 lại được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”?
- Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của nhân dân Việt Nam đã đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ngồi vào bàn, kí hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi.
- Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán, kí hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Với ý nghĩa đó, cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 mang tầm vóc lịch sử tương tự trận Điện Biên Phủ năm 1954 nên được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Đáp án cần chọn là: A
Nhận định nào không đúng khi đề cập giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1964)?
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) thực hiện thành công sự đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN đã tạo ra cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam một sức mạnh tổng hợp cần và đủ để hạn chế một phần sức mạnh của đế quốc Mỹ, bảo đảm cho nhân dân Việt Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn.
- Tuy nhiên, từ năm 1954 đến 1964, đặc biệt là từ năm 1960 trở đi, mâu thuẫn giữa Liên Xô - Trung Quốc đạt mức độ trầm trọng. Đảng ta đã khẳng định: mâu thuẫn Xô-Trung tuy gay gắt nhưng được giới hạn trong phạm vi chiến tranh lạnh, dù sự phân liệt này còn chưa gay gắt lắm nhưng về lâu dài sẽ gây nguy hiểm, bất lợi đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
- Từ sau năm 1965, tình hình mới có sự chuyển biến, Trung Quốc và Liên Xô viện trợ cho Việt Nam về nhiều mặt.
=> Như vậy, ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1964) các nước Xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Liên Xô tuy có ủng hộ nhưng chưa phải mạnh mẽ cuộc đấu tranh của Việt Nam để hoàn thành mục tiêu thống nhất đất nước.
Đáp án cần chọn là: A
Điểm giống nhau cơ bản giữa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám (1945) là gì?
Điểm giống nhau cơ bản giữa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám (1945) là về chức năng, nhiệm vụ.
- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của tất cả các mặt trận dân tộc thống nhất đều là tập hợp, đoàn kết lực lượng đấu tranh chống lại các thế lực thù địch
- Ngoài ra điểm đặc biệt giữa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám (1945) là đều làm chức năng chức quyền- tức là tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu tranh, thiết lập chính quyền cách mạng sau đó
Đáp án cần chọn là: B
Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?
- Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) không phát triển trong các đô thị mà chỉ diễn ra ở vùng nông thôn miền Nam, từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng.
- Phong trào nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng đắn, phù hợp
- Phong trào Đồng Khởi đã làm thất bại chiến lược chiến tranh đơn phương của Mĩ, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công cách mạng
Đáp án cần chọn là: D
Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng (1-1959)?
Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959) ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam
- Ra đời muộn khi chính quyền Mĩ- Diệm đã có hàng loạt các hoạt động khủng bố khiến lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Tuy nhiên nghị quyết cũng đã đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam là để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng
- Chỉ ra một cách toàn diện con dường tiến lên của cách mạng miền Nam: khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm.
- Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)
Đáp án cần chọn là: C
Qua quá trình tổ chức và lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957), bài học kinh nghiệm quan trọng nhất để là cho Đảng là gì?
Cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954 -1957 đã để lại bài học kinh nghiệm lớn nhất cho Đảng trong quá trình tổ chức, lãnh đạo cách mạng là phải bán sát tình hình thực tế để đề ra đường lối phù hợp; dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa chữa sai lầm đó. Bởi vì “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Đáp án cần chọn là: C
Sắp xếp các dữ liệu cho phù hợp với trình tự thời gian.
(1) Mặt trận dân chủ Đông Dương.
(2) Mặt trận Liên Việt.
(3) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Mặt trận Việt Minh.
(1) Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3-1938)
(4) Mặt trận Việt Minh (19-5-1941)
(2) Mặt trận Liên Việt (3-1951)
(3) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955)
Đáp án cần chọn là: D
Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương cho thấy
- Sau cách mạng tháng Tám năn 1945: thực dân Anh (được giao nhiệm vụ giải giáp quân Nhật) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
- Sau năm 1954, đặc biệt là từ năm 1965 – trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ đã câu kết với các nước đồng minh để tiến hành chiến tranh Việt Nam, đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt có giai đoạn Mĩ còn thực hiện thủ đoạn ngoại giao – thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô để hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của ta.
=> Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương cho thấy sự cấu kết của chủ nghĩa đế quốc để đàn áp cách mạng Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949) thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam (1975) đã
- Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã chứng tỏ sự thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Quốc dân đảng (do Mĩ đứng sau hậu thuẫn)
- Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) làm thất bại âm sử dụng chế độ độc tài để biến Mĩ Latinh thành thuộc địa kiểu mới.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975) đã làm thất bại âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
=> Ba thắng lợi trên đã góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: C
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã thực hiện thành công
Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. Những dấu mốc thắng lợi quan trọng đó là: Cách mạng tháng Tám năm 1945, Kháng chiến chống Pháp thành công (1946 – 1954), Kháng chiến chống Mĩ thành công (1954 – 1975). Đặc biệt, thắng lợi của cuộc tổng tiến và nổi dậy xuân năm 1975 đã đánh dấu Việt Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Đáp án cần chọn là: B
Từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) cho thấy hậu phương của chiến tranh nhân dân
- Đáp án A, B, C loại vì hậu phương không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến; hậu phương không chỉ cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến mà còn tham gia kháng chiến. Ví dụ như trong cuộc chiến đấu chống 2 lần chiến tranh phá hoại của Mĩ.
- Đáp án D đúng vì tiền tuyến và hậu phương không có sự phân biệt rạch ròi về mặt không gian. Hậu phương cũng có thể trở thành tiền tuyến bất kì lúc nào, tùy thuộc vào tình hình thực tế.
Đáp án cần chọn là: D
Đường lối đổi mới của Đảng đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại:
Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6 - 1991), Đại hội VIII (6 - 1996), Đại hội IX (4 - 2001).
Đáp án cần chọn là: D
Mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ đại hội đảng VI (12-1986) là
Từ năm 1976 đến năm 1985, thông qua thực hiện hai kế hoạch 5 năm, Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị trầm trọng. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đảng ta đã tiến hành đổi mới (bắt đầu từ tháng 12-1986).
Đáp án cần chọn là: A
Nội dung đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) và chính sách kinh tế mới (NEP - 1921) ở nước Nga có điểm tương đồng là
- Chính sách kinh tế mới của (NEP, 1921) là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
- Chủ trương đổi mới về kinh tế ở Việt Nam từ tháng 12 – 1986 là:
+ Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quân liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
+ Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
=> Nội dung đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (từ tháng 12 - 1986) và Chính sách kinh tế mới (NEP, 1921) ở nước Nga có điểm tương đồng là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước.
Đáp án cần chọn là: C
Hai công trình có quy mô lớn và quan trọng ở nước ta, mặc dù được xây dựng trong hai thế kỉ khác nhau nhưng cùng mang một tên gọi. Đó là:
- Đường Trường Sơn (Đường Hồ Chí Minh) được hoat động từ năm 1959 đến 1975 là mạng lưới quân sự chiến lược Bắc – Nam, vận chuyển vũ khí, lương thưc, thuốc men, … từ miền Bắc vào miền Nam. Đây là tuyến đườn có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Năm 2000, Đường Hồ Chí Minh, con đường xuyên Việt thứ hai sau Quốc lộ 1, bắt đầu được xây dựng trên tuyến Đường Trường Sơn Đông.
Đáp án cần chọn là: D
Điều gì dưới đây phù hợp với quan điểm và nội dung đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam?
Quan điểm đổi mới của Đảng là: Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quân điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
Đáp án cần chọn là: D
Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) đều đưa ra quyết định nào sau đây?
Điểm giống nhau trong quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) là đều bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp để xây dựng bản hiến pháp mới, đảm bảo tính hợp hiến của nhà nước
Đáp án cần chọn là: B
Đâu không phải là điểm tương đồng giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?
Điểm tương đồng giữa hai cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 và 25-4-1976:
- Đều diễn ra sau một thời gian dài đất nước bị chia cắt:
+ Việt Nam đã bị chia cắt thành 3 kì với 3 chế độ chính trị khác nhau và sáp nhập vào Liên bang Đông Dương (6-1-1946)
+ Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau (25-4-1976)
- Đều là các cuộc vận động chính trị để làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của kẻ thù
- Đều tạo cơ sở pháp lý và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Đáp án A: tổng tuyển cử là bầu ra quốc hội, từ đó kiện toàn bộ máy chính quyền trung ương
Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì?
Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế hoạt động với mục tiêu chủ yếu là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc trong bối cảnh Mĩ đang thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, khiến cho chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ bước đầu bị phá sản
Đáp án cần chọn là: C
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là gì?
Sau năm 1976, ta hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Đây nhân tố quan trọng để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. Đất nước có mạnh thì vị thế có lớn và có điều kiện mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: D
Ý nghĩa quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất là
Ý nghĩa quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, từ đó tạo điều kiện để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực còn lại, cả nước có thể đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đáp án cần chọn là: B
Đâu không phải là thuận lợi cơ bản của Việt Nam sau năm 1975?
Thực tế, sau năm 1975 mặc dù chính quyền Sài Gòn đã bị lật đổ nhưng những tàn dư của nó vẫn còn tồn tại. Các thế lực phản động ra sức hoạt động, tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận. Do đó đây không phải là thuận lợi mà là khó khăn lớn của Việt Nam sau năm 1975.
Đáp án cần chọn là: D
Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
- Các đáp án A, C, D: đều là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Đáp án B: là ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975.
Đáp án cần chọn là: B
Hiện nay, hoạt động của Liên hợp quốc chủ yếu bị chi phối bởi nguyên tắc nào?
Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc). Đây là 5 nước đại diện cho cả hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Liên Xô có mặt trong Ủy ban thường trực sẽ là điều kiện quan trọng kiềm tỏa hành động của Mĩ trong Liên hợp quốc. Tất cả những quyết định của Liên hợp quốc đều được thông qua khi có sự nhất trí của tất cả 5 nước thành viên.
Đáp án cần chọn là: A
Hạn chế lớn nhất của Liên hợp quốc là
Liên hợp quốc là tổ chức có nhiều đóng góp trong việc duy trì an ninh và hòa binh thế giới. Tuy nhiên, tổ chức này cũng có những hạn chế nhất định trong đó có việc chưa có những quyết định phù hợp đối với những sự việc ở Trung Đông. Đặc biệt là trong sự việc Ixraen tấn công Li Băng.
Đáp án cần chọn là: D
Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay?
Vai trò của Liên hợp quốc:
- Là tổ chức quốc tế lớn nhất, duy trì hòa bình, an ninh thế giới, trực tiếp giải quyết các vụ tranh chấp xung đột giữa các nước…
- Hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo…
Đáp án cần chọn là: A
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
- Các đáp án B, C, D: đều là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.
- Đáp án A: là nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
Đáp án cần chọn là: A
Liên Hợp quốc hoạt động dựa trên nguyên tắc nào sau đây?
Liên Hợp quốc hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
Đáp án A là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN .
Đáp án B, C là mục đích thành lập của Liên Hợp quốc.
Đáp án cần chọn là: D
Mục đích của tổ chức Liên Hợp Quốc được nêu rõ trong Hiến chương là
Hiến chương của Liên Hợp Quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
Đáp án cần chọn là: A
Cho các sự kiện sau:
1. Hội nghị quốc tế tại Ianta (Liên Xô).
2. Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
4. Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ).
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian:
Các sự kiện trên được sắp xếp theo thứ tự như sau:
1. Hội nghị quốc tế tại Ianta (Liên Xô) (2-1945)
4. Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) (25/4 – 26/6/1945)
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (cuối năm 1945)
2. Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc (9-1977)
Đáp án cần chọn là: D
(2) Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc với số phiếu gần tuyệt đối (192/193 phiếu).
(3) Hội nghị quốc tế tại Ianta (Liên Xô).
(4) Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian
Các sự kiện trên được sắp xếp theo thứ tự như sau:
(3) Hội nghị quốc tế tại Ianta (Liên Xô) (2-1945)
(1) Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) (25/4 – 26/6/1945)
(4) Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (15-8-1945)
(2) Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc với số phiếu gần tuyệt đối (192/193 phiếu) (7-6-2019)
Đáp án cần chọn là: B