Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Bùi Thị Xuân
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Bùi Thị Xuân
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
27 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là “Dùng người Việt đánh người Việt”.
ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động VN (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là
ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động VN (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài gòn.
Thắng lợi của ta trong chiến dịch Đường 14-Phước Long trong Đông –Xuân 1974-1975 cho thấy:
Chiến dịch đường 14-Phước Long là trận đụng độ quân sự lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long trong chiến tranh Việt Nam, kết quả là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng và chiếm được Phước Long. Tuy không nằm trong chiến dịch Tây Nguyên nhưng trận Phước Long (từ đêm 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975) có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ để mở đầu cho những diễn biến tiếp theo của Chiến dịch Mùa Xuân 1975 đưa đến sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Cách mạng Tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã giải quyết được nhiệm vụ nào?
Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã giải quyết được nhiệm vụ cơ bản, đó là đã lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng.
Địa phương nào không thuộc phạm vi của Khu giải phóng Việt Bắc?
Ngày 4-6-1945, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, và một số tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên.
Sau Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng vì:
Sau Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng vì quân Mĩ và quân đồng minh rút khỏi miền Nam, tạo điều kiện thuận lợi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia
Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.
Một trong những mục tiêu của chiến lược “ Cam kết và mở rộng” dưới thời B.Clintơn là
Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng” dưới thời Tổng thống B. Clintơn bao gồm:
- Bảo đảm an ninh Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
- Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Thắng lợi nào của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược và chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari?
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 là thắng lợi quân sự của quân và dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược Việt Nam, tức là thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán ở Pari (5/8/1968) để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
(Sgk trang 10)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Vì thế, nhiệm vụ chính của Liên Xô là khắc phục hậu quả của chiến tranh, phục hồi kinh tế là quan trọng nhất. Sau khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 – 1950), Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu, quan trọng nhất la sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lương công nghiệp toàn thế giới.
Các đáp án: A, B, C là thành tựu của Liên Xô về lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, không đóng vai trò chủ chốt nhất như công nghiệp.
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950?
Ý nghĩa Biên giới thu - đông 1950:
– Giải phóng biên giới Việt – Trung, chọc thủng hành lang Đông – Tây (ở Hòa Bình), làm cho kế hoạch Rơ – ve bị phá sản.
– Sau chiến thắng Biên giới 1950, căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng và không còn bị bao vây cô lập. Cách mạng Việt Nam đã nối được quan hệ với cách mạng thế giới.
– Ta đã nắm được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc bộ), đẩy thực dân Pháp vào thế bị động chiến lược.
Thế lực giúp đỡ Pháp quay lại xâm lược Việt Nam sau ngày 2/9/1945 là quân đội
Thế lực giúp đỡ Pháp quay lại xâm lược Việt Nam sau ngày 2/9/1945 là quân đội Anh.
Tác dụng của phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam từ năm 1961-1965 đã
Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, trên mặt trận chính trị, phong trào đấu tranh ở các đô thị cùng với phong trào phá “ấp chiến lược” ở nông thôn và những đòn tấn công liên tiếp của lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Ý nào sau đây không đúng khi nhận định về ý nghĩa đại thắng mùa xuân 1975?
Câu C sai Hiệp định Pari đã được ký trước đó (1973).
Mục đích quan trọng nhất của Pháp trong cuộc tiến công lên Việt Bắc vào thu đông 1947 là
Mục đích quan trọng nhất của Pháp trong cuộc tiến công lên Việt Bắc vào thu đông 1947 là tiêu diệt đầu não kháng chiến và quân chủ lực của ta.
Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là
Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là dùng bạo động vũ trang để đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.
Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất ở tỉnh lị là
Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất ở tỉnh lị là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh trong phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX
Mặc dù đều có chung khuynh hướng dân chủ tư sản, có chung mục tiêu giành độc lập dân tộc nhưng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lại có sự mâu thuẫn về phương pháp cứu nước:
- Phan Bội Châu: Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ bằng phương pháp bao động
- Phan Châu Trinh: Vận động cải cách trong nước, khai thông dân trí, mở mang công, thương nghiệp.
Điểm giống nhau cơ bản giữa cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 là
Từ năm 1945 đến năm 1975, cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào có những điểm tương đồng như sau:
- Diễn ra cùng một thời kì lịch sử với những thắng lợi quan trọng, cùng chống kẻ thù chung:
+ Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) kết thúc thắng lợi với Hiệp định Giơnevơ (1954)
+ Kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) kết thúc thắng lợi cùng vào năm 1975.
- Cùng được Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai còn được gọi là trật tự.
Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai còn được gọi là trật tự hai cực Ianta, do Mỹ và Liên Xô đại diện mỗi cực.
Đảng cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946) ngay sau khi
Đảng cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946) ngay sau khi Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam.
Bộ phận đại địa chủ có thái độ chính trị như thế nào đối với thực dân Pháp?
Bộ phận đại địa chủ sẵn sàng thỏa thiệp với thực dân Pháp để hưởng quyền lợi.
Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có do dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng trở thành đối tượng của cách mạng.
Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép, đụng chạm tới quyền lợi, nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Ba đáp án A, C, D là ý nghĩa của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài học của cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng ta vận dụng vào đấu tranh bảo vệ Biển đảo hiện nay là
Bài học của cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng ta vận dụng vào đấu tranh bảo vệ Biển đảo hiện nay là tập hợp nhân dân trong mặt trận dân tộc thống nhất để tăng sức mạnh đoàn kết. Để bảo vệ chủ quyền biển, đảo Nhân dân cả nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã cùng lực lượng thực thi pháp luật trên thực địa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là không đúng?
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 mang tính chất dân chủ do:
- Mục tiêu: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ cơm áo và hòa bình. (mục tiêu đấu tranh mới)
- Lực lượng tham gia: không chỉ có công – nông mà còn có địa chủ, tư sản, tiểu tư sản đông đảo đấu tranh cho mục tiêu dân chủ.
- Hình thức đấu tranh: kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. ( hình thức đấu tranh mới)
Tuy nhiên, phong trào này có tính dân tộc nhưng không điển hình như cách mạng tháng Tám do:
+ Mục tiêu đấu tranh trong phong trào này: Đảng chưa chủ trương thực hiện các khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “cách mạng ruộng đất”, mà chỉ đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình những đó cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh để giành nó từ tay kẻ thù của dân tộc.
+ Lực lượng tham gia phong trào hết sức rộng rãi, bao gồm cả những người Pháp cõ xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, những lực lượng đông đảo nhất vẫn là lực lượng dân tộc.
+ Thông qua phong trào này, Đảng có điều kiện xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo; rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc.
Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Xtalingrat của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là
Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Xtalingrat của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh. buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh. đánh bại hoàn toàn đạo quân tinh nhuệ của Đức ở Liên Xô.
Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp (1945-1954) ?
Cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi quy định bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan thuận lợi, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là do cách mạng có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Từ việc hòa Tưởng đánh Pháp trước 6/3/1946 đến việc hòa Pháp để đuổi Tường sau 6/3/1946 đến trước 19-12-1946.
- Khi quân Pháp có những hãnh động khiêu khích quá đáng, Đảng ta đã nhanh chóng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến, tổ chức cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đẻ giam chân địch trong thành phố đến viêc tổ chức phản công Pháp trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947 đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, và giành lấy thế chủ động trên cĐảng cũng tập trung xây dựng hâu phương phát triển về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục, đê ra phương châm của cuốc kháng chiến để thực hiện sao cho đúng.
- Cuối cùng, Đảng ta đã quyết định mở chiến dich Điện Biên Phủ nhằm phá tan hoàn toàn kế hoạc Nava của Pháp với phương ban đầu là “đánh nhanh thắng nhanh” sau chuyển sang “đánh chắc tiến chắc”. Thất bại tại chiến dịch Điện Biên Phủ buộc Pháo phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Giơnevơ.
Ý nghĩa lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954 là
Ý nghĩa lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954 là bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na- va. tạo điều kiện thuận lợi cho ta tại bàn ngoại giao.
Sự kiện đánh dấu sự “khởi sắc” của tổ chức ASEAN là
Sự kiện đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN là Kí hiệp ước thân thiện và hợp tác (tháng 2-1976).
“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” thể hiện nội dung nào của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?
“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” thể hiện quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta.
Nội dung nào sau đây không có trong Luận cương chính trị tháng 10-1930?
Luận cương chính trị tháng 10-1930 xác định lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân.
Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ là
Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Thắng lợi đó “ mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Nội dung trên thể hiện ý nghĩa:
Thắng lợi của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ, thất bại của đế quốc Mĩ có tác động đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phọng trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
Thắng lợi đó “Mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như 1 trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lich sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
“Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt –Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc” là mục tiêu của
“Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt –Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc” là mục tiêu của chiến dịch Biên giới 1950.
Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong cách mạng tháng Tám năm 1945?
Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 chứng tỏ rằng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuẩn bị chu đáo về lực lượng, chọn đúng thời cơ, chủ động tổ chức và phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang và chính trị cả ở thành thị và nông thôn, đồng bằng, trung du và miền núi suốt từ Bắc chí Nam
Trong tổng khởi nghĩa Tháng Tám, lực lượng quần chúng có vũ trang thô sơ là lực lượng đông đảo nhất và giữ vị trí quyết định. Lực lượng vũ trang tuy số lượng không nhiều, thiếu trang bị, non yếu về trình độ tác chiến nhưng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động công kích quân sự ở một số nơi, gây thanh thế cho cách mạng, đồng thời là lực lượng nòng cốt, lực lượng xung kích hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến...
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960) giữ vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960) chủ trương đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức ủy ban nhân dân tự quản.
=> Vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là đoàn kết toàn dân chống đế quốc và chính quyền tay sai.
Đâu không phải là nguyên nhân làm thất bại cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta trong những năm 1858-1884?
Xét trong quá trình xâm lược của thực dân Pháp luôn vấp phải tinh thần đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta. Từ thất bại ở trận Đà Nẵng, Gia Định Pháp đã phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. Trong khi triều đình lần lượt kí với Pháp các bản Hiệp ước thì nhân dân vẫn đấu tranh anh dũng, những anh hùng như: Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, ….đã ngăn cản được bước tiến của quân thù. Đặc biệt là hai trận Cầu Giấy lần 1 và lần 2 đã làm nức lòng nhân dân ta. Năm 1883, khi triều đình kí với Pháp Hiệp ước Hacmăng, phong trào đấu tranh của nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra sôi nổi.
=> Nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 đấy tranh sôi nổi chống Pháp.
Ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là
Hiệp định Pari được kí kết nă 1973, Mĩ và quân đồng minh đã buộc phải rút quân khởi nước ta => Hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mĩ cút”. Ở miền Nam lúc này chỉ còn quân đội Sài Gòn, thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta => tạo điều kiện để ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”.
Năm 1858, khi Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẳng, tinh thần kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?
Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
Tham vọng thiết lập “Trật tự thế giới đơn cực” của Mĩ thời kì sau chiến tranh lạnh dựa trên cơ sở chủ yếu nào?
ham vọng thiết lập “Trật tự thế giới đơn cực” của Mĩ thời kì sau chiến tranh lạnh dựa trên cơ sở Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn.