Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Phan Đăng Lưu
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Phan Đăng Lưu
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
133 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã
Cách mạng tháng Mười Nga đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, chính quyền thuộc về tay vô sản.
Điểm khác biệt căn bản trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là gì?
Phong trào yêu nước chống Pháp, cuối thế kỉ XIX tiêu biểu là phong trào Cần vương bị chi phối bởi khuynh hướng, tư tưởng ý thức hệ phong kiến (đánh đổ Pháp, thiết lập lại chính quyền phong kiến).
Phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chi phối bởi khuynh hướng dân chủ tư sản.
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng nhất là giai đoạn 20 năm đầu sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
Nhận định nào sau đây phản ánh quan hệ giữa Mĩ - Liên Xô (1945 – 1991) là không chính xác?
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển từ quan hệ đồng minh sang quan hệ đối đầu do đối lập về mục tiêu và chiến lược. Tháng 3/1947, Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh nhằm chống lại Liên Xô. Chiến tranh lạnh là tình trạng đối đầu căng thẳng, cuộc chạy đua vũ trang giữa 2 phe đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là 2 nước Xô - Mĩ. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ. Tháng 12/1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạp Goócbachốp và Busơ đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
=> Nhận định không chính xác là hai nước Liên Xô – Mĩ không còn khả năng chạy đua vũ trang.
Trong quá trình kháng chiến (1858-1862), quan quân triều đình nhà Nguyễn đã để lỡ mất cơ hội nào đánh thắng thực dân Pháp?
Từ tháng 3/1860, Pháp rút quân đưa sang chiến trường Trung Quốc -> Pháp phải cho rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng và Gia Định -> Số quân còn lại ở Gia Định chỉ còn khoảng 1000 tên, lại phải rải trên một chiến tuyến dài tới 10km -> Quan quân triều đình đã bỏ lỡ mất cơ hội đánh Pháp khi không tấn công quân Pháp mà lại đóng trong phòng tuyến Chí Hòa mới xây dựng trong tư thế “thủ hiểm”.
Nhân tố chủ yếu nào quyết định đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển xuất phát từ các nhân tố sau:
*Nhân tố chủ quan:
- Nơi tập trung các mâu thuẫn, gay gắt nhất là mâu thuẫn dân tộc.
- Lực lượng dân tộc phát triển (ý thức hệ, tư tưởng đấu tranh), tư sản và vô sản, liên tiếp ra đời các chính đảng.
Ví dụ:
Cách mạng Trung Quốc thắng lợi do sự phát triển lực lượng của Đảng Cộng sản và Quốc Dân đảng, kết thúc cuộc nội chiến giữa hai đảng này đưa đến sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hơn nữa, Quốc Dân đảng có sự hậu thuẫn của Mĩ nên cuộc nội chiến cũng mang tính chất dân tộc dân chủ.
*Nhân tố khách quan:
- Chiến tranh thế giới thứ hai tạo điều kiện thuận lợi để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.
- Ảnh hưởng và giúp đỡ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
Đáp án D: là nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong năm 1945, các hội nghị nào của ba cường quốc Đồng Minh có những quyết định liên quan đến quân phiệt Nhật ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam?
Tại hai Hội nghị Ianta và Hội nghị Pốtxđam (1945) ba cường quốc Đồng Minh đã có những quyết định liên quan đến quân phiệt Nhật ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam như thống nhất tiêu diệt quân phiệt Nhật, phân chia phạm vi ảnh hưởng sau chiến tranh.
Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
Điểm chung giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta là cả hai đều thiết lập thông qua sự nhất trí của các cường quốc.
Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là:
Mĩ là nước đi đầu, mở đường trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, mang đến nhiều thành tựu to lớn.
Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là:
Mĩ là nước đi đầu, mở đường trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, mang đến nhiều thành tựu to lớn.
“Hòa bình, trung lập không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào; nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc” là đường lối đối ngoại của
“Hòa bình, trung lập không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào; nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc” là đường lối đối ngoại của Campuchia giai đoạn 1954-1970 nhầm đảm bảo sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng trong bối cảnh bấy giờ.
Ngày 26/1/1950 sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Ấn Độ?
Ấn độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa ngày 26/1/1950.
Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản (1973 - 1991) thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn. Điều này chủ yếu là do
Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) nên Nhật Bản trong giai đoạn này cũng bị ảnh hưởng và suy thoái theo.
Những thành tựu đạt được trong việc bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới là
Những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ đạt được bước đầu trong việc thực hiện công cuộc đổi mới đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới bước đầu là phù hợp.
Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của quân dân ta là:
Mục tiêu mở các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đều nhầm làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực địch của Pháp.
Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12 – 1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, vì đã
Xu thế phát triển của thế giới là phát triển kinh tế nên đường lối đổi mới hướng đến phát triển kinh tế ở Việt Nam (từ tháng 12 năm 1986) là phù hợp.
“Đánh sập Ngụy quân, ngụy quyền, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán rút quân về nước”. Đó là mục tiêu của Việt Nam khi mở
Mục tiêu của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là “Đánh sập Ngụy quân, ngụy quyền, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán rút quân về nước”.
Sự kiện nào đánh dấu nhân dân Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu "Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”?
Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất (11 - 1975) tổ chức tại Dinh Độc Lập đánh dấu hoàn thành mục tiêu thống nhất quốc gia trên cơ sở "Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Một đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là
Điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là có tinh thần đấu tranh và kỉ luật cao.
Ở Việt Nam, bước chuẩn bị đầu tiên có tính chất quyết định đối với thắng lợi cho Cách mạng tháng Tám (1945) được ghi nhận bằng sự kiện nào?
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có tính chất quyết định đối với thắng lợi cho Cách mạng tháng Tám (1945)
Một điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là gì?
Đáp án A:
+ Cách mạng tháng Tám năm 1945: kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Trong đó, lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định.
+ Kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954): sử dụng lực lượng ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
+ Kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975): sử dụng lực lượng ba thứ quân, kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, …
- Đáp án B: là đặc điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975)
- Đáp án C: là đặc điểm, vai trò lực lượng trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
- Đáp án D: là đặc điểm, vai trò lực lượng trong cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tổ chức cộng sản nào của Việt Nam được thành lập năm 1929 ra đời sớm nhất là:
Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929)
An Nam Cộng sản Đảng (8/1929)
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929)
Tân Việt Cách Mạng Đảng (7/1928) không phải là tổ chức Cộng sản mà sau này một bộ phận tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.
Tổ chức cộng sản nào của Việt Nam được thành lập năm 1929 ra đời sớm nhất là:
Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929)
An Nam Cộng sản Đảng (8/1929)
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929)
Tân Việt Cách Mạng Đảng (7/1928) không phải là tổ chức Cộng sản mà sau này một bộ phận tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (năm 1930), Nguyễn Ái Quốc xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng tư sản dân quyền là gì?
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã xác định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, giành độc lập tự do.
Chiến thắng Vạn Tường (năm 1965) của quân và dân miền Nam đã
- Chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng và chiến thắng Vạn Tường đều là hai thắng lợi quân sự quan trọng, mở đầu cho cuộc đấu tranh chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
- Hai chiến thắng này chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ, là tiền đề quan trọng cho những chiến thắng tiếp theo. Cụ thể, chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại quân Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968).
Chiến thắng Vạn Tường (năm 1965) của quân và dân miền Nam đã
- Chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng và chiến thắng Vạn Tường đều là hai thắng lợi quân sự quan trọng, mở đầu cho cuộc đấu tranh chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
- Hai chiến thắng này chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ, là tiền đề quan trọng cho những chiến thắng tiếp theo. Cụ thể, chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại quân Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968).
Lực lượng chủ yếu để Mĩ tiến hành chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 - 1973) là
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) giống với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) là dùng lực lương quân đội Sài Gòn có sự phối hợp về hỏa lực, không quân Mĩ.
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) mới sử dụng quân đội Mĩ và quân đội các nước đồng minh.
Khuynh hướng cách mạng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX vì
Trong những năm 20 của thế kỉ XX, khuynh hướng cách mạng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam là do: khuynh hướng vô sản bắt đầu từ nước Nga, đặc biệt ảnh hướng đến Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đây là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của lịch sử là cần phải có giap cấp lãnh đạo đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân (vốn là hai lực lượng đông đảo nhất trong cách mạng Việt Nam) để chống Pháp, giành độc lập dân tộc. Trong khi đó, giai cấp tư sản đại diện cho khuynh hướng dân chủ tư sản lúc này còn non yếu về chính trị, nhỏ bé về kinh tế. Khuynh hướng vô sản phù hợp với yêu cầu của lịch sử hơn rất nhiều so với khuynh hướng dân chủ tư sản đang lỗi thời.
Khi kí Tạm ước 14 - 9 - 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận nhân nhượng thêm cho Pháp quyền lợi gì?
Ngày 14-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa.
Sự kiện chính trị thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là
Ngày 11-3-1951, Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập đã tăng cường khối đoàn kết của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 là
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 là đánh đuổi đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.
Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, cách đánh nào được bộ đội ta sử dụng phổ biến?
Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, cách đánh được bộ đội ta sử dụng là đánh du kích, phục kích.
Kết quả cuộc đảo chính Nhật - Pháp vào đêm 9 - 3 - 1945 ở Đông Dương là
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng.
Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam đã
- Với cách mạng thâng Tám, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Tuy nhiên, sau năm 1945, Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai => Nhiệm vụ của cách mạng nước ta là cần bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ – Diệm => nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám vẫn tiếp tục.
- Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975): ta đã hoàn thành nhiệm vụ trên, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, thành quả của cách mạng tháng Tám đã được bảo vệ thành công.
Hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam đã được Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941) xác định như thế nào?
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng tại Pác Bó (Hà Quảng – Cao Bằng) đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Mĩ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày 23 - 12 - 1950 nhằm mục đích
Ngày 23-12-1950, Mĩ kí với Pháp hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó, Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Một trong những điểm giống nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
Chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đều sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu
Âm mưu của hai chiến lược này đều là Dùng người Việt đánh người Việt.
Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 – 1939?
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam diễn ra với các hình thức đấu tranh phong phú: đấu tranh nghị trường, đấu tranh báo chí, mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện”.
Điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 - 1941 so với Hội nghị tháng 11 - 1939 là
Nếu như hội nghị tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng chi đạo chiến lược đưa nhiêm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu nhưng vấn là giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ ba nước Đông Dương. Phải đến Hội nghị tháng 5- 1941, vấn đề dân tộc được giải quyết trong khuôn khổ từng nước. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trân thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội cứu quốc và giúp đỡ thành lập mặt trậm ở các nước Lào, Campuchia.
Địa phương được chọn làm nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội Cứu quốc trong mặt trận Việt Minh là
Cao Bằng được chọn làm nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội Cứu quốc trong mặt trận Việt Minh.