Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
28 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong những năm 1954 -1970, Campuchia đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.
Đáp án cần chọn là: B
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập do ai đứng đầu?
Ngày 2-12-1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập, do Hoàng thân Xuphanuvông làm Chủ tịch.
Đáp án cần chọn là: A
Ai là người đã tiến hành vận động ngoại giao yêu cầu thực dân Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia (11/1953)?
Ngày 9/11/1953, do cuộc vận động ngoại giao của Quốc vương Xihanúc, chính phủ Pháp đã kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia. Tuy vậy, quân đội Pháp vẫn chiếm đóng Campuchia
Đáp án cần chọn là: A
Sự kiện nổi bật diễn ra ở Lào vào 2/12/1975 là
Từ năm 1975, hòa theo thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Việt Nam, từ tháng 5 đến tháng 12, quân và dân Lào đã nổi dây giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2-12-1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập do Hoàng thân Xuphanuvong làm Chủ tịch. Nước Lào bước sang một thời kì mới - xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào từ năm 1955 đến năm 1972 do lực lượng chính trị nào lãnh đạo?
Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1972) do Đảng Nhân dân Lào lãnh đạo (thành lập ngày 22/3/1955. Năm 1972, đổi thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) đã diễn ra trên tất cả các mặt trận và giành được thắng lợi.
Đáp án cần chọn là: D
Cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp - Mĩ từ năm 1945 - 1975, nhân dân Lào nhận được sự giúp đỡ của quốc gia nào?
Trong quá trình đấu tranh chống đế quốc Pháp - Mĩ từ năm 1945 - 1975, nhân dân Lào nhận được sự giúp đỡ quân tình nguyện Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: A
Sau khi giành được độc lập (8-1945), nhân dân Inđônêxia đã phải đấu tranh chống lại sự xâm lược của đế quốc nào?
Ngay sau khi nhân dân Indonexia nổi dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật thành công, Hà Lan đã nhanh chóng quay trở lại xâm lược quốc gia này. Đến năm 1949, cuộc kháng chiến thắng lợi đã buộc Hà Lan phải công nhận nền độc lập của Cộng hòa Inđônêxia.
Đáp án cần chọn là: B
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là
Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng đồng minh, nhiều nước ở Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh và giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ. Trong đó, Inđônêxia là quốc gia đầu tiên tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia vào ngày 17-08-1945.
Đáp án cần chọn là: D
Ba quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là
Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền. Ba quốc gia đầu tiên tuyên bố giành được độc lập là Indonexia (8-1945), Việt Nam (9-1945) và Lào (10-1945).
Đáp án cần chọn là: C
Tình hình chung của các nước Đông Nam Á trong chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan). Trong những năm chiến tranh, các nước này đều bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.
Đáp án cần chọn là: B
Nước nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), trừ Thái Lan, còn lại các nước trong khu vực Đông Nam Á đều bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ.
Đáp án cần chọn là: C
Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN ?
- Sự khởi sắc của tổ chức ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao Bali (2/1976) vì : Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước; tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình ; hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Tại sao trong những hoàn cảnh thuận lợi như nhau, vào tháng 8 – 1945, chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập, còn ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập ở mức độ thấp hơn ?
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Tuy điều kiện khách quan thuận lợi nhưng để phong trào có thể nổ ra và giành thắng lợi thì chỉ có yếu tố khách quan không chưa đủ, quan trọng hơn cả là yếu tố chủ quan (lực lượng cách mạng, giai cấp lãnh đạo, có ý thức cách mạng của quần chúng). Để có được yếu tố chủ quan cần phải chuẩn bị kĩ ở các nước.
Sự khác biệt giữa ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào so với các nước Đông Nam Á còn lại là đến tháng 8/1945, ở cả ba nước này yếu tố chủ quan chuẩn bị kĩ lưỡng, trong đó đặc biệt giai cấp lãnh đạo dù là tư sản (Inđônêxia) hay vô sản (Việt Nam, Lào) đã trưởng thành, có kinh nghiệm đấu tranh…đã biết chớp thời cơ, vận động quần chúng đấu tranh và tuyên bố độc lập. Trong khi đó các nước Đông Nam Á khác không có chuẩn bị kĩ về lực lượng cách mạng, lực lượng lãnh đạo, chưa có kỹ năng xác định và chớp thời cơ, bỏ lỡ cơ hội giành độc lập. Do đó mức độ thắng lợi chống phát xít đạt được ở mức độ thấp hơn.
Hãy chỉ ra những điểm giống nhau cơ bản của cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam:
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
- Diễn ra trong cùng một thời kì lịch sử, cùng chống kẻ thù chung:
+ 1945-1954 : kháng chiến chống thực dân Pháp .
+ 1954-1975 : kháng chiến chống Mĩ .
- Cùng được Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo :
+ Từ 1930, Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo chung cách mạng 2 nước .
+Từ 1955, ở Lào có Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo .
- Cùng giành được những thắng lợi to lớn:
+ 1945: giành được độc lập.
+ 1954: kháng chiến chống Pháp thắng lợi .
+ 1975: kháng chiến chống Mĩ thắng lợi .
- Nguyên nhân do:
Hai nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương rất gần gũi nhau về mặt địa lí. Cả hai nước đều có chung kẻ thù dân tộc: Pháp, Nhật, Mĩ nên phải đoàn kết, gắn bó để chiến thắng. Giai đoạn đầu 1945 – 1954 cách mạng 2 nước đều diễn ra dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sau khi giành độc lập khoảng những năm 50 – 60 của thế kỉ XX các nước ASEAN thực hiện chiến lược hướng nội. Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu: đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, chú trọng thị trường trong nước. Chiến lược này được thực hiện nhằm xóa bỏ sự nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Từ những năm 60 – 70 trở đi, được thực hiện nhằm khắc phục hạn chế của chiến lược hướng nội. Nhóm 5 nước ASEAN đã thay đổi chiến lược (chiến lược hướng ngoại đó là: công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo; tiến hành mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài, tập trung cho xuất khẩu và phát triển ngoại thương.
Sự kiện phát xít đầu hàng đồng minh (8/1945) đã tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Nam Á:
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan). Trong chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Đông Nam Á đều biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đông minh, từ giữa tháng 8/1945 nhiều nước đã nổi dậy giành độc lập hoặc giải phóng được phần lớn lãnh thổ như: Indonexia, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Mã Lai…
Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Đáp án A: sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, các quốc gia Đông Nam Á cũng như các nước Tây Âu đều có nhu cầu liên minh hợp tác để giúp đỡ lần nhau cùng phát triển trên cơ sở có nền văn hóa tương đồng.
Đáp án B: ASEAN là tổ chức hợp tác kinh tế - văn hóa, EU là tổ chức hợp tác về cả kinh tế, văn hóa , chính trị, quân sự.
Đáp án C: ANSEAN ban đầu có 5 nước thành viên, EU ban đầu có 6 nước thành viên. Đây là con số tương đối nhiều, không phải chỉ có vài nước.
Từ thập kỉ 90 hai tổ chức này mới hoàn thiện khi có thêm thành viên, phải đến giai đoạn sau đó khi quá trình mở rộng thành viên được hoàn thành thì hai tổ chức này mới có địa vj quốc tế cao.
So với Việt Nam và Lào, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia có điểm gì đáng chú ý?
Trong giai đoạn 1954 – 1970, Việt Nam và Lào đang tập trung kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Còn Campuchia trong giai đoạn này lại thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.
ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ hiệu ứng “Brexít” ở châu Âu?
Với Liên minh châu Âu (EU), “Brexit” được coi là một thảm họa. Các quốc gia trong EU hiểu rằng, họ mạnh hơn rất nhiều khi liên kết chặt chẽ với nhau, có chung thị trường, nhiều định chế và đồng tiền euro. Vì thế, EU đã kỳ vọng có thể tiến lên từ một khối kinh tế khổng lồ sánh ngang với Mỹ và gần đây là Trung Quốc. Nhưng không phải không có câu hỏi đặt ra: Ai sẽ mạo hiểm đi theo con đường của nước Anh? Hung-ga-ri, Ba Lan, Hy Lạp hay Hà Lan? Mỗi nước đều có sự tính toán thận trọng với lợi ích, quyền lợi quốc gia của mình. Song, rõ ràng là Brexit đã làm cho EU suy yếu, mất mát lớn cả về kinh tế, chính trị, an ninh và đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng, có thể tan rã, hoặc chí ít đã tác động tiêu cực đến lập trường, quan điểm về một EU thống nhất trong đa dạng.
Nước Anh ra đi, EU mất 10% dân số, một nền kinh tế lớn thứ hai sau Đức, một cường quốc hạt nhân nắm ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, một đồng minh thân thiết của Mỹ. Hơn thế, EU mất đi vị thế, uy tín, sự đoàn kết, ... Khẩu hiệu của EU là thống nhất trong đa dạng, nay đa dạng thì vẫn còn, nhưng thống nhất đã rạn nứt nghiêm trọng. “Brexit” diễn ra trong bối cảnh EU đang đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị và nhiều vấn đề khác, như: khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp, làn sóng người nhập cư, chủ nghĩa khủng bố, quan hệ với Nga,.... Brexit làm cho các vấn đề này càng thêm trầm trọng, hiệu ứng Domino trưng cầu dân ý tách khỏi EU ở các nước tiếp theo không phải là xa vời. Đặc biệt ở Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, thậm chí cả Pháp, I-ta-li-a,... Ở các quốc gia này đang nổi lên một số đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội theo tư tưởng cực hữu, dân tộc chủ nghĩa, bài ngoại, chống: chính sách nhập cư, Hồi giáo và việc ở lại EU.
=> Bài học đặt ra cho tổ chức ASEAN là cần tăng cường đoàn kết nội khối để giải quyết các vấn đề mang tính khu vực.
Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản để ba nước Indonexia, Lào, Việt Nam giành độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á?
Năm 1945, nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng đồng minh, ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào đã giành được độc lập. Để có được thắng lợi này ngoài việc biết chớp lấy thời cơ thì quan trọng nhất vẫn là có đường lối đấu tranh rõ ràng và có sự chuẩn bị chụ đáo. Các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành được thắng lợi ở mức độ thấp vì chưa có được điều này.
Cụ thể xét ở Việt Nam, từ năm 1930, đảng và nhân dân đã có sự chuẩn bị thông quan các cuộc tập dượt đấu tranh: cao trào 1930 – 1931, phong trào dân chủ 1936 – 1939, 1939 – 1945. Sự chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa kháng chiến. Đó quá trình không phải một sớm một chiều mà hoàn thành ngay được. Vì thế, nếu có thời cơ nhưng không có sự chuẩn bị lưỡng thì di có chớp thời cơ cũng khó mà giành thắng lợi được. => Nguyên nhân cơ bản để ba nước Indonexia, Lào, Việt Nam giành độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á là có sự chuản bị lâu dài và biết chớp thời cơ.
Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?
Hiệp ước Bali (2-1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đáp án cần chọn là: C
Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?
- Các đáp án A, B, D: là nguyên nhân thành lập tổ chức ASEAN.
- Đáp án C: các nước sáng lập ASEAN thành lập tổ chức không nhằm thực hiện mục tiêu này. Dựa vào kiến thức về các quốc gia tiêu biểu, đây là chính sách của các nước lớn, đặc biệt là Liên Xô và Mĩ.
Đáp án cần chọn là: C
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1967)?
Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì xây dựng kinh tế trong bối cảnh đầy khó khăn, các nước Đông Nam Á muốn hợp tác, liên kết với nhau để cùng phát triển. Đây là yếu tố quyết định dẫn tới sự ra đời của ASEAN. Còn các yếu tố nêu trên chỉ là nhân tố khách quan tác động.
Đáp án cần chọn là: B
Tổ chức chính trị nào sau đây do tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam lập ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam từ năm 1919 – 1925 đã đấu tranh sôi nổi, thành lập các tổ chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên.
Các đáp án: B, C, D là các tổ chức do tư sản dân tộc thành lập.
Đáp án cần chọn là: A
Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là
Những tờ báo tiến bộ của giai cấp tiểu tư sản bao gồm:
- Những tờ báo tiếng Pháp: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê…..
- Những tờ báo tiếng Việt: Hữu thanh, Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp dân báo,…
Đáp án cần chọn là: D
Tờ báo nào dưới đây là của tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?
Tiểu tư sản Việt Nam từ năm 1919 – 1925 đã xuất bản một số tờ báo tiếng Việt như: Hữu thanh, Tiếng dân, Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp dân báo, …
Đáp án cần chọn là: B
Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, giai cấp nào tổ chức cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam?
Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925, tư sản Việt Nam đã tổ chức tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: C
Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?
- Các đáp án A, C, D: là các phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản.
- Đáp án B: là phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc. Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đã đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp.
Đáp án cần chọn là: B
Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923?
Đảng Lập hiến là một chính đảng hoạt động ở Nam Kỳ. Cùng với Bùi Quang Chiêu là các ông Nguyễn Phan Long, Trương Văn Bền, Phan Văn Trường thành lập Đảng Lập hiến vào năm 1923 ở Sài Gòn.
Đáp án cần chọn là: A
Trong giai đoạn 1919-1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra tổ chức chính trị nào?
Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra Đảng Lập hiến. Cơ quan ngôn luận của đảng là tờ Diễn đàn Đông Dương và Tiếng dội An Nam.
Đáp án cần chọn là: C
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu hỏi sau: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.
Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Đáp án cần chọn là: C
Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) lần lượt là
Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) lần lượt là: Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, khai mỏ, giao thông vận tải, thuế.
Đáp án cần chọn là: C
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Đông Dương đã dẫn tới sự tiếp tục phân hóa của giai cấp nào trong xã hội Việt Nam?
- Đáp án A loại vì giai cấp công nhân không tiếp tục bị phân hóa trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2.
- Đáp án B lựa chọn vì giai cấp địa chủ và nông dân tiếp tục bị phân hóa trong cuộc khai thác lần 2: Địa chủ phân hóa thành đại địa chủ và trung, tiểu địa chủ; 1 bộ phận của giai cấp nông dân tiếp tục bị phân hóa thành công nhân.
- Đáp án C, D loại vì đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 thì giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản mới chính thức hình thành (ở cuộc khai thác thuộc địa lần 1 thì tư sản, tiểu tư sản mới chỉ là tầng lớp) mà câu hỏi đưa ra có cụm từ là “dẫn tới sự tiếp tục phân hóa của giai cấp” tức là trước đó đã phải hình thành giai cấp rồi và đến cuộc khai thác thuộc địa lần 2 thì tiếp tục bị phân hóa.
Đáp án cần chọn là: B
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.
Đáp án cần chọn là: A
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam nhưng Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến nên nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào chính quốc.
Đáp án cần chọn là: D
Theo em, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm
Đáp án A, B loại trừ. Đáp án D: việc chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp không thể xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến được.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nhằm mục đích bù đắp thiệt hại của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và làm giàu cho chính quốc.
Đáp án cần chọn là: C
Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?
- Đáp án A: Cách mạng tháng 10 Nga lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, cổ vũ các dân tôc trên thế giới đấu tranh giải phóng dân tộc. Dư âm của nó còn tồn tại đến sa chiến tranh thế giới thứ nhất (1918). Đối với Viêt Nam cũng vậy.
- Đáp án B: sự kiện thể hiện quyết tâm của nhân dân An Nam và muốn giải phóng dân tộc, chỉ có thể dựa vào lực lượng của bản thân mình.
- Đáp án C: Những việc làm của Nguyễn Ái Quốc trong đại hội Tua thể hiện Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
- Đáp án D: sự kiện khiến pháp tiến hành cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Đáp án cần chọn là: A
Nội dung nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do là nước thắng trận nên Pháp không phải bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đáp án cần chọn là: B
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm:
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới. Tuy nhiên, sự chuyển biến kinh tế chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Đáp án cần chọn là: B
Những giai cấp nào ra đời do hệ quả từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, có các giai cấp là: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng về thế lực, hình thành hai giai cấp mới.
Đáp án cần chọn là: B