Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Lê Hoài Đôn
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Lê Hoài Đôn
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
27 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất.
Tổ chức quốc tế nào được thành lập theo thỏa thuận của hội nghị Ianta (2-1945)?
Theo thỏa thuận của hội nghị Ianta (2-1945) Liên Hợp Quốc được thành lập sau đó.
Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ mấy thế giới từ những năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970?
Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 1970: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc hoàn thành các kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng.
Một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các khu vực nào sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các khu vực Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ- Latinh.
Hai cường quốc đã chi phối trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Hội nghị I-an-ta là một "Hội nghị lịch sử " vì Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng trong việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ, hình thành một trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà lịch sử thường gọi là "Trật tự hai cực I-an-ta" đứng đầu là Liên Xô và Mĩ.
Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống trên thế giới?
Giải chi tiết: Với thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) đã nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.
Một trật tự thế giới mới được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Hội nghị I-an-ta là một "Hội nghị lịch sử " vì: Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng trong việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ, hình thành một trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà lịch sử thường gọi là "Trật tự hai cực I-an-ta" đứng đầu là Liên Xô và Mĩ.
Nhân tố hàng đầu chi phối nền các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỷ XX là
Trật tự hai cực – hai phe (hay còn gọi là trật tự hai cực Ianta) là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX. Cuộc chiến tranh lạnh hay sự ra đời của các khối quân sự đối lập trên thế giới đều là hệ quả của trật tự này.
Đâu là mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa?
Một trong những mặt hạn chế của toàn cầu hóa là tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của mỗi quốc gia.
Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?
Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
Giai đoạn 2: từ sau khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã và đang phát triền qua
Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
Giai đoạn 2: từ sau khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.
Nguồn năng lượng mới được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là
Những nguồn năng lượng mới trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ xuất hiện từ
Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn từ đầu những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX;
Giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba) về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cố lõi của cách mạng khoa học-kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được coi là cách mạng khoa học-công nghệ.
Chú ý: ghi nhớ thời gian diễn ra hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai
Bản đồ gen được giải mã hoàn chỉnh vào
Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 3 – 2003, bản đồ này mới được hoàn chỉnh.
Chú ý: ghi nhớ một số thành tựu chính, tiêu biểu của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2
Năm 1997, một thành tựu sinh học gây chấn động lớn dư luận thế giới, đó là
Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản) (5 tháng 7 năm 1997 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới / Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Nó là con cừu thuộc giống cừu Dorset Phần Lan.
Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh.
Chú ý: ghi nhớ một số thành tựu chính, tiêu biểu của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2.
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Chú ý: phân biệt bản chất với biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
Cuộc cách mạng khoa hoc- kĩ thuật lần hai được khởi đầu từ
Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây chính là nguyên nhân chính giúp kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Để 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Chú ý:
Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất là nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Nguồn gốc quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là
Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.
Trong cách mạng KH- KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay.
Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vực. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng KH – KT lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí, …cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử,….
Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá
Những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa bao gồm:
- Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội
- Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
- Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nhân loại đã bước sang một nền văn minh mới là
Văn minh thông tin là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Máy tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khat năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin toàn cầu. Đây là một trong những thành tựu quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ.
Một hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là đã diễn ra
Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
Đâu không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá?
Toàn cầu hóa có 4 biểu hiện sau:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của công ti xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mai, tài chính quốc tế.
Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau là đặc điểm của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ mấy?
Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất. Khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau là đặc điểm của cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần thứ hai.
Tại sao trong giai đoạn thứ 2 của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ?
Ở giai đọan hai của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, năng lượng mới, dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học => Cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.
Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
Trong cách mang khoa học – kĩ thuật hiện đại (lần 2) sau chiến tranh thế giới thứ hai, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nghĩa là mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa họC. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
Cốt lõi của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
Giai đoạn hai của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật từ năm 1973 đến nay diễn ra chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, năng lượng mới,....Cuộc cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.
Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại trong nông nghiệp đã dẫn đến hiện tượng gì?
Với những đột phá trong công nghệ sinh học, công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim,….dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những giống lúa mới có năng suất cao, chịu bệnh tốt…..
Các công ty được sắp nhập và hợp nhất thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học – kĩ thuật nhằm
Các công ty được sắp nhập và hợp nhất thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học – kĩ thuật nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho
Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất.
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cuộc
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại nên giai đoạn thứ hai được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.
Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế
Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
Đâu là mặt hạn chế của cuộc xu thế toàn cầu hóa là:
Một trong những điểm hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là: tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia.
Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những yếu tố nào?
Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những công cụ sản xuất mới, có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới và vật liệu mới.
Hai cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua là những cuộc cách mạng nào, diễn ra vào thời gian nào?
Hai cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua là: Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX.
Cũng như cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay diễn ra là do
Cũng như cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đỏi hỏi của cuộc sống, của sản xuất đáp ứng nhu cầu vật chất và tình thần ngày càng cao của con người.
Xu thế toàn cầu hoá bắt đầu từ khi nào?
Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân là lực lượng có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây là giai cấp tiên tiến, có tinh thần cách mạng triệt để.
Đáp án cần chọn là: D
Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân?
Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất thân từ giai cấp nông dân (một bộ phận nông dân bị mất ruộng đất do chính sách cướp đoạt ruộng đất của đế quốc và địa chủ phong kiến đã ra thành thị, đến các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ tình kiếm việc làm và trở thành công nhân) nên giữa hai giai cấp có quan hệ gắn bó mật thiết => cơ sở để thiết lập liên minh công- nông trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 sau này.
Đáp án cần chọn là: A
Giai đoạn 1919 - 1925, tầng lớp tư sản dân tộc ra đời xuất phát từ
Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp. Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cần có những người làm trung gian, đại lý tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu. Nhờ buôn bán họ trở tên giàu có. Đó chính là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam
Đáp án cần chọn là: A