Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
52 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới vì
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), thực dân Pháp đầu tư vốn, kĩ thuật và nhân lực (dù hạn chế) do yêu cầu của quá trình mở rộng khai thác => Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đông Dương đã có bước phát triển mới.
Đáp án cần chọn là: C
Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ khi nào?
Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hóa xuất hiện trên thế giới, là một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Đáp án cần chọn là: B
“Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới” là bản chất của quá trình nào?
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: C
Sự khác nhau cơ bản giữa 2 giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là gì
Điểm khác biệt cơ bản của giai đoạn thứ 2 so với giai đoạn thứ nhất đó là: cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ, với sự ra đời của hàng loạt các thành tựu có ý nghĩa to lớn. Đưa đến những biến đổi sâu sắc của nền văn minh nhân loại.
Đáp án cần chọn là: D
Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là do
Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.
- Trong cách mạng KH - KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay.
- Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vực. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng KH - KT lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí,... cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử,...
Đáp án cần chọn là: C
Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho
Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất.
Đáp án cần chọn là: D
Loại công cụ lao động nào do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai tạo nên được xem như “trung tâm thần kinh” kĩ thuật, thay con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục?
Một thiết bị máy tính điện tử có khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng, chính xác, được xem như “trung tâm thần kinh kĩ thuật”. Nó chứa sẵn hoặc lưu trữ thêm dữ liệu với mức độ cao, có thể thay thế con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục.
Đáp án cần chọn là: B
Nguồn năng lượng nào sau đây không phải là nguồn năng lượng mới được tìm ra trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?
Trước sự vơi cạn nghiêm trọng của các nguồn tài nguyên đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới thay thế như năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, nguyên tử…
Đáp án cần chọn là: B
Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay?
Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cách mạng khoa học – kĩ thuật chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), vật liệu mới với những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học.
Đáp án cần chọn là: A
Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là
Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật gây nên nhiều hậu quả, tiêu cực nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.
Đáp án cần chọn là: D
Ý nào dưới đây phản ánh không đúng tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ?
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ có những tác động tích cực về nhiều mặt như: Tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó, dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực,… hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
Đáp án cần chọn là: D
Sự phát triển của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật có tác động như thế nào đến nền văn minh nhân loại?
Trong những thập niên gần đây, công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, được ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Do đó, nền văn minh nhân loại đã sang một chương mới- “văn minh thông tin”.
Đáp án cần chọn là: A
Sự kiện nào dưới đây đã gây chấn động lớn trong dư luận thế giới?
Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới là tháng 3-1997, các nhà khoa học đã tạo ra con cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.
Đáp án cần chọn là: B
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây?
Pôlime là loại chất dẻo với nhiều loại hình khác nhau được tìm ra từ trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại. Với đặc tính nhẹ, bền, dẻo, giá thành rẻ, pôlime được ứng dụng phổ biến trong sản xuất để tạo ra nhựa, cao su, vải nhân tạo…
Đáp án cần chọn là: B
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại bắt đầu diễn ra trong khoảng thời gian nào?
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra qua hai giai đoạn.
- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
- Giai đoạn 2: từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giai đoạn này còn được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.
Đáp án cần chọn là: B
Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
Từ những năm 40 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại, khởi đầu từ nước Mĩ.
Đáp án cần chọn là: B
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000?
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000 có những đặc điểm sau:
- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
- Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước, mở đường cho sản xuất.
- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
Đáp án cần chọn là: B
Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay là
Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Đáp án cần chọn là: C
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc từ đâu?
Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
Đáp án cần chọn là: A
Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của
Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đáp án cần chọn là: D
Điểm giống nhau giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX với cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là
Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại đều bắt nguồn từ những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất để đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
Đáp án cần chọn là: B
Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh là
Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh châu Âu…
Đáp án cần chọn là: C
Sau chiến tranh lạnh, Mỹ có âm mưu gì?
Sau chiến tranh lạnh Liên Xô tan rã đã tạo ra một lợi thế tạm thời cho Mĩ -> giới cầm quyền Mĩ đã ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
Đáp án cần chọn là: A
Định ước Henxinki (8 - 1975) được ký kết có ý nghĩa như thế nào?
Tháng 8-1975, định ước Henxiki được kí kết giữa 33 nước châu Âu và Mỹ, Canađa. Định ước đã khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
Đáp án cần chọn là: D
Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu hướng hòa hoãn Đông - Tây?
Những biểu hiện của xu hướng hòa hoãn Đông – Tây bao gồm:
- Hai miền nước Đức kí Hiệp đinh về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
- 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki.
- Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược
=> Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triêu Tiên được kí kết là một sự kiên quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lâp dân tộc ở Triều Tiên. Không liên qua đến xu hướng hòa hoãn Đông - Tây.
Đáp án cần chọn là: B
Sự tồn tại của hai nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế ở châu Âu trong những năm 1945-1973?
Về nước Đức:
- Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
- Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
=> Nước Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu.
Đáp án cần chọn là: C
Nét đặc trưng cơ bản của đời sống chính trị thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế kỉ XX là gì?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự hai cực Ianta được hình thành với hai cực Xô – Mĩ. Do đối lập về mục tiêu và chiến lược, hai cường quốc này đối đầu gay gắt với nhau dẫn tới hình thành cục diện Chiến tranh lạnh kéo dài suốt bốn thập kỉ, đến năm 1991 mới thực sự kết thúc => Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu gay gắt. Đây chính là nét đặc trưng cơ bản, chi phối đời sống chính trị thế giới từ sau năm 1945 đến những năm 90 của thế kỉ XX.
Đáp án cần chọn là: D
Sự kiện nào đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở Châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ?
- Sau năm 1945, Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
- Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
=> Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
=> Sự ra đời của hai nhà nước Đức đã khiến Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu.
Đáp án cần chọn là: B
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều chủ trương
- Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) có nội dung: Hai bên thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện trên cơ sở bình đẳng và giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Định ước Henxinki (1975) có nội dung: giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, . nhằm đảm bảo an ninh và sự hợp tác giữa các nước.
Đáp án cần chọn là: B
Điểm chung của hiệp ước Bali (1976) và định ước Henxinki (1975) là?
*Hiệp ước Bali (1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
*Định ước Henxinki (1975) khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước.
=> Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henxinki là đều xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
Đáp án cần chọn là: C
Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
Năm 1947, xuất phát từ thông điệp của Tổng thống Truman phát biểu tại Quốc hội Mĩ đã đánh dấu cục diện “Chiến tranh lạnh” được thiết lập. Đây là cuộc chiến tranh không tiếng súng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Đây cũng là cuộc chiến tranh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - tư tưởng. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra như cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông,…
Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt bằng sự kiện: Năm 1989, Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa lãnh đạo hai cường quốc là Goócbachốp và Busơ tại Manta (Địa Trung Hải). Mở ra thời kì mới trong quan hệ quốc tế, xu thế hòa bình hợp tác cùng nhau phát triển là xu thế nổi bật.
=> Như vậy, “Chiến tranh lạnh” là nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX.
Đáp án cần chọn là: C
Các cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954), Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chứng tỏ
- Cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954): Mĩ đã can thiệp vào chiến tranh Đông Dương thông qua con đường viện trợ về kinh tế và quân sự cho thực dân Pháp, nhằm từng bước can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.
- Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953): Mĩ can thiệp vào Bắc Triều Tiên đối đầu với Liên Xô (chi phối Nam Triều Tiên).
- Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975): Mĩ tiến hành chiến tranh Việt Nam trong khi Liên Xô có viện trợ cho Việt Nam. Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn hai cực, hai phe.
=> Ba cuộc chiến tranh trên đều là các cuộc chiến tranh cục bộ có sự can thiệp của Mĩ, thể hiện sự đối đầu Xô – Mĩ trong chiến tranh lạnh.
Đáp án cần chọn là: B
Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở đi, mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn vì
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Liên Xô và Mĩ phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh là do: cuộc chạy đua vũ trang kéo dài 4 thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm thế mạnh về nhiều mặt so với các cường quốc khác.
Đáp án cần chọn là: D
Yếu tố nào dưới đây không phải nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
Tháng 12-1989, Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm thế mạnh của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
- Khó khăn và thách thức to lớn đã đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu,…
- Nền kinh tế Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng,…
=> Sự tan rã của ché độ xã hội chủ nghĩa Đông Âu phải đến năm 1991, trong khi chiến tranh lạnh đã kết thúc từ năm 1989 => đây không phải nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
Đáp án cần chọn là: A
Mỹ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh trong bối cảnh quan hệ quốc tế như thế nào?
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ và thương lượng Xô – Mĩ. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế có sự biến chuyển (xu hướng đối thoại ngày càng chiếm ưu thế) thì tháng 12-1989, Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Đáp án cần chọn là: B
Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc từ tháng 12 - 1989, nhưng hậu quả của nó vẫn còn để lại đến ngày nay là
Theo quyết định của Hội nghị Ianta thì ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Tuy nhiên, sau khi quân đội phát xít được giải giáp, cả thế giới lại rơi vào cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên. Vì thế trong năm 1948, đã có hai nhà nước khác nhau hình thành ở hai miền Triều Tiên theo hai chế độ chính trị khác nhau. Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa thống nhất.
=> Chiến tranh lạnh đã để lại một trong những hậu quả nặng nề là tình trạng chia cắt ở bán đảo Triều Tiên cho đến nay.
Đáp án cần chọn là: D
Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á?
Từ đầu những năm 90, Chiến tranh lạnh chấm dứt, “vấn đề Campuchia” được giải quyết, tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện căn bản đã giúp cho quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu, chuyển sang đối thoại, hợp tác.
Đáp án cần chọn là: B
Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở chính là
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ cùng các nước đồng minh liên kết chặt chẽ với nhau về kinh tế, chính trị, quân sự. Trước tình hình bị đe dọa, Liên Xô cùng các nước XHCN đã hợp tác với nhau trên lĩnh vực kinh tế như: thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV); trên lĩnh vực quân sự: thành lập khối Vácsava;… Các nước XHCN hợp tác được với nhau chính là dựa trên cơ sở quan hệ cùng chung mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa, chung hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản.
Đáp án cần chọn là: A
Sự khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh và những cuộc chiến tranh thế giới trước đây là
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đều có sự xung đột trực tiếp giữa hai phe (các quôc gia tham chiến).
- Chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới trước đây là diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột quân sự trực tiếp giữa Liên Xô và Mĩ.
Đáp án cần chọn là: A