Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Nguyễn Thị Định

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Nguyễn Thị Định

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 25 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 215704

Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi" vì

Xem đáp án

Năm 1960 ghi nhận là “Năm Châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 215705

Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) là

Xem đáp án

Chiến dịch Việt Bắc (1947) là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến chóng Pháp, buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 215706

Với chiến thắng nào quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ?

Xem đáp án

Với chiến thắng Biên giới (1950), ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 215708

Ý nghĩa nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là gì?

Xem đáp án

Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, đấu tranh vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận đấu tranh chnng với một số phong trào tiêu biểu: phong trào Đông Dương Đại hội (8-1936), phong trào đón rước phái viên chính phủ Pháp, ….

Đảng tôi luyện vè tích lũy kinh nghiệm đấu tranh hợp pháp, công khai,….Đồng thời thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đè dân tộc,…

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 215709

Từ tháng 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc tạo cơ hội

Xem đáp án

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc đã được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhất trí thông qua ngày 20-7-1977. Tại phiên họp lần thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 20-9-1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 215710

Vì sao nói Anh, Pháp và Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) bùng nổ ?

Xem đáp án

Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập’ (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. => Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình. Chính vì thế, các nước Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 215711

Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước tiến mới của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925

Xem đáp án

- Trong thời gian trước tháng 8-1925: công nhân đấu tranh đòi lợi kinh tế bằng cách phá hoại máy móc của chủ xưởng, đòi tăng lương, giảm giờ làm

- Đến tháng 8-1925 đã đánh dấu mốc giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. Thợ máy xưởng Bason tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiếm hạm Misơlê của Pháp trước khi chiếm hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.

=> Nếu như trước đây, phong trào công nhân diễn ra chưa có tổ chức lãnh đạo, chủ yếu mang tính tự phát với mục tiêu đòi quyền lợi về kinh tế thì đến năm 1925, cuộc bãi công của công nhân Ba son đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Công hội Bí mật, có tổ chức kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi chính trị và kinh tế => Chủ nghĩa Mác-Lê-nin đã được thực hành trong thực tiễn.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 215712

Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản ra đời cuối năm 1929

Xem đáp án

Ba tổ chức cộng sản cùng chung lí tưởng cách mạng nhưng lại bị chia rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau trong quần chúng. Đó chính là mâu thuẫn trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và nội bộ Đảng Tân Việt.

=> Bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam là cần chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ, cần xây dựng sự thống nhất, đoàn kết Đảng cầm quyền thì mới có thể đưa ra được những chính sách thống nhất.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 215713

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, xác định lực lượng của cách mạng là:

Xem đáp án

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, xác định lực lượng của cách mạng là: công nhân, tư sản dân tộc, nông dân   

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 215714

Thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

Xem đáp án

Cách mạng tháng Hai (1917) đã đạt được kết quả cao nhất là lật đổ chế độ Nga hoàng Nicôlai II, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 215715

Hậu quả nặng nề nhất cuối năm 1944 đầu năm 1945 để lại cho đất nước ta là

Xem đáp án

Hậu quả nặng nề nhất cuối năm 1944 đầu năm 1945 để lại cho đất nước ta là nạn đói chưa được khắc phục

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 215716

Sự kiện nào chứng tỏ Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam

Xem đáp án

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng được đề ra từ hội nghị trung ương tháng 11-1939 nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là dân tộc giải phóng và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 215717

Điểm khác biệt căn bản giữa khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) so với phong trào Cần Vương (1885 – 1896) là gì?

Xem đáp án

Điểm khác cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương được

thể hiện ở ngay tên của phong trào và cuộc khởi nghĩa, đó là mục tiêu/mục đích đấu tranh. Cụ thể:

- Phong trào Cần Vương có mục tiêu đấu tranh là đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế có mục tiêu đấu tranh là đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

=> Mục đích đấu tranh cũng quy định tính chất:

- Phong trào Cần Vương mang tính chất là phong trào theo khunh hướng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế mang tính tự vệ.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 215718

Hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc“ và “Ruộng đất dân cày“ được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam

Xem đáp án

Trong Cương lĩnh chính trị được Nguyễn Ái Quốc thông qua tại hội nghị thành lập Đảng, vấn đề "độc lập dân tộc" và "ruộng đất dân cày" trở thành hai nhiệm vụ cơ bản mà cách mạng Việt Nam phải hoàn thành. Vấn đề này cũng được đồng chí Trần Phú thông qua trong tháng 10 - 1930. Vì vậy, ngay sau khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh tiến hành đấu tranh đòi hai quyền dân tộc và dân chủ. Hai khẩu hiệu ''Độc lập dân tộc'' và ''Ruộng đất dân cày'' được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng 1930 - 1931.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 215719

Điểm khác nhau căn bản về mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử giữa Liên Xô và Mĩ là:

Xem đáp án

Mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử:

-Mĩ: Thực hiện chiến lược toàn cầu âm mưu bá chủ thế giới.

-Liên Xô: phá vỡ thế độc quyền của Mĩ, duy trì hòa bình thế giới.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 215720

Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian

1. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời

2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước khác nhau

3. Cách mạng tháng Tám thành công ở Việt Nam

4. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà

Xem đáp án

3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản ở Trung Quốc (1946 – 1949)

2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước (1948)

1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949)

4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao (1997, 1999)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 215721

Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám năm 1945

Xem đáp án

Mặt trận chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám là mặt trận thành lập gần với thời gian diễn ra cách mạng và đóng vai trò quan trọng:

- Thời gian thành lập: ngày 19-5-1945, Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) được thành lập.

- Vai trò:

+ Giác ngộ, rèn luyện cho quần chúng đấu tranh, lực lượng chính trị phát triển.

+ Cùng với đảng xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.

+ Cùng với đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 215722

Yếu tố quyết định cho sự xuất hiện và hoạt động của khuynh hướng cứu nước mới – dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án

cơ sở kinh tế và xã hội.     

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 215723

Lực lượng nào sau đây không thuộc phe Đồng minh vào Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật sau khi chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc?

Xem đáp án

Pháp không thuộc phe Đồng minh vào Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật sau khi chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 215724

Hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX không có sự khác biệt về

Xem đáp án

* Giống nhau:

- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới theo con đường dân chủ tư sản.

- Thống nhất về chủ trương chiến lược, thống nhất về mục đích cách mạng là muốn cứu nước, cứu dân, gắn liền dân với nước, gắn cứu nước với duy tân làm đất nước phát triển theo hướng cách mạng tư sản đứng lên con đường chủ nghĩa tư bản.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cả hai xu hướng cách mạng này đều chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội.

- Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Nội dung

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

Chủ trương

- Vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị mới ở Việt Nam.

- Đoạn tuyệt với chế độ phong kiến, hô hào nhân dân cải cách kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao dân trí, tiến tới cứu nước.

Phương pháp

- Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước.

- Bạo động, ám sát.

- Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

- Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí.

- Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 215725

Nhận định nào đánh giá không đúng ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ 1954

Xem đáp án

Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 215726

Việc xác định vĩ tuyến 38 làm ranh giới chia cắt quốc gia nào theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945)

Xem đáp án

Theo SGK Lịch sử 12 trang 5, ở bản đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 215727

Sự khác nhau căn bản nhất giữa hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng là:

Xem đáp án

Sự khác nhau cơ bản nhất giữa Hội Việt Nam Cách mang thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở khuynh hướng cách mạng:

- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên: theo khuynh hướng vô sản,

- Việt Nam Quốc dân đảng: theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 215728

Nhận xét nào sau đây đúng nhất khi nói về các tổ chức cộng sản năm 1929 đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam

Xem đáp án

đó là bước chuẩn bị tất yếu cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 215729

Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam những năm 1919 – 1925

Xem đáp án

Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công có tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo và thành công, mở ra con đường đấu tranh cho các nước theo con đường cách mạng vô sản. Trong giai đoạn 1919 – 1925, cách mạng tháng Mười Nga là nhân tố khách quan quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam, dẫn đến bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh sôi nổi của các giai tầng trong xã hội.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 215730

Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sau thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX – những năm đầu thế kỉ XX là gì?

Xem đáp án

- Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước thức thời.

=> Các phong trào đấu tranh hai theo khuynh hướng trên đều thất bại hoặc chưa đạt được nhiều thành quả đã chứng tỏ sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo => Bài học kinh nghiệm lớn nhất là cần xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh đúng đắn thì cách mạng mới thành công.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 215731

Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học nào từ thất bại qua việc gửi Bản yêu sách đến Hội nghị Véc – xai

Xem đáp án

phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là thù

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 215732

Phong trào đấu tranh nào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?

Xem đáp án

Phong trào 1930 – 1931 có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 215733

Xô - Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì:

Xem đáp án

Từ tháng 9-1930 trở đi, phong trào cách mạng 1930 -1931 đạt đến đỉnh cao ở Nghệ An, Hà Tĩnh do:

- Phong trào đã sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang: Cuộc biểu tình của nông dân có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế. => Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.

- Chính quyền địch tan rã ở nhiều thôn xã, chính quyền Xô viết được thành lập: Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền gọi là “Xô viết”, thực hiện quyền làm chủ mọi mặt đời sống xã hội. Những chính sách cụ thể của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thể hiện đây là chính quyền của dân, do dân và vì dân.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 215734

Mục đích của việc kí kết Hiến chương ASEAN (tháng 11/2007) là

Xem đáp án

Tháng 11/2007, các nước thành viên ASEAN đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 215735

Thắng lợi nào đã đưa đến nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước

Xem đáp án

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 215736

Với tạm ước 14/9/1946, ta nhân nhượng cho Pháp quyền lợi nào

Xem đáp án

Trước tình hình quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng, có nguy cơ nổ ra chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 215737

So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam có điểm mới nào dưới đây

Xem đáp án

So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp ở Việt Nam có điểm mới: Đầu tư vốn lớn, tốc độ nhanh, quy mô lớn.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 215738

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) đã dẫn tới sự xuất hiện của những giai cấp nào

Xem đáp án

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) đã dẫn tới sự xuất hiện của Địa chủ, tư sản

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 215739

Sau giai đoạn 1967 – 1975, văn kiện nào kí kết đã đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN

Xem đáp án

Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975). ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác giữa các nước còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc trong hoạt động của tổ chức ASEAN được đánh dấu từ hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Indonexia) tháng 2 năm 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali) => Đáp án C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 215740

Những tờ báo tiếng Việt tiến bộ nào của tầng lớp tiểu tư sản trí thức lần lượt ra đời trong phong trào yêu nước dân tộc dân chủ (1919-1925)

Xem đáp án

Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là Chuông rè, An Nam trẻ, Nhành lúa.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 215741

Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là:

Xem đáp án

Tháng 7/1936 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc)  dựa trên  Nghị quyết Đại hội 7 của QTCS, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh:

* Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền  Đông Dương là  chống đế quốc và phong kiến.

* Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là   đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

*  Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

* Chủ trương: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương.

=> D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 215742

Điều kiện quyết định để ba nước Việt Nam, Lào, Inđônêxia giành được độc lập năm 1945 là

Xem đáp án

Năm 1945, Nhật Bản đầu hành đồng minh không điều kiện những chỉ có ba nước Việt Nam, Lào và Inđônêxia giành được độc lập. Nhân tố quan trọng nhất quyết định đó là lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị lâu dài, kĩ lượng. Ví dụ như Việt Nam, quá trình chuẩn bị đó kéo dài từ năm 1930, đặc biệt được đẩy mạnh từ năm 1939 đến năm 1945. Nếu như có điều kiện khách quan thuận lợi nhưng không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng thì khó có thể tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 215743

Văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận đầy đủ quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là

Xem đáp án

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí đầu tiên ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »