Ngữ pháp - Thì quá khứ đơn

Lý thuyết về ngữ pháp - thì quá khứ đơn môn tiếng anh lớp 7 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(404) 1345 26/09/2022

I- THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ “TO BE”

Động từ “to be” ở thì quá khứ đơn có hai dạng là “was” và “were”.

1. Khẳng định: S + was/ were

Trong đó:       S (subject): chủ ngữ

CHÚ Ý:

S = I/ He/ She/ It (số ít) + was

S = We/ You/ They (số nhiều) + were

Ví dụ:

- I was at my friend’s house yesterday morning. (Tôi đã ở nhà bạn tôi sang hôm qua.)

- They were in London on their summer holiday last year. (Họ ở Luân Đôn vào kỳ nghỉ hè năm ngoái.)

 

2. Phủ định: S + was/were + not

Đối với câu phủ định ta chỉ cần thêm “not” vào sau động từ “to be”.

CHÚ Ý:

- was not = wasn’t

- were not = weren’t

Ví dụ:

- She wasn’t very happy last night because of having lost money. (Tối qua cô ấy không vui vì mất tiền)

- We weren’t at home yesterday. (Hôm qua chúng tôi không ở nhà.)

 

3. Câu hỏi: Were/ Was + S ?

Trả lời: Yes, I/ he/ she/ it + was. – No, I/ he/ she/ it + wasn’t.

 Yes, we/ you/ they + were. – No, we/ you/ they + weren’t.

Câu hỏi ta chỉ cần đảo động từ “to be” lên trước chủ ngữ.

Ví dụ:

- Was she tired of hearing her customer’s complaint yesterday? (Cô ấy có bị mệt vì nghe khách hàng phàn nàn ngày hôm qua không?)

  Yes, she was./ No, she wasn’t. (Có, cô ấy có./ Không, cô ấy không.)

- Were they at work yesterday? (Hôm qua họ có làm việc không?)

   Yes, they were./ No, they weren’t. (Có, họ có./ Không, họ không.)

 

II- CÔNG THỨC THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG

1. Khẳng định: S + V-ed

Trong đó:       S: Chủ ngữ

V-ed: Động từ chia thì quá khứ đơn (theo qui tắc hoặc bất qui tắc)

Ví dụ:

- We studied English last night. (Tối qua chúng tôi đã học tiếng Anh.)

- He met his old friend near his house yesterday. (Anh ấy đã gặp người bạn cũ của mình ngay gần nhà ngày hôm qua.)

2. Phủ định: S + did not + V (nguyên thể)

Trong thì quá khứ đơn câu phủ định ta mượn trợ động từ “did + not” (viết tắt là “didn’t), động từ theo sau ở dạng nguyên thể.)

Ví dụ:

- He didn’t come to school last week. (Tuần trước cậu ta không đến trường.)

- We didn’t see him at the cinema last night. (Chúng tôi không trông thấy anh ta tại rạp chiếu phim tối hôm qua.)

3. Câu hỏi: Did + S + V(nguyên thể)?

Trong thì quá khứ đơn với câu hỏi ta mượn trợ động từ “did” đảo lên trước chủ ngữ, động từ theo sau ở dạng nguyên thể.

Ví dụ:

- Did you visit Ho Chi Minh Museum with your class last weekend? (Bạn có đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh với lớp của bạn cuối tuần trước hay không?)

   Yes, I did./ No, I didn’t. (Có, mình có./ Không, mình không.)

- Did he miss the train yesterday? (Cậu ta có lỡ chuyến tàu ngày hôm qua hay không?)

    Yes, he did./ No, he didn’t. (Có, cậu ta có./ Không, cậu ta không.)

 

III- CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN

Dùng để diễn tả một hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.

Ví dụ:

- They went to the concert last night. (Họ đã tới rạp hát tối hôm qua.)

Ta thấy “tối hôm qua” là một mốc thời gian trong quá khứ. Hành động “tới nhà hát” đã xảy ra tối hôm qua và kết thúc rồi nên ta sử dụng thì quá khứ đơn.

- The plane took off two hours ago. (Máy bay đã cất cánh cách đây 2 giờ.)

Ta thấy “cách đây 2 giờ” là thời gian trong quá khứ và việc “máy bay cất cánh” đã xảy ra nên ta sử dụng thì quá khứ đơn.

IV- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN.

Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ:

- yesterday (hôm qua)

- last night/ last week/ last month/ last year: tối qua/ tuần trước/ tháng trước/ năm ngoái

- ago: Cách đây. (two hours ago: cách đây 2 giờ/ two weeks ago: cách đây 2 ngày …)

- when: khi (trong câu kể)

 

V- CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ Ở QUÁ KHỨ

1. Ta thêm “-ed” vào sau động từ:

- Thông thường ta thêm “ed” vào sau động từ.

- Ví dụ:          

watch – watched       

turn – turned                        

want – wanted

* Chú ý khi thêm đuôi “-ed” vào sau động từ.

+ Động từ tận cùng là “e” -> ta chỉ cần cộng thêm “d”.

Ví dụ:            

type – typed             

smile – smiled          

agree – agreed

+ Động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT phụ âm, trước phụ âm là MỘT nguyên âm -> ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ed”.

Ví dụ:            

stop – stopped         

shop – shopped       

tap – tapped

+ Động từ tận cùng là “y”:

- Nếu trước “y” là MỘT nguyên âm (a,e,i,o,u) ta cộng thêm “ed”.

Ví dụ:            

play – played                        

stay - stayed

- Nếu trước “y” là phụ âm (còn lại ) ta đổi “y” thành “i + ed”.

Ví dụ:            

study – studied        

cry - cried

2. Một số động từ bất quy tắc không thêm “ed”.

Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo qui tắc thêm “ed”. Những động từ này ta cần học thuộc.

(404) 1345 26/09/2022