Tiếp cận bất đẳng thức qua các bài toán trong đề thi Quốc gia – Nguyễn Đại Dương

Tài liệu gồm 27 trang hướng dẫn cách tư duy, tiếp cận và giải quyết các bài toán bất đẳng thức, tài liệu do thầy Nguyễn Đại Dương biên soạn
(346) 1153 30/09/2022

Trong các năm vừa qua bài toán Bất Đẳng Thức và Giá Trị Lớn Nhất – Giá Trị Nhỏ Nhất là câu hỏi khó để chinh phục điểm 10 trong đề thi Đại Học – Cao Đẳng và Kì Thi THPT Quốc Gia cũng như trong các kì thi HSG. Theo xu hướng của các năm gần đây thì việc kiếm điểm của câu hỏi này thực sự không phải là một việc quá khó khăn nếu như các em có kiến thức về bài toán này. Đối với các em thi Y – Dược, An Ninh, Công An thì việc chinh phục câu hỏi này là điều cần thiết. Chính vì vậy các em phải bắt đầu ngay từ bây giờ, một cách nghiêm túc là có lộ trình để có đầy đủ kiến thức nhằm làm tốt bài toán này trong đề thi. Việc hơn kém nhau 0,25-0,5 điểm đã có thể quyết định vấn đề đậu và rớt ở các trường TOP. Mục tiêu của các em cần đặt ra là học đủ và vận dụng tốt, không nên học quá cao siêu cũng như quá thừa thãi. Bộ não của các em phải hoạt động để cân bằng ở tất cả các môn để đạt tổng thành tích cao nhất chứ ko phải đạt thành tích cao ở chỉ 1 môn. Dưới đây là một vài lưu ý của thầy khi bắt đầu học về Bất Đẳng Thức:
[ads]
+ Số 1: Biết được và vận dụng được 2 bất đẳng thức chính là bất đẳng thức AM – GM (Cauchy, Cosi) và bất đẳng thức Cauchy – Schwarz (Bunyakovski – Cauchy Schwarz).
+ Số 2: Nắm rõ được điểm rơi là gì? Sử dụng các đánh giá tương ứng để đảm bảo điểm rơi như thế nào?
+ Số 3: Biết và vận dụng được các đánh giá thường gặp nhất, các bất đẳng thức phụ quen thuộc.
+ Số 4: Rèn luyện thường xuyên để quen tay và tạo sự nhạy bén, xử lí tốc độ cao và trình bày rõ ràng chi tiết.


(346) 1153 30/09/2022