Tình hình kinh tế - xã hội (1914 - 1918)

Lý thuyết về việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) (phần 1 - tình hình kinh tế - xã hội) môn sử lớp 11 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(401) 1335 29/07/2022

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Những biến động về kinh tế

- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt trong chiến tranh.

- Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại… đem về Pháp.

+ Trong 4 năm, Pháp thu được trên 184 triệu phrăng tiền công trái và gần 14 triệu phrăng tiền quyên góp.

+ Hàng trăm tấn lương thực và lâm sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí được đưa sang Pháp. 

- Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế - xã hội Việt Nam.

+ Công nghiệp thuộc địa: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

+ Công thương nghiệp, giao thông vận tải: Phát triển do chính sách nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.

+ Công việc kinh doanh của người Việt: các xí nghiệp đã có được mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất, xuất hiện nhiều xí nghiệp mới.

+ Nông nghiệp: chuyển từ độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc…). Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn.

2. Tình hình phân hóa xã hội

Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.

- Nông dân: nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp (nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng, …)  đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.

- Giai cấp công nhân: lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.

- Tư sản Việt Nam: dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ, …

- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị: phát triển rõ rệt về số lượng. 

=> Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, muốn có địa vị chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.

(401) 1335 29/07/2022