Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số – Trần Quốc Nghĩa
Tài liệu gồm 69 trang tóm tắt lý thuyết, phân dạng và hướng dẫn giải, ví dụ mẫu và bài tập tự luyện từ cơ bản đến nâng cao chuyên đề ứng dụng đạo hàm để khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số.
Các dạng toán được đề cập bao gồm:
Vấn đề 1. Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
Dạng 1: Xét tính đơn điệu của hàm số
Dạng 2: Tìm tham số (hoặc chứng minh) hàm số y = (ax + b)/(cx + d) đồng biến (hoặc nghịch biến) trên từng khoảng xác định
Dạng 3: Tìm tham số (hoặc chứng minh) hàm số y = ax^3 + bx^2 + cx + d luôn đồng biến (hoặc nghịch biến)
Dạng 4: [NC] Tìm tham số để hàm số y = f(x) đồng biến (hoặc nghịch biến) trên khoảng (a; b)
Dạng 5: [NC] Giải phương trình. Tìm tham số để phương trình (hoặc bất phương trình) có nghiệm
Vấn đề 2. Cực trị của hàm số
Dạng 1: Tìm cực trị của hàm số bậc ba và bậc bốn trùng phương
Dạng 2: Tìm tham số (hoặc chứng minh) hàm số y = ax^3 + bx^2 + cx + d có cực đại và cực tiểu
Dạng 3: Tìm tham số để hàm số y = ax^3 + bx^2 + cx + d (a ≠ 0) không có cực đại và cực tiểu
Dạng 4: Tìm tham số để hàm số y = ax^4 + bx^2 + c (a ≠ 0) có ba cực trị hoặc có 1 cực trị
Dạng 5: Tìm tham số để hàm số y = ax^3 + bx^2 + cx + d (a ≠ 0) đạt cực đại tại x = x0 (hoặc đạt cực tiểu tại x = x0, hoặc đạt cực tiểu tại x = x0)
Dạng 6: [NC] Tìm tham số để hàm số có cực trị thỏa mãn tích chất nào đó
[ads]
Vấn đề 3. Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Dạng 1: Tìm GTLN và GTNN của hàm số y = f(x) liên tục trên [a; b]
Dạng 2: Tìm GTLN và GTNN của hàm số y = f(x) không phải trên [a; b]
Dạng 3: Ứng dụng GTLN, GTNN CỦA HÀM SỐ trong bài toán phương trình, bất phương trình tham số
Dạng 4: Ứng dụng GTLN, GTNN của hàm số vào bài toán thực tế
Vấn đề 4. Đường tiệm cận của đồ thị hàm số
Dạng 1: Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số
Dạng 2: [NC] Tìm tiệm cận xiên của đồ thị hàm số
Vấn đề 5. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số
Dạng 1: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y = ax^3 + bx^2 + cx + d
Dạng 2: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y = ax^4 + bx^2 + c
Dạng 3: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y = (ax + b)/(cx + d)
Vấn đề 6. Đồ thị của hàm số chứa giá trị tuyệt đối
Vấn đề 7. Sự tương giao của hai đồ thị
Dạng 1: Tìm tọa độ giao điểm của đồ thị (C): y = f(x) và đường thẳng d
Dạng 2: Tìm tham số để đồ thị (C): y = (ax + b)/(cx + d) cắt đường thẳng d tại hai điểm
Dạng 3: Tìm tham số để đồ thị (C): y = ax^3 + bx^2 + cx + d cắt đường thẳng d tại 3 điểm
Dạng 4: Tìm tham số để đồ thị (C): y = ax^4 + bx^2 + c cắt đường thẳng d tại 4 điểm
Dạng 5: [NC] Tìm tham số để đồ thị (C): y = f(x) cắt đường thẳng d tại n điểm thỏa tính chất nào đó
Vấn đề 8. Tiếp tuyến của đồ thị hàm số
Dạng 1: Tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = f(x) tại điểm M(x0; y0)
Dạng 2: Tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = f(x) có phương cho trước
Dạng 3: [NC] Tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = f(x) đi qua điểm M(x0; y0)
Vấn đề 9. Dùng đồ thị biện luận số nghiệm của phương trình