Bài 14. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Lý thuyết về bài 14. nhà nước văn lang, âu lạc lịch sử và địa lí lớp 6 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng sách chân trời sáng tạo
(409) 1362 26/09/2022

I. Sự ra đời nhà nước Văn Lang

Mở đầu: Truyền thuyết xưa kể rằng, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng kết hôn với Âu Cơ thuộc dòng dõi Tiên, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha xuống biển. Người con cả được suy tôn làm vua, hiệu là Hùng Vương.

Nước Văn Lang đã bắt đầu từ thuở đó!

- Địa bàn chủ yếu: của nhà nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

+ Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó.

+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ) có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưmg là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ).

 - Nhà nước Văn Lang ra đời:

+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt.

+ Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.

- Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: Tuy còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,... nhưng sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

II. Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang

Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:

- Hùng Vương là người đứng đầu nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu. Quan hệ giữa vua Hùng và lạc dân rất gần gũi, cùng cày ruộng, cùng tắm sông, cùng săn bắn.

- Dưới vua có 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.

- Dưới bộ là chiềng, chạ, đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính.

- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, Vua Hùng và các Lạc tướng tập hợp các trai tráng ở khắp các chiềng, chạ để tham gia chiến đấu.

=> Nhận xét: nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bước đầu có hệ thống, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.

III. Sự ra đời nhà nước Âu Lạc

- Bối cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc: Cuối thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh Xuống phía nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau cùng chống quân xâm lược. Họ đã cử ra "nguời tuấn kiệt" là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thục Phán lên làm vua, xung gọi là An Dương Vuơng, lập a nuớc Âu Lạc (năm 208 TCN).

- Điểm giống và khác của nhà nước Âu Lạc với Nhà nước Văn Lang: 

* Giống nhau:

- Có tổ chức từ trên xuống dưới

- Đơn vị hành chính: lấy làng, chạ làm cơ sở

- Vua có quyền quyết định tối cao, giúp vua cai trị đất nước là các Lạc hầu, Lạc tướng.

* Khác nhau:

- Nhà nước  Âu Lạc: mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố); quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước, sự phân biệt tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn - Nhà nước Văn Lang: chưa có quân đội, chưa có pháp luật, Vua Hùng quyền lực không tập trung nhiều hơn An Dương Vương.

IV. Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc

Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với tổ chức Bộ máy nhà nước Văn Lang.

- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm mọi quyền hành và quyền thế cao trong việc trị nước.

- Lãnh thổ mở rộng hơn và chia thành các bộ, dưới là chiềng, chạ.

- Lực lượng quân đội khá đông và có nhiều cải tiến.

Mở rộng:

Nỏ Liên Châu là vũ khí đặc sắc của nhà nước Âu Lạc. Tương truyền, nỏ Liên Châu do Cao Lỗ (vị tướng của An Dương Vương) chế tạo, có thể bắn một lần được nhiều phát, các mũi tên đều được bịt đồng sắc nhọn (có 3 cạnh). Theo sách Lĩnh Nam chích quái: “Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần”.

(409) 1362 26/09/2022