Sông và hồ
I. Sông
- Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa và đảo.
- Nguồn cung cấp nước cho sông: Nước mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.
- Lưu vực sông là diện tích đất cung cấp nước thường xuyên cho sông.
- Hệ thống sông gồm 3 bộ phận:
+ Sông chính
+ Phụ lưu (sông đổ nước vào sông chính)
+ Chi lưu (các sông thoát nước cho sông chính)
- Chế độ nước sông: là dòng chảy của sông trong một năm, được đo bằng lưu lượng dòng chảy.
+ Chế độ nước sông phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp nước. Thông thường, có hai mùa chính: mùa lũ nước sông dâng cao, mùa cạn: nước sông hạ thấp.
+ Các sông có nguồn cung cấp nước khác nhau sẽ có chế độ nước khác nhau:
- Nguồn cung cấp nước từ mưa: mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô
- Nguồn cung cấp nước từ tuyết tan: mùa lũ là mùa xuân
- Nguồn cung cấp nước từ băng tan: mùa lũ là mùa hạ.
+ Càng nhiều nguồn cung cấp nước, chế độ nước sông càng phức tạp.
- Ảnh hưởng của sông ngòi đến đời sống:
+ Lợi ích: cung cấp nước cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế của con người, bồi tụ phù sac cho các đồng bằng, môi trường sống của nhiều loài sinh vật, tạo nguồn thủy năng, giao thông, ....
+ Khó khăn: gây ra cảnh lụt lội, lũ,... ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất và tính mạng của con người.
II. Hồ
- Là những khoảng nước đọng hình thành nơi có địa hình trũng, tương đối rộng và sâu trên đất liền.
- Phân loại:
+ Theo nguồn gốc kiến tạo: có hồ là khúc sông bị sót lại, hồ ở miệng núi lửa,...
+ Hồ nhân tạo như các hồ thủy lợi, hồ thủy điện.
+ Theo tính chất nước: có hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
III. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
- Nước sông, hồ được con người sử dụng vào nhiều mục đích: Giao thông, du lịch, nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện.
- Hiện trạng: việc sử dụng nước sông hồ mang tính đơn lẻ, dẫn tới lãng phí, thiếu hiệu quả, gây ô nhiễm nguồn nước.
- Mục đích sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao
+ Tránh lãng phí nguồn tài nguyên nước
+ Bảo vệ tài nguyên nước.