Cấu tạo của vỏ Trái Đất. Động đất và núi lửa

Lý thuyết về cấu tạo của vỏ trái đất. động đất và núi lửa lịch sử và địa lí lớp 6 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(377) 1257 26/09/2022

I. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

- Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất.

Cấu tạo bên trong trái đất
 

Vỏ

Lớp giữa

(Manti)

Nhân

Độ dày

5 – 70 km

2900 km

3400 km

Trạng thái

Rắn

Từ quánh dẻo đến rắn

Từ lỏng đến rắn

Nhiệt độ

Tăng theo độ sâu tối đa 10000C

15000C – 37000C

Khoảng 50000C

Đặc điểm khác

 

- Chiếm gần 70% khối lượng Trái Đất

- Vật chất chủ yếu sắt, ni-ken và si-lic.

- Chiếm gần 30% khối lượng Trái Đất.

- Vật chất chủ yếu sắt.

- Chia thành 2 lớp (lõi trong rắn, lõi ngoài lỏng.

II. Các địa mảng (mảng kiến tạo)

- Theo các nhà khoa học địa chất, thạch quyền được chia tách bởi các đứt gãy sâu tạo thành các mảng, gọi là các địa mảng (mảng kiến tạo)

Các mảng kiến tạo

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các địa mảng nằm kề nhau. Do tác động của vật chất nóng chảy (mac-ma) trong lớp man-ti, các địa mảng di chuyển với tốc độ rất chậm. Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. 

​​- Các mảng kiến tạo gồm phần lục địa và đại dương. Bảy mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất là: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu – Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn – Úc, Thái Bình Dương

Bảy mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất

- Các mảng kiến tạo di chuyển rất chậm trên lớp Manti trên quánh dẻo

- Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường hình thành các dãy núi, vực sâu…đi kèm với động đất, núi lửa.

III. Động đất

1. Hiện tượng động đất

Động đất là các rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất chủ yếu do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra.

- Động đất thường được lan truyền trên một diện tích rộng lớn.

- Có một số dấu hiệu trước khi động đất xảy ra như: mực nước giếng thay đổi, nổi bong bóng; động vật hoảng loạn tìm nơi trú ẩn,...

2. Hậu quả do động đất gây ra

- Gây thiệt hại trầm trọng về người và của.

- Tàn phá các công trình, nhà cửa,...

- Kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê,...

Hậu quả của động đất ở Tứ Xuyên Trung Quốc

3. Những hành động đúng khi động đất xảy ra

- Nếu cảm thấy đất rung chuyển hoặc nhận được tin báo động đất khẩn cấp, hãy ưu tiên an toàn bản thân lên hàng đầu.

- Nấp mình dưới một chiếc bàn chắc chắn hoặc trong không gian che chắn an toàn để bạn không bị rơi, té ngã và có thể quan sát xung quanh cho đến khi sự rung lắc giảm bớt.

IV. Hiện tượng núi lửa

1. Núi lửa là gì?

Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất. Khi núi lửa phun, một dạng chất lỏng nóng bỏng trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng tạo ra dung nham và tro bụi.

Cấu tạo và hoạt động của núi lửa

2. Nguyên nhân hình thành núi lửa

      + Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu, nhiệt độ càng tăng, thậm chí lên đến 5000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng. Đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. Khi áp lực của các dòng chảy mac-ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mac-ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

      + Sự xô húc hay tách dãn giữa các địa mảng cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra núi lửa.

      + Tro bụi núi lửa gây ô nhiễm không khí.

(377) 1257 26/09/2022