Bài 77: oai uê uy

Lý thuyết về bài 77: oai uê uy tv-kết nối tri thức lớp 1 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(379) 1263 02/08/2022

1/ Nhận biết

Hướng dẫn đọc:     

Quan sát tranh, đọc nội dung câu và trả lời câu hỏi:

- Câu hỏi: Trong tranh vẽ quê của ai?

Trả lời: Tranh vẽ quê ngoại của Hà.

- Câu hỏi:  Quê của Hà có gì?

Trả lời: Quê ngoại của Hà có lũy tre xanh, có cây trái xum xuê.

- Câu hỏi: Tìm tiếng có chứa vần oai, uê, uy trong câu đã cho?

Trả lời: ngoại, lũy, xuê

* Chú thích:

- quê ngoại: quê của mẹ

- lũy tre: tre trồng thành hàng rất dày để làm hàng rào.

- xum xuê: ở đây ý chỉ cây trái nhiều và tươi tốt.

2/ Hướng dẫn đọc

a) Hướng dẫn đọc vần oai, uê, uy

- oai: o – a – i – oay

- uê: u – ê – uê

- uy: u – y – uy

b) Hướng dẫn đọc tiếng ngoại

- Phân tích:

+ Tiếng ngoại gồm có âm ng, vần oai và thanh nặng

+ Âm ng đứng trước, vần oai đứng sau, thanh nặng đặt dưới chữ a

- Đánh vần: ngờ - oai – ngoai – nặng – ngoại, ngoại

c) Luyện đọc tiếng chứa vần oai, uê, uy

khoai

huệ

huy

ngoái

thuế

lũy

ngoại

tuế

thủy

d) Hướng dẫn đọc từ ngữ có tiếng chứa vần oai, uê, uy

- khoai sọ

- vạn tuế

- tàu thủy

* Chú thích:

- vạn tuế: cây có lá hình lông chim dài, lá cứng và nhọn đầu, thường trồng làm cảnh.

- tàu thủy: phương tiện đi lại trên mặt nước bằng sức động cơ.

3/ Hướng dẫn viết

a) Hướng dẫn viết chữ oai

Lần lượt viết các chữ liền nhau theo thứ tự o, a, i

b) Hướng dẫn viết chữ uê

Chữ u viết trước, chữ ê viết liền ngay sau.

c) Hướng dẫn viết chữ uy

Chữ u viết trước, chữ y viết liền ngay sau.

d) Hướng vẫn viết chữ khoai

Lần lượt viết các chữ liền nhau theo thứ tự k, h, o, a, i

e) Hướng dẫn viết chữ vạn tuế

- Chữ vạn viết trước, chữ tuế viết sau.

- Khoảng cách giữa chữ vạn và chữ tuế là một con chữ.

f) Hướng dẫn viết chữ tàu thủy

- Chữ tàu viết trước, chữ thủy viết sau.

- Khoảng cách giữa chữ tàu và chữ thủy là một con chữ.

4/ Luyện đọc

Hướng dẫn đọc:     

Quan sát tranh, đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

- Câu hỏi: Ngày nghỉ, Hà làm gì?

Trả lời: Ngày nghỉ, Hà thoải mái vui đùa với hoa trái vườn nhà.

- Câu hỏi: Vườn nhà Hà có những cây gì?

Trả lời: Vườn nhà Hà có cây xoài, khoai lang, huệ trắng, thủy tiên.

- Câu hỏi: Hà vui đùa với cây trong vườn như thế nào?

Trả lời: Hà thì thầm với cây xoài lúc lỉu quả. Hà cúi trêu đám dây khoai lang đang bò trên mặt đất. Em cũng nô giỡn bên những bông huệ trắng. Em đưa tay vuốt ve những cánh thủy tên đang thi nhau khoe sắc.

- Câu hỏi: Tìm trong đoạn văn tiếng chứa vần oai, uê, uy?

Trả lời: xoài, khoai, huệ, thủy

* Chú thích:

- lúc lỉu: ở đây ý chỉ cây xoài rất nhiều quả

5/ Hoạt động mở rộng

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

Trả lời: Bạn nhỏ đang ngắm chậu xương rồng và nghĩ về khu vườn mơ ước trồng rau và hoa quả.

- Câu hỏi: Nhà em có vườn không?

Gợi ý: Nhà em có vườn.

- Câu hỏi: Vườn nhà em có cây gì?

Gợi ý: Vườn nhà em có trồng các cây nhãn, ổi, xoài,...

- Câu hỏi: Nếu có một khu vườn riêng của mình, các em muốn trồng cây gì trong khu vườn đó?

Gợi ý: Nếu có vườn em muốn trồng các cây hoa và cây rau. Ví dụ: hoa hồng, hoa thạch thảo, rau cải bắp, rau cải,...

Ghi nhớ: Vườn tược, cây cối, thiên nhiên quanh mình khiến ta thoải mái mỗi khi ngắm nhìn và hòa mình vào nơi đó. Vườn tược, cây cối cũng là nơi cung cấp cho chúng ta rất nhiều đồ ăn, thức uống nuôi sống mình

(379) 1263 02/08/2022