Bài tập lưu huỳnh

Lí thuyết về lưu huỳnh MÔN HÓA Lớp 10 với nhiều phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(396) 1321 29/07/2022

I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ

- Cấu hình electron:   1s22s22p63s23p4

- Vị trí:  Z = 16, chu kì 3, nhóm VIA

=> Lớp ngoài cùng có 6 electron trong đó có 2 electron độc thân

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Là chất bột màu vàng, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.

- Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sa) và lưu huỳnh đơn tà (Sb).

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

- S có 6e ở lớp ngoài cùng → dễ nhận 2e thể hiện tính oxi hóa mạnh. Tính oxi hóa của S yếu hơn so với O.

Các mức oxi hóa có thể có của S: -2, 0, +4, +6. Ngoài tính oxi hóa, S còn có tính khử.

1. Tính oxi hóa

- Tác dụng với hiđro:  H2 + S $\xrightarrow{{{350}^{o}}C}$ H2S

- Tác dụng với kim loại

 + S tác dụng với nhiều kim loại → muối sunfua (trong đó kim loại thường chỉ đạt đến hóa trị thấp, hầu hết xảy ra ở nhiệt độ cao).

Fe + S $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ FeS

Hg + S → HgS (phản ứng xảy ra ở ngay nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)

Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng)

→ thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.

2. Tính khử

- Tác dụng với oxi:  S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2 

- Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh: S + 2H2SO4 đặc $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$  3SO2 + 2H2O

IV. ỨNG DỤNG

+ Là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp:

+ 90% dùng để sản xuất H2SO4.

+ 10% để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu và chất diệt nấm nông nghiệp...

(396) 1321 29/07/2022