Các nước Đông Nam Á

Lý thuyết về các nước đông nam á và ấn độ (phần 1 - các nước đông nam á) môn sử lớp 12 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(394) 1312 26/07/2022

giảm tải

I. ĐÔNG NAM Á

- Diện tích: 4,5 triệu km^2, gồm 11 nước với dân số 528 triệu người (2000)

1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

a, Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Trước CTTG II, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan).

- Sau khi Nhật đầu hàng 1945, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.

+ Việt Nam, Lào, Inđônêxia: giành độc lập

+ Miến Điện, Mã lai, Philíppin: giải phóng phần lớn lãnh thổ.

- Ngay sau đó, thực dân Âu - Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn. 

Thời gian tuyên bố độc lập của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

b, Lào (1945-1975)

Quá trình chống Pháp và chống Mĩ ở Lào

c, Cam-pu-chia (1945-1993)

Quá trình chống Pháp và chống Mĩ ở Campuchia

2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á (Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN)

a, Thời kì đầu sau khi giành được độc lập

Bảng các nội dung chính của chiến lược kinh tế hướng nội

b, Từ những năm 60-70 trở đi

- Chiến lược kinh tế hướng ngoại, công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

- Nội dung:

+ Mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài

+ Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu

+ Phát triển ngoại thương.

- Kết quả: bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước này có sự biến đổi lớn.

+ Tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.

+ Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực đang phát triển.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, Xingapo có tốc độ tăng trưởng 12% (1966 – 1973), đứng đầu 4 “con rồng” kinh tế châu Á.

+ Từ năm 1997 - 1998, trải qua khủng hoảng tài chính, kinh tế suy thoái, chính trị không ổn định, sau vài năm khắc phục, các nước ASEAN vẫn tiếp tục phát triển.

3. Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN)

Khái quát

a, Sự thành lập

-  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều giành độc lập, một số nước có nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế.

- Tránh ảnh hưởng của chiến tranh để quốc đang lan rộng.

- Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức mang tính chất khu vực, tiêu biểu là EEC

=> Ngày 8/8/1967: tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan), 5 quốc gia đầu tiên tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan.

b, Mục đích và nguyên tắc hoạt động

- Mục đích: Hợp tác, liên kết, phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.

- Nguyên tắc hoạt động: được ban hành tại hội nghị Ba-li (1976)

   + Tôn trọng chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước thành viên.

   + Cam kết không đe dọa vũ lực, không sử dụng vũ lực trong khu vực.

   + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

   + Thúc đẩy quá trình hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.

c, Hoạt động

-  Từ năm 1967 đến 1976 : non yếu, lỏng lẻo. Mâu thuẫn với nhau trong vấn đề Đông Dương và Cam-pu-chia.

- Từ năm 1976 đến nay : khởi sắc, hoạt động tương đối hiệu quả.

d, Quá trình mở rộng: Từ 5 nước ban đầu, ASEAN có quá trình mở rộng thành viên:

Quá trình mở rộng thành viên của ASEAN

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN

*Cơ hội

+ Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.

+ Tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.

+ Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu Khoa học – kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.

+ Học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước trong khu vực

+ Có điều kiên để tiếp thu, hoc hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.

+ Đảm bảo an ninh quốc phòng trên cơ sở an ninh chung của khu vực.

*Thách thức

+ Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển thì nền kinh tế của Việt Nam sẽ có nguy cơ tụt hậu.

+ Cạnh tranh về kinh tế, việc làm quyết liệt giữa các nước.

+ Hội nhập những dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc.

Việt Nam.

+ Bình tĩnh, không bỏ lỡ cơ hội. Cần ra sức học tập, nắm vừng khoa học – kĩ thuật.

(394) 1312 26/07/2022