Quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)
I. MÂU THUẪN ĐÔNG - TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA CHIẾN TRANH LẠNH
Sau chiến tranh quan hệ Xô – Mỹ chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và tình trạng “Chiến tranh lạnh”.
1. Nguyên nhân
- Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược phát triển của hai nước Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
+ Mỹ:
- Chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới.
- Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của cách mạng với sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa => Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới từ Đông Âu sang Đông Á.
- Sau CTTG II, là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
2. Những sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh
*Bảng những sự kiện đưa đến cục diện Chiến tranh lạnh
=> Như vậy, với sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe, “Chiến tranh lạnh” bao trùm toàn thế giới.
III. XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG TÂY VÀ “CHIẾN TRANH LẠNH” CHẤM DỨT
1. Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông - Tây
- Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô - Mỹ.
- Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
- Năm 1972, Xô - Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo), SALT-1 (Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược), đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc.
- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh châu Âu.
- Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế, khoa học – kĩ thuật, trọng tâm là thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.
2. Chiến tranh lạnh kết thúc
Tháng 12/1989, tại Manta (Malta- Địa Trung Hải), Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” để ổn định và củng cố vị thế của mình.
* Nguyên nhân khiến Xô - Mỹ kết thúc “Chiến tranh lạnh”
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
- Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu, …
- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ dẫn tới xu thế hợp tác xuất hiện trên thế giới.
- Sự suy giảm về kinh tế, đặc biệt là Liên Xô.
- Liên Xô và Mĩ cần thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
3. Ý nghĩa: chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực: Apganistan, Campuchia, Namibia…