Cuộc cách mạng Khoa học – công nghệ

Lý thuyết về cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ xx (phần 1 – cuộc cách mạng khoa học – công nghệ) môn sử lớp 12 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(395) 1317 26/07/2022

giảm tải

I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

1. Nguồn gốc

-  Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…

- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học- kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

 

2. Đặc điểm

- Khoa học - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.  Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật.

- Kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.

-  Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

3. Hai giai đoạn cách mạng khoa học – kĩ thuật:

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Giai đoạn 2: từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn này còn được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

 

 
Bảng thành tựu chính của cách mạng Khoa học - kĩ thuật
(395) 1317 26/07/2022