Các nước Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Lý thuyết về các nước anh, pháp, đức, mĩ và sự bành trướng thuộc địa (phần 2 - các nước đức, mĩ cuối thế kỉ xix – đầu thế kỉ xx) môn sử lớp 10 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(391) 1302 29/07/2022

II. CÁC NƯỚC ĐỨC VÀ MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX

1. Nước Đức

Tình hình kinh tế:

Công nghiệp:

- Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ:

+ Từ năm 1870 đến năm 1900: sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần, độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi.

+ Ngành công nghiệp mới: điện, hóa chất, …đạt nhiều thành tựu đáng kể.

+ Năm 1883, công nghiệp hóa chất của Đức sản xuất được 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới.

- Công nghiệp Đức đứng đầu Châu Âu, hạng nhì thế giới sau Mỹ do:

+ Thị trường dân tộc thống nhất.

+ Nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá; giàu về sắt (chiếm được vùng An-dát và Lo-ren).

+ Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp (5 tỉ phrăng)

+ Công nghiệp hóa muộn nên sử dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật của những nước đi trước.

+ Nguồn nhân lực dồi dào do dân số tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.

- Trong những năm 1890 – 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163 %. Đến năm 1900, vượt Anh về sản xuất thép.

- Cơ cấu dân cư thành thị với nông thôn thay đổi. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng đã xuất hiện.

- Đặc điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức: sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu, phổ biến là các cácten và xanhđica.

- Tổ chức độc quyền gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính => Ngân hàng cũng tập trung cao độ.

Nông nghiệp:

- Có tiến bộ nhưng chậm chạp do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để, phần lớn ruộng đất ở trong tay quý tộc, địa chủ.

- Sự tồn tại đồng thời việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa và duy trì tàn dư phong kiến.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức ngày càng phân hóa sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho quý tộc, địa chủ hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.

2. Nước Mỹ:

* Tình hình kinh tế:

- Trong số các nước công nghiệp tiên tiến, Mĩ có nền kinh tế phát triển hơn cả. Từ năm 1865 đến 1894:

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp = ½ tổng sản lượng các nước Tây Âu và 2 lần nước Anh.

+ Sản xuất gang, thép đứng đầu thế giới.

+ Nông nghiệp: đạt nhiều thành tựu đáng kể

- Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới do:

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu.

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất.

+ Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu.

+ Đất nước hòa bình lâu dài.

- Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ vươn lên thành nước phát triển về ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.

(391) 1302 29/07/2022