Sự phát triển của lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Lý thuyết về sự phát triển của lịch sử và nền văn hóa đa dạng của ấn độ môn sử lớp 10 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(400) 1334 29/07/2022

1. VƯƠNG TRIỀU HỒI GIÁO ĐÊ-LI

- Ấn Độ trải qua một quá trình phát triển, nhất là về văn hóa truyền thống nhưng sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ có thể chống cự được cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ.

- Thế kỷ XI – XII người Thổ Nhĩ Kỳ lập vương triều Hồi Giáo Đêli. Vương triều này đã:

+ Áp đặt Hồi Giáo và cấm đạo Hinđu.

+ Tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

- Dù cố gắng thực thi nhiều chính sách mềm mỏng nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi sự bất bình trong nhân dân.

- Văn hóa:

+ Yếu tố văn hóa mới – văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.

+ Nhiều công trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng, Đê-li trờ thành "một trong những thành phố lớn nhất thế giới”.

=> Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh Ấn Độ Hinđu giáo và A- rập Hồi giáo. Sự giao lưu văn hóa Đông – Tây cũng được thúc đẩy hơn.

+ Các thương nhân Ấn Độ truyền bá đạo Hồi đến một số nước Đông nam Á.

2. VƯƠNG TRIỀU MÔ - GÔN

- Vua Ti-mua Leng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ năm 1398, nhưng cháu nội là Ba-bua đánh chiếm Đê-li lập ra Vương triều Mô-gôn (gốc Mông Cổ).

- Vua A-cơ-ba (1556 -1707) đã thi hành nhiều chính sách tích cực:

+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn giáo có tỉ lệ gần như bằng nhau.

+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc dựa trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.

+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất hệ thống cân đong và đo lường.

+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

=> Xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu, đất nước thịnh vượng. Vua A -cơ -ba được xem như một vị anh hùng dân tộc.

- Nhưng đến thời Gia-han-ghi-a (1605-1627) và Sa Gia-han (1627-1658) đã:

+ Dùng nhiều biện pháp quyết liệt để bắt dân phục tùng, chiếm đoạt nhiều của cải, xây dựng nhiều công trình kiến trúc: lăng mộ Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành Đỏ ở Bắc Ấn Độ đó là di sản văn hóa bất hủ. => Dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước rộng lớn nhưng rất đa dạng, phân tán.

* Nhận xét:

- Những công trình kiến trúc này đã trở thành di sản văn hóa bất hủ, niềm tự hào vĩnh hằng về sự sáng tạo, niềm xúc động sâu sắc và tình cảm cao quý của con người.

- Sự đối kháng của nhân dân tăng lên do lạm dụng quyền lực, công quỹ cùng sức lao động của dân.

=> Đốt cháy thành quả của A-cơ-ba.

=> Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.

- Đầu thế kỷ XIX, thực dân phương Tây xâm nhập Ấn Độ báo hiệu sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ. Vua cuối cùng của vương triều là Ao-reng-dép đã phải đối diện với thực dân Anh và bước đầu để mất Ma-đrát, Bom-bay.

SO SÁNH VƯƠNG TRIỀU HỒI GIÁO ĐÊ-LI VÀ VƯƠNG TRIỀU MÔ-GÔN

(400) 1334 29/07/2022