Sự hình thành các vương quốc và xã hội phong kiến Tây Âu

Lý thuyết về thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở tây âu (từ thế kỉ v đến thế kỉ xiv) (phần 1 - sự hình thành các vương quốc và xã hội phong kiến tây âu) môn sử lớp 10 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(395) 1317 29/07/2022

1. SỰ HÌNH THÀNH CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN TÂY ÂU

- Từ thế kỷ III, đế quốc Rôma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giécman từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm.

- Năm 476, đế quốc Rôma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

- Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rôma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ăng - glô- Xắc- xông, Phơ - răng, Tây Gốt, Đông Gốt.

+ Chiếm đất của chủ nô được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.

+ Các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự phong các tước vị (công tước, bá tước, nam tước, …), hình thành tầng lớp quý tộc vũ sĩ.

+ Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân (Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân. Đồng thời, nhà vua cũng phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ).

+ Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu hình thành, diễn ra mạnh mẽ nhất ở Vương quốc Phơ – răng.

2. XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU

a, Sự hình thành

- Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền.

- Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.

+ Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa (lâu đài, dinh thự, nhà kho, chuồng trại, có hào sâu, tường bao quanh tạo thanhg những pháo đài kiên cố) đất khẩu phần (ở xung quanh pháo đài, giao cho nông nô cày cấy và thu thuế)

+ Người sản xuất chính là nông nô:

/ Gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.

/ Bỏ trốn bị trừng phạt nặng.

/ Nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô rất nặng.

/ Tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc => quan tâm đến sản xuất.

- Lãnh địa là đơn vị kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

b, Sự phát triển và đặc điểm kinh tế

- Kỹ thuật canh tác tiến bộ: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, dùng cày và bừa cải tiến do hai ngựa kéo, …

 - Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa bóc lột nông nô.

 - Kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, chỉ mua muối và sắt – sản phẩm nông nô không tự làm ra được, ngoài ra không trao đổi buôn bán với bên ngoài.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập (lãnh chúa cai trị lãnh địa như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, chế độ thuế khóa cân đong đo lường riêng), chế độ phong kiến phân quyền, nhà vua thực chất là một lãnh chúa lớn.

- Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Nông nô nổi dậy đấu tranh như khởi nghĩa Giắc - cơ - ri ở Pháp năm 1358.

(395) 1317 29/07/2022