Khi nói về các thể đột biến lệch bội, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Ở cũng một loài, các cá thể ở các NST khác nhau có kiểu hình giống nhau.
B. Theo lí thuyết, tần số phát sinh dạng đột biến thể một thấp hơn dạng thể một kép.
C. Trong một tế bào sinh dưỡng của một thể kép, thể không, thể ba kép, thế bốn thường có số lượng NST là một số chẵn.
D. Hầu hết các thể lệch bội được phát sinh trong quá trình sinh sản vô tính.
Lời giải của giáo viên
Trong các kết luận nói trên, chỉ có kết luận C đúng còn các kết luận khác đều sai.
- Kết luận A sai ở chỗ: Các thể ba đều có bộ NST giống nhau (2n + 1) nhưng kiểu hình của các thể ba luôn khác nhau do kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen mà kiểu gen của các thể ba này không giống nhau. Đột biến lệch bội ở các NST khác nhau thì số lượng gen được thay đổi khác nhau (ví dụ thừa 1 NST só 1 sẽ có các gen khác thừa 1 NST số 5).
- Kết luận B sai ở chỗ: Đột biến thể 1 kép có bộ NST 2n-1-1 được sinh ra so sự kết hợp giữa giao tử n-1 của bố với giao tử n-1 của mẹ. Như vậy đột biến phải xảy ra ở cả 2 bên bố và mẹ thì mới phát sinh dạng đột biến này. Đối với đột biến dạng thể 1 có bộ NST 2n-1 được sinh ra do sự kết hợp giữa giao tử n-1 với giao tử n nên chỉ cần đột biến 1 bên bố hoặc mẹ thì sẽ phát sinh đột biến ở đời con. Do vậy tần số xuất hiện đột biến thể 1 cao hơn rất nhiều lần so với tần số xuất hiện thể đột biến 1 kép.
- Kết luận C đúng vì bộ NST của thể 1 kép là 2n-1-1, thể không là 2n - 2, thể bốn là 2n+2, thể ba kép là 2n+1+1. Các bộ NST này đều là số chẵn.
- Đột biến lệch bội được phát sinh do sự kết hợp giữa các giao tử đột biến nên nó xảy ra chủ yếu trong giảm phân tạo giao tử. Do vậy đột biến được phát sinh trong sinh sản hữu tính là chủ yếu → D sai.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai.
(1) AaBbDd x AaBBdd. (2) AaBbDD x aabbDd. (3) AAbbDd x AaBbdd.
(4) Aabbdd x aaBbDD. (5) AaBbDD x aaBbdd. (6) aaBbDd x AaBBdd.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%?
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã của gen trong nhân ở tế bào nhân thực?
Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người:
Xác suất để cặp vợ chồng III.2 và III.3 sinh ra con gái, bị bệnh là bao nhiêu phần trăm?
Một mARN được cấu tạo từ 4 loại ribonucleotit là A, U, G, X. Số bộ ba chứa ít nhất 1 ribonucleotit loại G làm nhiệm vụ mã hóa cho các axit amin trên phân tử mARN này là:
Thể đa bội thường gặp ở thực vật. Đặc điểm không đúng đối với thực vật đa bội là:
Khi lai các cây đậu thuần chủng hoa trắng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Có thể kết luận phép lai trên tuân theo quy luật:
Quá trình giao phối không có ý nghĩa nào dưới đây đối với tiến hoá?
Đặc điểm quan trọng nhất về sự phát triển sinh vật của Cổ sinh là:
Trong kĩ thuật di truyền người ta dùng enzim ligaza để:
Phép lai\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\) . Nếu các cặp tính trạng di truyền trội hoàn toàn và có hoán vị gen ở hai bên với tần số 40% thì tổng số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ chiếm tỷ lệ:
Trong quan hệ hỗ trợ cùng loài, sự quần tụ giúp cho sinh vật:
(1) Dễ dàng săn mồi và chống kẻ thù được tốt hơn.
(2) Dễ kết cặp trong mùa sinh sản.
(3) Chống chịu các điều kiện bất lợi về khí hậu.
(4) Cạnh tranh nhau để thúc đẩy tiến hóa.
Số phương án đúng là:
Cho cây (P) lá nguyên, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 56,25% cây lá nguyên, hoa đỏ; 18,75% cây lá nguyên, hoa hồng; 18,75% cây lá xẻ, hoa hồng; 6,25% cây lá xẻ, hoa trắng. Biết tính trạng về dạng lá do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng dị hợp tử thì tỉ lệ cây lá nguyên, hoa hồng ở đời con là
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hệ sinh thái (HST).
Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là: