Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh học - Trường THPT Quang Trung

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh học - Trường THPT Quang Trung

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 156 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 195478

Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Sinh vật đầu tiên chuyển từ dưới nước lên cạn là nhện, thuộc vào kỉ Silua

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 195479

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ ban đầu (P) của một quần thể có tần số các kiểu gen là 0,6Aa : 0,4aa. Các cá thể của quần thể ngẫu phối và biết rằng khả năng sống sót để tham gia thụ tinh của hạt phấn A gấp 2 lần hạt phấn a, các noãn có sức sống như nhau.Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở thế hệ F1 là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

P: 0,6Aa : 0,4aa

Quần thể ngẫu phối

G(P): 0,3A : 0,7a

Do sức sống của hạt phấn A gấp 2 lần sức sống của hạt phấn a

" G(P): ♂: 6/13A : 7/13a ♀: 0,3A : 0,7a

Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình hoa trắng F1 là: 7/13 x 0,7 =49/130

"Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ F1 là 1 – 49/130 = 81/130

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 195480

Ở một loài thực vật, chiều cao được qui định bởi một số cặp gen. Mỗi alen trội đều góp phần như nhau để làm giảm chiều cao cây. Khi lai giữa một cây cao nhất có chiều cao 230cm với cây thấp nhất có chiều cao 150cm được F1 có chiều cao trung bình. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được các cây F2 có 9 loại kiểu hình khác nhau về chiều cao. Theo lý thuyết, nhóm cây có chiều cao 200cm chiếm tỉ lệ là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

P: cao nhất × thấp nhất

" F1: cao trung bình dị hợp tử tất cả các cặp gen

F1 × F1" F2 có 9 loại kiểu hình

" F2 dị hợp 4 cặp gen: AaBbDdEe

" mỗi alen trội làm cho cây thấp đi: (230 – 150) : 8 = 10 cm

Nhóm cây cao 200cm có số alen trội là: (230 – 200) : 10 = 3 alen trội

Vậy tỉ lệ nhóm cây cao 200cm là: 7/32

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 195481

Về thực chất các giọt nhựa rỉ ra chứa:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Cắt cây thân thảo sát gốc, sau vài phút những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt. Đó là những giọt nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ ở rễ, lên mạch gỗ ở thân. Phân tích nhựa thấy có chất vô cơ gồm nước, muối khoáng và các hợp chất hữu cơ

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 195482

Gen B dài 408nm, có A chiếm 20% bị đột biến điểm thành alen b dài bằng gen B nhưng tăng thêm 1 liên kết hiđrô. Alen b có

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

- Tính số nuclêôtit từng loại của gen B:

+ N = 2400 → A = T = 0,2 × 2400 = 480;

G = X = 0,3 × 2400 = 720

- Tính số nuclêôtit từng loại của gen b:

+ Đây là đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.

+ A = T = 480 – 1 = 479; G = X= 720+1 = 721

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 195483

Hình thức thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) không xảy ra ở đối tượng thực vật nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Cây thường xuân và nhiều loài cây gỗ khác cũng như các loài cây ở sa mạc ở biểu bì trên không có khí khổng nhưng có lớp cutin dày và không thoát hơi nước qua mặt trên của lá

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 195484

Các trình tự ADN ở nhiều gen của người rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải thích đúng nhất cho quan sát này là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Giải thích đúng nhất là: B

Người và tinh tinh có chung tổ tiên cách đây vài triệu năm, sau đó xảy ra sự tiến hóa phân li thành 2 loài khác nhau

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 195485

Để xác định vị trí của gen nằm trong tế bào của sinh vật nhân thực, người ta tiến hành phép lai thuận nghịch.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Tổ hợp ghép đúng là: 1c, 2a, 3b

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 195486

Trong số các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định không đúng về quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ?

(1) Chiều dài của phân tử mARN đúng bằng chiều dài của vùng mã hoá của gen.

(2) Phiên mã và dịch mã xảy ra gần như đồng thời.

(3) Mỗi mARN chỉ mang thông tin di truyền của 1 gen

(4) Ở sinh vật nhân sơ sau khi phiên mã xong mARN mới được dịch mã

(5) Số lượng protein tạo ra bởi các gen trong cùng một operon thường bằng nhau

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Các nhận định không đúng là: (1) (3) (4) (5)

- 1 sai, vùng mã hóa của gen ngoài đoạn mã hóa cho mARN còn 1 đoạn mã hóa cho tín hiệu khởi đầu phiên mã và 1 đoạn mã hóa cho tín hiệu kết thúc phiên mã.

- 3 sai, do trên một mARN có thể mang thông tin di truyền của nhiều gen, thường gặp trong trường hợp nhiều gen có chức năng liên quan với nhau, có cùng chung 1 vùng điều hòa.

- 4 sai, ở sinh vật nhân sơ, phiên mã và dịch mã  xảy ra gần như đồng thời với nhau

- 5 sai, số lượng protein tạo ra bởi các gen trong cùng một operon còn tùy thuộc vào việc riboxom đến dịch mã đoạn mARN chứa gen đó nhiều hay ít.

- 2 đúng, phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ xảy ra gần như đồng thời với nhau, do ở sinh vật nhân sơ, màng nhân chưa hoàn chỉnh, mARN tổng hợp ra đến đâu, riboxom bám vào, tổng hợp chuỗi polipeptit đến đó

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 195487

Đặc điểm của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đớiĐặc điểm của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Đặc điểm của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới là: Có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể cao. Do ở rừng mưa nhiệt đới, tập trung đông đúc các loài sinh vật g xảy ra sự cạnh tranh gay gắt g thu hẹp ổ sinh thái và tăng cao mật độ quần thể.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 195489

Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý (hình thành loài khác khu vực địa lý)

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Phát biểu không đúng là: A

Điều kiện địa lý chỉ là yếu tố thuận lợi, giúp cho việc thể hiện sự ưu thế của kiểu hình thích nghi thể hiện ra.

Còn những biến đổi trên cơ thể sinh vật là do các đột biến gen gây nên.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 195490

Cho các thông tin về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực:

(1) Cả 2 mạch của ADN đều có thể làm khuôn cho quá trình phiên mã.

(2) Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào.

(3) Quá trình phiên mã thường diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã.

(4) Khi trượt đến mã kết thúc trên mạch gốc của gen thì quá trình phiên mã dừng lại.

(5) Chỉ có các đoạn mang thông tin mã hóa (exon) mới được phiên mã.

Số thông tin không đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

(1) Không đúng. Chỉ mạch gốc mới làm khuôn.

(2) Không đúng. Còn xảy ra ở tb chất (ti thể, lục lạp)

(3) Không đúng. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực nếu xét gen trên NST (chiếm đa số) diễn ra không đồng thời với quá trình dịch mã của gen đó, do có giai đoạn di chuyển từ trong nhân ra ngoài nhân và hoàn thiện ARN.

(4) Không đúng. Trượt đến vùng kết thúc mới dừng phiên mã (lưu ý vùng kết thúc có chức năng kết thúc phiên mã, còn mã kết thúc thuộc vùng mã hóa, sau này trên mARN có chức năng kết thúc dịch mã).

(5) Không đúng. Những đoạn intron cũng được phiên mã

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 195491

Vi khuẩn có khả năng cố định nito khí quyển thành NH4+

Xem đáp án

Đáp án C

Vi khuẩn có khả năng cố định nito khí quyển thành NH4+ là Các loại vi khuẩn này có hệ enzim nitrogenaza

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 195492

Xét các kết luận sau đây:

(1) Bệnh bạch tạng là do gen lặn nằm trên NST giới tính quy định.

(2) Bệnh máu khó đông và bệnh mù màu biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ.

(3) Bệnh phêninkêtô niệu được biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ.

(4) Hội chứng Tơcnơ là do đột biến số lượng NST dạng thể một.

(5) Ung thư máu là đột biến bệnh do đột biến gen trội trên NST thường.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

- (1), (3) sai: Bệnh bạch tạng và phêninkêtô niệu là 2 bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định và biểu hiện bệnh ở cả nam và nữ là như nhau.

- (2) đúng: bệnh máu khó đông và bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định, vì vậy bệnh biểu hiện nhiều ở giới XY hơn giới XX.

- (4) đúng: Hội chứng Tơcnơ có bộ NST giới tính XO thuộc dạng 2n-1.

- (5) sai vì ung thư máu là đột biến mất đoạn NST 21 hoặc 22.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 195494

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ tăng dần lần lượt là:

Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 195495

Ở một loài thực vật, cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ thuần chủng thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa vàng và hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Theo lý thuyết cây hoa đỏ ở F3 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Pt/c: trắng x đỏ

F1: 100% đỏ

F1 tự thụ      

F2: 9 đỏ : 6 vàng : 1trắng

g Tính trạng do 2 gen không alen Aa, Bb tương tác bổ sung qui định

A-B- = đỏ

A-bb = aaB- = vàng

aabb = trắng

F2’ (trắng + vàng):

1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb

F2’× F2’, giao tử : Ab = 2/7 ;aB = 2/7; ab = 3/7

F3: A-B- = 2/7 × 27 × 2 = 8/49

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 195496

Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau: (cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại).

Sơ đồ bên biểu diễn cho mối quan hệ

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Sơ đồ diễn tả mối quan hệ: ký sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 195498

Ở một loài động vật, tính trạng màu sắc do 2 cặp gen không alen tương tác quy định, khi có mặt alen A trong kiểu gen luôn quy định lông xám, khi chỉ có mặt alen B quy định lông đen, alen a và b không có khả năng này nên cho lông màu trắng. Tính trạng chiều cao chân do 1 cặp gen D, d trội lặn hoàn toàn quy định. Tiến hành lại 2 cơ thể bố mẹ (P) thuần chủng tương phản các cặp gen thu được F1 toàn lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với cơ thể (I) lông xám, chân cao thu được đời F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% lông xám, chân cao; 25% lông xám, chân thấp; 12,5% lông đen, chân cao; 12,5% lông trắng, chân cao. Khi cho các con lông trắng, chân cao ở F2 giao phối tự do với nhau thu được đời con F3 chỉ có duy nhất một kiểu hình. Biết rằng không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể như nhau. Xét các kết luận sau:

(1) Ở thế hệ (P) có thể có 4 phép lai khác nhau (có kể đến vai trò của bố mẹ).

(2) Cặp gen quy định chiều cao chân thuộc cùng một nhóm gen liên kết với cặp gen Aa hoặc Bb.

(3) Kiểu gen của F1 có thể là: \(\frac{{AD}}{{ad}}Bb\) hoặc \(\frac{{Ad}}{{aD}}Bb\)

(4) Kiểu gen của cơ thể (I) chỉ có thể là: \(\frac{{AD}}{{ad}}bb\)

(5) Nếu cho F1 lai với con F1, đời con thu được kiểu hình lông xám, chân thấp chiếm 25%

Số kết luận đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Số KH tạo ra < Số KH PLĐL g liên kết hoàn toàn.

- Quy ước gen:

+ Tính trạng màu sắc lông: A-B- + A-bb: lông xám; aaB-: lông đen; aabb: lông trắng

+ Ở phép lai: F1 chân cao × (I) chân cao g F2: xuất hiện chân thấpg D: chân cao; d- chân thấp.

Tìm thành phần gen của con F1 : vì Pt/c tương phản các cặp geng F1: lông xám, chân caog F1 dị hợp 3 cặp gen: AaBb, Dd

- Tìm thành phần gen của con (I):

+ F1: xám × (I) xámg F2: xám: đen: trắng = 6:1:1 = 4×2 ®F1: AaBb × (I) : Aabb

+ F1: cao × (I) cao

g F2:  cao/thấp= 3:1g F1: Dd × (I) Dd

- Tìm quy luật di truyền:

F1: AaBb, Dd × (I) Aabb, Dd cho tối đa 3 × 2=6 loại kiểu hình, nhưng ở F2 chỉ có 4 loại kiểu hình g liên kết gen hoàn toàn.

- Nếu cặp Bb và DD cùng trên 1 NST thì tỉ lệ cơ thể trắng, cao ở F2, aa(bbD-) =1/6

g loại g cặp Aa và Dd cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể.

- Tìm kiểu gen của cơ thể F1 và cơ thể (I):

+ Cơ thể trắng, cao ở F2 : bb(aaD-) có thể là: bb aD/aD, bb aD/ad

+ Nếu ở F2, có thể trắng, cao có cả kiểu gen bb aD/aD và bb aD/ad hoặc bb aD/ad thì khi giao phối tự do ở F3 sẽ xuất hiện 2 loại kiểu hình bb(aaD-) và bb(aadd) gloại

+ Vật ở F2, có thể trắng cao chỉ cógcơ thể F1 và cơ thể (I) đều dị hợp lệch.

(1) đúng     

(2) Sai: Cặp Dd cùng trên 1 NST với cặp Aa.

(3) Sai: Kiểu gen F1 là Bb Ad/aD

(4) Sai: Kiểu gen cơ thể (I) là bb Ad/aD

(5) đúng

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 195500

Cho các kết luận sau:

(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

(2) Cơ thể mang đột biến gen trội ở trạng thái dị hợp luôn được gọi là thể đột biến.

(3) Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung có thể phát sinh đột biến gen.

(4) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.

(5) Đột biến gen chỉ được phát sinh được ở pha S của chu kì tế bào.

(6) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau.

Số kết luận không đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

(1) Đúng: Trong cơ thể có các bazơ nitơ dạng hỗ biến (dạng hiếm) có thể dẫn đến kết cặp nhầm trong quá trình nhân đôi ADN và phát sinh đột biến gen.

(2) Sai: Một số trường hợp gen trội ở trạng thái dị hợp chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở con đực mà không biểu hiện kiểu hình ở con cái và ngược lại (Ví dụ: Hh biểu hiện hói đầu ở nam, không hói ở nữ).

(3) Đúng: Quá trình tự nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung sẽ dẫn đến kết cặp nhầm giữa các bazơ nitơ và nếu không được sửa chữa có thể làm phát sinh đột biến gen.

(4) Sai: Gen ở tế bào chất có rất nhiều bản sao nên nếu xảy ra đột biến lặn thì vẫn bị các bản sao mang gen trội biểu hiện lấn át.

(5) Sai: Gen nằm trong tế bào chất hoạt động độc lập với gen nhân của tế bào, vì vậy gen ở tế bào chất nhân đôi bất kì lúc nào khi cần thiết mà không phụ thuộc vào chu kì tế bào.

(6) Sai: Không phải khi nào đột biến cũng được di truyền cho đời sau. Ví dụ như đột biến giao tử tạo giao tử đột biến, nhưng giao tử đột biến không tham gia thụ tinh hoặc thụ tinh tạo hợp tử không có sức sống thì alen đột biến đó không truyền được sang thế hệ con.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 195501

Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

+ Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn

+ Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng

+ Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 195502

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Các cặp gen này nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lại cho kết quả đời con có tỉ lệ phân ly kiểu gen đúng bằng tỉ lệ phân ly kiểu hình (không kể đến vai trò của bố mẹ)? Biết rằng không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể là như nhau

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Phân li kiểu gen bằng phân li kiểu hình:

Đối với gen A, các phép lai có thể là:

AA × AA, aa × aa, AA × аа, Аа × аа

Đối với gen B, các phép lai có thể là:

BB × BB, bb × bb, BB × bb, Bb × bb

Do các phép lai: AA × aa, Aa × aa, BB × bb, Bb × bb có thể đổi vị trí khi kết hợp với nhau

→ Số phép lại thỏa mãn là: 4 Í 4 + 2 Í2 = 20

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 195503

Thực hiện phép lai giữa hai cơ thể cùng loài có bộ NST 2n=18. Biết rằng trong giảm phân 1 có 1/5 số tế bào sinh tinh không phân ly ở cặp NST số 3, 1/3 số tế bào sinh trứng không phân ly ở cặp NST số 7. Các tinh trùng thiếu NST sinh ra đều chết. Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử chứa 19 NST ở đời F1 là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

2n = 18

Cơ thể đực: 1/5 số tế bào sinh tinh không phân li cặp NST số 3 trong giảm phân Ig tạo ra 1/10 giao tử n + 1 và 1/10 giao tử n - 1

Các tế bào khác phân li bình thường, tạo 4/5 giao tử n.

Tinh trùng thiếu NST đều bị chết

→ Cơ thể đực cho: 4/5 giao tử n và 1/10 giao tử n+1

Cơ thể cái : 1/3 số tế bào sinh trứng không phân li cặp NST số 7.   

→ Tạo ra 1/6 giao tử n+1, 1/6 giao tử n-1

Các tế bào khác giảm phân bình thường, tạo 2/3 giao tử n.

Vậy tỉ lệ loại hợp tử chứa 19 NST (2n+1) là: 8/9 x 1/6 + 1/9 x 2/3 =2/9

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 195504

Phát biểu nào sau đây về độ đa dạng của quần xã là không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Các phương án A, B, C đều đúng.

Phương án D sai vì chỉ có mối tương quan giữa độ đa dạng càng cao thì số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã giảm

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 195505

Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST?

1. Mất đoạn

2. Lặp đoạn NST

3. Đột biến gen

4. Đảo đoạn ngoài tâm động

5. Chuyển đoạn không tương hỗ

6. Đột biến lệch bội

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Các đột biến làm thay đổi hình thái NST: (1), (2), (5).

Các đột biến này làm NST mất hoặc thêm các đoạn NST g Làm thay đổi hình thái của NST theo hướng ngắn đi hoặc dài ra.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 195506

Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một vài phân tử ATP. Phần mang năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ trong đường phân và chu trình Crep ở đâu?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình chỉ tạo ra một vài phân tử ATP. Phần mang năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ trong đường phân và chu trình Crep ở trong NADH và FADH2.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 195507

Trong quần thể người có một số đột biến sau:

(1) Ung thư máu.

(2) Hồng cầu hình liềm.

(3) Bạch tạng.

(4) Claiphento.

(5) Dính ngón 2 và 3.

(6) Máu khó đông.

(7) Mù màu.

(8) Đao.

(9) Tocno.

Có bao nhiêu thể đột biến có ở cả nam và nữ

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Các thể đột biến có ở cả nam và nữ là: (1), (2), (3), (6), (7), (8) là đột biến đơn gen lặn trên NST thường, (2) đột biến gen do thay thế cặp T– A thành A – T làm cho codon mã hóa acid glutamic → valin làm cho HbAg HbS; (3) do đột biến gen; (6), (7) do đột biến đơn gen lặn trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y; (8) do đột biến thể ba ở NST 21 g Các đột biến trên đều xảy ra ở cả hai giới.

(4) Hội chứng claiphento do đột biến thể ba ở NST giới tính mang gen XXY → chỉ gặp ở trẻ trai.

(5) Tật dính ngón tay 2 và 3 do gen thuộc vùng không tương đồng ở NST Y quy định → chỉ gặp ở nam.

(9) Hội chứng tơcnơ là đột biến thể một ở NST giới tính, mang gen XO  → chỉ gặp ở nữ.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 195508

Ở một loài thực vật, khi lại các cây hoa đỏ với cây hoa trắng người ta thu được F1 100% cây hoa đỏ. Cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình 3 đỏ :1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ F2 cho tự thụ phấn, xác suất để đời con cho tỷ lệ phân ly kiểu hình 5 đỏ :1 trắng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

P: đỏ x trắng

F1: 100% đỏ

F1 tự thụ

→ F2:  3đỏ : 1 trắng g A đỏ >> a trắng

F2 đỏ: 1AA : 2Aa

Để đời con có tỉ lệ phân li: 5 đỏ : 1 trắng

→ Cây Aa lấy ra có tỉ lệ: 1/6 : 1/4 = 2/3

Vậy cách lấy là lấy 2Aa :1AA

Xác suất lấy được là: (2/3)2 x (1/3) x 3 = 4/9

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 195510

Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Phát biểu không đúng là D.

Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể trong quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất, các cá thể sống bầy đàn, khi trú đông, ngủ đông,...

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 195511

Có bao nhiêu nguyên nhân nào sau đây giúp hiệu quả hoạt động hô hấp ở chim đạt cao nhất trong các động vật có xương sống trên cạn?

I. Không khí giàu Ođi qua các ống khí liên tục kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra.

II. Không có khí cặn trong phổi.

III. Hoạt động hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí.

IV. Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Các nguyên nhân giúp hiệu quả hoạt động hô hấp ở chim đạt cao nhất trong các động vật có xương sống trên cạn:

I. Không khí giàu O2 đi qua các ống khí liên tục kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra;

III. Hoạt động hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí;

IV. Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 195513

Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt bị ngừng trong trường hợp nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Trong đất có chloroform, KCN hoặc đất bị giảm độ thoáng khiến hiện tượng rỉ nhựa, ứ giọt bị ngừng, Hai hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt là do khả năng hút nước và đẩy nước một cách chủ động của rễ lên thân. Chúng có liên quan khăng khít với hoạt động sống của cây đặc biệt là quá trình hô hấp. Lúc xử lí hóa chất gây mê (ether, chloroform…) hoặc các độc tố hố hấp (KCN, CO…) ta thấy hiện tượng rỉ nhựa cũng như ứ giọt bị đình chỉ

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 195514

Đâu là ý sai Khi nói về đột biến cấu trc nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác → làm thay thành phần gen của nhiễm sắc thể và có thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 195515

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Để thực hiện được dịch mã thì cần có mã mở đầu 5’AUG3’ nên khi phân tử mARN nhân tạo chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là X, A, U

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 195516

Cường độ thoát hơi nước là:

Xem đáp án

Đáp án D

Cường độ thoát hơi nước là: Lượng nước thoát hơi tính trên đơn vị thời gian và một đơn vị diện tích lá được tính bằng số gram nước/m2 lá/ giờ

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »