Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen đột biến a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường. Ở một locut gen khác có alen B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau. Ở một thế hệ (quần thể F1), người ta nhận thấy có 4% số cây bị chết từ giai đoạn hai lá mầm, 48,96% số cây sống và cho hoa màu đỏ, 47,04% số cây sống và cho hoa màu trắng. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng đối với gen quy định màu hoa, không có đột biến mới phát sinh. Theo lý thuyết, tỷ lệ cây thuần chủng về cả hai cặp gen trên ở quần thể trước đó (quần thể P) là:
A. 5,4 %
B. 5,76%
C. 37,12%
D. 34,8%
Lời giải của giáo viên
Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường. B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau. F1: 48,96% A-B- : 47,04% A-bb : 4% aa
Do 2 gen phân li độc lập ⇒ Tỉ lệ A-B- : A-bb = tỉ lệ B- : bb ⇒ Vậy B- : bb = 51 : 49 ⇒ Tỉ lệ bb = 49% ⇒ Tần số alen b là 0,7 và tần số alen B là 0,3 ⇒ Cấu trúc qua các thế hệ là 0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb Tỉ lệ aa = 4% ⇒ Tần số alen a ở đời P là 0,2 ⇒ Tỉ lệ kiểu gen Aa ở P là 0,4 ⇒ P: 0,6 AA : 0,4 Aa
Vật P: (0,6 AA : 0,4 Aa) × (0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb)
Tỉ lệ cây P thuần chủng về cả 2 cặp gen là 0,6 × (0,09 + 0,49) = 0,348 = 34,8%
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14 (lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. Tính số tế bào chứa cả N14 và N15:
Có 2 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình giảm phân hoàn toàn bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể là
Đặc tính nào sau đây giúp cho cơ thể sống có khả năng thích ứng với sự biến đổi của môi trường?
Những dạng đột biến nào sau đây dùng để xác định vị trí của gen trên NST:
Ở một loài thú, gen A1: lông đen > A2: lông nâu > A3: lông xám > A4: lông hung.
Giả sử trong quần thể cân bằng có tần số các alen bằng nhau. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
I, Quần thể có tỉ lệ kiểu hình 7 đen: 5 nâu: 3 xám: 1 hung.
II, Cho các con lông đen giao phối với nhau thì đời con có tỉ lệ lông đen là 40/49.
III, Cho một con đực đen giao phối với một cái nâu thì xác suất sinh được một con lông hung là 1/35.
IV, Giả sử trong quần thể chỉ có hình thức giao phối giữa các cá thể cùng màu lông thì ở đời con số cá thể lông hung thu được là 11/105.
Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một các đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{{\rm{X}}^D}{X^d} \times \frac{{AB}}{{ab}}{{\rm{X}}^D}Y\) thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở , ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở tỉ lệ ruồi F1 đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là
Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
Khi nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua bốn thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi
Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài nhiễm sắc thể?
Một gen có chiều dài 0,51\(\mu \)m. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 350 axitamin. Đây là gen của nhóm sinh vật nào.
Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi: