Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người. Alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20 cm.
Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Theo lý thuyết có bao nhiêu kết luận đúng về phả hệ nói trên?
I. Người con gái số 5 mang kiểu gen dị hợp hai cặp gen.
II. Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.
III. Xác định được tối đa kiểu gen của 6 người trong các gia đình trên.
IV. Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.
V. Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Lời giải của giáo viên
A: bình thường \(\gg \) a: bệnh N
B: bình thường \(\gg \) b: bệnh M
- (2), (6) bị bệnh M nên đều có kiểu gen là \({X^{Ab}}Y\)
- (9) chị bệnh N nên kiểu gen của (9) là: \({X^{aB}}Y \to \) (5) cho giao tử \({X^{aB}}\) và (5) nhận 1 giao tử \({X^{Ab}}\) từ (2) → Kiểu gen của (5) là \({X^{Ab}}{X^{aB}} \to \) I đúng
- (4) và (8) không bị cả 2 bệnh nên kiểu gen của (4) và (8) đều là \({X^{AB}}Y\)
- II đúng vì kiểu gen của (6) là \({X^{Ab}}Y\) (6) nhận giao tử \({X^{Ab}}\) từ (3) → (7) có thể có giao tử \({X^{Ab}} \to \) (10) cũng có thể nhận giao tử \({X^{Ab}}\) hay (10) có thể mang alen b.
- III đúng vì xác định được tối đa kiểu gen của 6 người trong các gia đình trên là: (2); (4); (5); (6); (8); (9).
- IV đúng.
Sơ đồ lai của (5) và (6) là: \({X^{Ab}}{X^{aB}} \times {X^{Ab}}Y \to\) nếu có trao đổi chéo xảy ra thì có loại giao tử \({X^{AB}}\) của (5) kết hợp với giao tử Y của (6) con trai có thể không bị bệnh N và M.
- V sai vì: \({X^{Ab}}{X^{aB}} \times {X^{Ab}}Y\)
Ta có sơ đồ lai (5) kết hợp với (6) là: \({X^{Ab}} = {X^{aB}} = 0,4;\,{X^{Ab}} = Y = 0,5\)
\({X^{AB}} = {X^{ab}} = 0,1\)
→ Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là \(\left( {{X^{aB}}{X^{Ab}} + {X^{AB}}{X^{Ab}}} \right) = 0,4.0,5 + 0,1.0,5 = 0,25 = 25\% \)
Vậy có 4 phát biểu đúng.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở:
Một nuclêôxôm được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là:
Xét phép lai AaBbDd x aaBbdd, theo lý thuyết thì đời con có bao nhiêu % số cá thể thuần chủng:
Ở các loài sinh vật lưỡng bội sinh sản hữu tính, mỗi alen trong cặp gen phân li đồng đều về các giao tử khi:
Lai các cây hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ là 3 đỏ : 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ tự thụ. Xác suất cả 3 cây cho đời con toàn hoa đỏ là:
Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), kết quả lai thuận nghịch được mô tả như sau:
- Lai thuận: P: ♀ lá xanh ♂ lá đốm F1 : 100% lá xanh.
- Lai nghịch: P: ♀ lá đốm ♂ lá xanh F1 : 100% lá đốm.
Nếu cho cây của phép lai thuận tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
Hình ảnh dưới đây phản ánh mối quan hệ nào trong quần xã?
Hình vẽ dưới đây nói về một quá trình trong cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử. Đây là quá trình:
Khi cho lai giữa cây thuần chủng thân cao, quả ngọt với cây thân thấp, quả chua, F1 thu được toàn cây thân cao, quả ngọt. Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được: 27 thân cao, quả ngọt : 21 thân thấp, quả ngọt : 9 thân cao, quả chua : 7 thân thấp, quả chua. Biết rằng tính trạng vị quả do một cặp gen quy định, gen nằm trên NST thường. Cho cây F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình thu được ở Fa là:
Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật?
Theo trình tự từ đầu 3’ đến 5’ của mạch bổ sung, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit
Đột biến phát sinh do kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN bởi guanin dạng hiếm (G*) và đột biến gây nên bởi tác nhân 5 - brôm uraxin (5BU) đều làm:
Hậu quả của việc CO2 gia tăng nồng độ khí trong khí quyển là: