Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh M và N ở người; mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 4 và người số 5 không mang alen bệnh M, người số 6 mang cả hai loại alen gây bệnh M và N.
Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu phát biểu sau đấy đúng?
I. Có thể xác định được tối đa kiểu gen của 11 người.
II. Không có đứa con nào của cặp vợ chồng 10 – 11 bị cả 2 bệnh.
III. Xác suất sinh con thứ 3 bị bệnh của cặp 8-9 là 50%.
IV. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng 10 – 11 bị bệnh M thì xác suất đứa thứ 2 bị bệnh M là 1/4.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải của giáo viên
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D. Cặp số 8-9 không bị bệnh sinh con số 12 là gái bị bệnh M → Bệnh M do gen lặn nằm trên NST thường.
Cặp số 8-9 không bị bệnh sinh con số 13 bị bệnh N → Bệnh N do gen lặn quy định.
Vì bài toán cho biết gen quy định hai bệnh cũng nằm trên một NST → Cả hai bệnh đều do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước: a quy định bệnh M; b quy định bệnh N; Các alen trội A và B không quy định bệnh.
Theo bài ra, người số 5 có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{Ab}}\); người số 6 có kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}\) hoặc \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\).
→ Người số 11 có kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{Ab}}\) hoặc \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\).
Người (1) có kiểu gen \(\frac{{\underline {ab} }}{{ab}}\); (8) có kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}\) → Người số 2 có kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{aB}}\).
Người số 4 có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{Ab}}\). Người số 7 bị bệnh M nên có kiểu gen \(\frac{{\underline {aB} }}{{ab}}\).
Người số 3 bị bệnh M và có con bị bệnh N nên kiểu gen của người số 3 là \(\frac{{\underline {aB} }}{{ab}}\).
Người số 10 có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{ab}}\). Người số 9 có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\).
Người số 12 có kiểu gen \(\frac{{\underline {aB} }}{{ab}}\). Người số 13 có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{ab}}\). → I đúng.
II đúng. Vì người số 10 có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{ab}}\), người số 11 có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{Ab}}\) hoặc \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\).
→ Cặp 10 – 11 không thể sinh con bị cả 2 bệnh do có hiện tượng liên kết gen.
III đúng. Vì người số 8 có kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}\); Người số 9 có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\).
→ Sinh con bị bệnh với xác suất 50%.
IV đúng. Đứa đầu lòng bị bệnh M → Kiểu gen cặp vợ chồng 10 -11 là \(\frac{{\underline {Ab} }}{{ab}} \times \frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\)
Xác suất đứa con thứ 2 bị bệnh M là 1/2 x 1/2 = 1/4.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 360C, B = 780C, C = 550C, D = 830C, E = 440C. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A + T)/ tổng nuclêôtit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.
II. Trồng cây gây rừng.
III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy.
Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM khác nhau chủ yếu ở pha nào?
Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 3?
Trong số các quần thể sau đây, có bao nhiêu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền?
Quần thể 1: 0,5 AA : 0,5 Aa.
Quần thể 2: 0,5 AA : 0,5 aa.
Quần thể 3: 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa.
Quần thể 4: 0,25 AA : 0,5 Aa :0,25 aa.
Trong ống tiêu hoá của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật
Ở một loài chim , trong kiểu gen có mặt cả hai gen A và B quy định kiểu hình lông đen, chỉ có mặt một trong hai gen trội A và B quy định kiểu hình lông xám, không có mặt cả hai gen trội quy định kiểu hình lông trắng. Alen D quy định đuôi dài, alen d quy định đuôi ngắn. Khỉ cho (P) nòi chim lông đen, đuôi dài thuần chủng làm bố giao phối với nòi chim lông trắng, đuôi ngắn thu được . Cho con cái tiếp tục giao phối với lông trắng, đuôi ngắn ; thu được kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. Có bao nhiêu phép lai (P) phù hợp với kết quả trên?
(1) \({\rm{AA}}\frac{{{\rm{BD}}}}{{{\rm{bd}}}} \times {\rm{aa}}\frac{{{\rm{bd}}}}{{{\rm{bd}}}}\) (2) \({\rm{AA}}\frac{{{\rm{BD}}}}{{{\rm{bd}}}} \times {\rm{aa}}\frac{{{\rm{bd}}}}{{{\rm{bd}}}},{\rm{f}} = 50\% \)
(3) \({\rm{AA}}{{\rm{X}}^{{\rm{BD}}}}{{\rm{X}}^{{\rm{BD}}}} \times {\rm{aa}}{{\rm{X}}^{{\rm{bd}}}}{\rm{Y}}\) (4) \({{\rm{X}}^{\rm{A}}}{{\rm{X}}^{\rm{A}}}\frac{{{\rm{BD}}}}{{{\rm{BD}}}} \times {{\rm{X}}^{\rm{a}}}{\rm{Y}}\frac{{{\rm{bd}}}}{{{\rm{bd}}}}\)
Số alen của gen I, II, III lần lượt là 5, 3 và 7. Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen là:
Đây là hai ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở hai người :
Khẳng định nào sau đây là đúng về hai người mang bộ nhiễm sắc thể này?
Hình ảnh dưới đây minh họa cho kì nào của quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật?
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?
Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, phép lai AABB x AABb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
Trong số các ý sau đây về hiện tượng gen đa hiệu:
1. Gen đa hiệu là hiện tượng một gen quy định nhiều tính trạng.
2. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu có thể là do một gen mã hóa nhiều phần tử chuỗi pôlipeptit khác nhau.
3. Gen đa hiệu góp phần giải thích cơ sở khoa học của ưu thế lai.
4. Người ta thường phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn bằng phương pháp lai phân tích.
5. Gen đa hiệu giúp giải thích hiện tượng biến dị tương quan.
Số ý đúng là: